Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 01/08/2024 380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội
Không gian 
phân tách cứng 
Phân tách rạch ròi bởi tuyến 
đường, kênh nước, và đã 
được xác định chức năng sử 
dụng đất 
Nằm chủ yếu trong các phân 
khu thuộc khu vực nội đô mở 
rộng. 
Không gian đan 
xen hỗn hợp 
Không xác định được tuyến 
phân tách cụ thể, có biểu 
hiện đan xen lẫn nhau 
Nằm chủ yếu trong các phân 
khu thuộc khu vực nội đô mở 
rộng. 
1.3. Các nghiên cứu về gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá 
1.3.1. Nghiên cứu vĩ mô về định hướng phát triển khu vực dân cư làng 
xóm đô thị hoá 
1.3.2. Nghiên cứu về kiểm soát và khuyến khích sự chuyển đổi kinh tế - 
xã hội từ nông nghiệp sang đô thị 
7 
1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi môi trường tự nhiên và môi trường xây 
dựng 
1.3.4. Nghiên cứu về sử dụng đất trong các khu vực ven đô thị 
1.3.5. Nghiên cứu về khai thác áp dụng các giá trị kiến trúc cảnh quan vào 
từng đối tượng độc lập 
Có thể thấy, tính tương tác, cùng vận động của hai đối tượng (làng 
xóm và khu đô thị mới) chưa được đề cập nghiên cứu. Do vậy, việc kế 
thừa các kết quả đã đạt được từ các nghiên cứu trước cần được xem xét 
để từ đó đưa ra các vận dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu. 
1.4. Các vấn đề tập trung nghiên cứu 
Các vấn đề tổng quan và thực trạng về mối quan hệ giữa khu đô thị 
mới và làng xóm đô thị hoá, cho thấy nội dung nghiên cứu cần tập trung 
vào các khía cạnh: 
- Nghiên cứu về gắn kết cấu trúc không gian cho hoạt động kinh tế- xã 
hội và bảo vệ môi trường 
- Nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết về kiến trúc cảnh quan 
- Đề xuất các định hướng quản lý tổ chức không gian gắn kết 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 
 GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ 
2.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian gắn kết 
2.1.1. Đô thị hóa và yêu cầu gắn kết không gian trong phát triển đô thị 
bền vững 
- Gắn kết không gian và phát triển kinh tế 
- Gắn kết không gian và tổ chức xã hội 
- Gắn kết không gian hạn chế tác động tới môi trường 
Các thành tố phát triển bền vững được nghiên cứu, chỉ rõ giá trị tích 
cực về thúc đẩy kinh tế - chuyển đổi nghề nghiệp, cố kết các tổ chức xã 
hội theo hướng công bằng và hài hòa về lợi ích, phát huy các giá trị sinh 
thái tự nhiên, nhằm mang lại sự gắn kết các chức năng trong đô thị. 
2.1.2. Xu hướng gắn kết trong lý luận quy hoạch đô thị hiện đại 
- Tính gắn kết trong những lý luận về đô thị học. 
8 
- Tính gắn kết trong những mô hình quy hoạch. 
2.1.3. Yếu tố gắn kết trong lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh 
quan 
- Gắn kết thẩm mỹ và cảm thụ trong tổ chức không gian. 
- Gắn kết công năng trong tổ chức không gian. 
- Gắn kết yếu tố thời gian trong tổ chức không gian. 
2.2. Cơ sở pháp lý 
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật 
- Hệ thống Luật: luật Đất đai (số 45/2013/QH13), luật Xây dựng (số 
50/2014/QH13), luật Quy hoạch đô thị (số 30/2009/QH12), luật Bảo vệ 
môi trường (số 55/2014/QH13), Luật Thủ đô (số 25/2012/QH13) 
- Các văn bản dưới Luật: Nghị định số 11/2013/ NĐ-CP; Nghị định số 
38/2010/ NĐ-CP; Thông tư số 19/2010/ TT-BXD. 
2.2.2. Văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch xây dựng phát triển Thủ 
đô Hà Nội 
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chung xây 
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 
- Quy hoạch phân khu các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch 
chung xây dựng thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 
- Lập và quản lý xây dựng theo các quy hoạch chi tiết 
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 
- Điều kiện tự nhiên 
- Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư 
2.4. Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng không gian giữa 
khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa 
Các nhu cầu về bổ sung chức năng hoàn thiện cấu trúc đô thị. 
Bày tỏ quan điểm về đặc điểm kiến trúc xây dựng công trình. 
Bày tỏ thái độ, quan điểm về sử dụng không gian ngoài nhà. 
Hiểu biết và quan điểm về biến đổi cảnh quan và môi trường khu vực. 
Vai trò của cộng đồng trong phát triển khu vực. 
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức không gian gắn kết bền vững 
9 
2.4.1. Gắn kết khu dân cư hiện hữu với mở rộng đô thị - trường hợp 
nghiên cứu tại thành phố Manila - Philippines 
2.4.2. Thiết lập không gian chia sẻ tại Yusuf Sarai – Delhi - Ấn Độ 
2.4.3. Khai thác kinh tế văn hoá từ thiết lập không gian chuyển tiếp tại 
Làng đô thị hoá Zumiao Donghuali – Phật Sơn – Trung Quốc 
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 
GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ 
3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian gắn kết 
3.1.1. Quan điểm 
- Phát huy các nội lực kinh tế của khu vực. 
- Nâng cao chất lượng sống, bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư. 
- Hài hoà với điều kiện môi trường tự nhiên. 
- Gắn kết các nhân tố tạo lập không gian, gồm: i) Gắn kết nhân tố 
thẩm mỹ trong tổ chức không gian; ii) Gắn kết công năng sử dụng trong 
tổ chức không gian; iii) Gắn kết không gian và thời gian. 
3.1.2. Nguyên tắc 
- Nhất quán với các quy hoạch xây dựng tổng thể 
- Phù hợp với mục tiêu phát triển 
- Đa dạng và tương hỗ trong phân bố chức năng 
- Giàu bản sắc trong hình thái không gian kiến trúc – cảnh quan 
- Linh hoạt trong các chỉ tiêu sử dụng đất và kiểm soát đầu tư 
3.2. Xác định đặc trưng và phân loại không gian gắn kết 
3.2.1. Đặc trưng không gian gắn kết 
Giới hạn không gian gắn kết: i) Về độ rộng, không gian gắn kết bao 
trùm lên toàn bộ khu vực có biểu hiện biến động xen lẫn nhau giữa khu 
đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.; ii) Về độ dài, không gian được xác 
định theo giới hạn quy hoạch của làng xóm đô thị hoá, có kết nối thuận 
tiện từ trọng tâm kết nối. 
Vai trò của không gian gắn kết: i) Khớp nối các hình thái không gian 
khác nhau; ii) Đồng bộ hóa hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật; iii) Thúc 
10 
đẩy phát triển kinh tế khu vực. 
Tính chất của không gian gắn kết: i) Tính chất liên kết không gian; ii) 
Tính chất kết nối hoạt động; iii) Tính chất hài hoà và thống nhất với định 
hướng phát triển chung; iv) Tính chất đặc trưng 
Chức năng trong không gian gắn kết: Phân bố theo 2 nhóm chính: 1) 
Nhóm chức năng bổ sung hoàn chỉnh cấu trúc đô thị: công cộng, cây 
xanh; 2) Nhóm chức năng bố trí tạo động lực phát triển: thương mại dịch 
vụ, sản xuất, nhà ở hỗn hợp và đường giao thông. 
3.2.2. Phân loại không gian gắn kết 
Không gian gắn kết mềm: Áp dụng nghiên cứu tại các phân khu đô thị 
thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng 
Không gian gắn kết cứng: Áp dụng tại các phân khu đô thị thuộc khu 
vực nội đô mở rộng. 
Không gian gắn kết đan xen, hỗn hợp: Áp dụng tại các phân khu đô 
thị thuộc khu vực nội đô mở rộng 
3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết 
3.3.1. Mô hình tổng quát không gian gắn kết 
Hạt nhân gắn kết được 
hình thành trên cơ sở phát 
triển, bổ sung hạ tầng xã hội, 
được kết hợp với tổ chức 
không gian mở, nút giao đi bộ. 
Vùng không gian gắn kết 
chuyển tiếp giữa cảnh quan 
làng xóm đô thị hóa và khu đô 
thị mới, khai thác chủ yếu về 
các chức năng thương mại 
dịch vụ phù hợp với tập quán 
và chuyển đổi nghề nghiệp. 
Hình3.3.Mô hình tổng quát khônggian gắn kết 
Hình thái gắn kết chú trọng vào sự hài hoà về kiến trúc công trình, 
11 
khai thác các đặc trưng tập quán hiện có tạo lập không gian chuyên đề, 
mang bản sắc riêng. 
3.3.2. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm. 
Cấu trúc chức năng: Nhóm chức năng đất đai bổ sung hoàn chỉnh cấu 
trúc đô thị gồm đất công cộng, cây xanh nhằm đáp ứng cấu trúc đô thị của 
làng xóm hiện hữu và đảm bảo phục vụ toàn khu vực. Nhóm chức năng 
tạo động lực phát triển gồm thương mại- dịch vụ - sản xuất, nhà ở hỗn 
hợp và giao thông tạo lập tính liên kết chặt, tạo cơ hội cho các hoạt động 
sinh kế của người dân. 
Hình thái không gian: Phát triển theo các liên kết “ngang” trực tiếp 
gắn kết khu đô thị mới 
với làng xóm đô thị 
hoá và chuyển hóa 
mềm hình thái đô thị - 
nông thôn bám theo 
tuyến giao thông kết 
nối trực tiếp khu đô thị 
mới và làng xóm đô thị 
hóa. 
3.3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng 
Cấu trúc chức 
năng: Nhóm chức năng 
đất đai bổ sung, hoàn 
chỉnh cấu trúc đô thị 
gồm khu đất bố trí các 
công trình hạ tầng xã 
hội phục vụ toàn khu 
vực. Nhóm chức năng 
tạo động lực phát triển 
gồm các chức năng về 
Hình 3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm 
Hình 3.5. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng 
12 
thương mại- dịch vụ và nhà ở hỗn hợp, hình thành kết hợp với các công 
trình công cộng tạo động lực hình thành tuyến gắn kết chính. 
Hình thái không gian: được hình thành dọc tuyến, trên cơ sở tuyến 
giới hạn phân định giữa khu đô thị mới với làng xóm đô thị hoá. 
3.3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết đan xen hỗn hợp 
Cấu trúc chức 
năng: Nhóm chức 
năng đất đai bổ sung, 
hoàn chỉnh cấu trúc 
đô thị gồm các chức 
năng công cộng cấp 
nhóm ở, các sân chơi 
nhỏ nhằm nâng cao 
điều kiện sống cho 
người dân. Nhóm 
chức năng tạo động 
lực phát triển bổ trợ tạo lập tính gắn kết và cải thiện môi trường sống, 
thuận tiện kết nối tới các khu vực chức năng đô thị khác. 
Hình thái không gian: Thiết lập vùng có kiểm soát xu hướng chuyển 
hoá từ hình thái đô thị sang hình thái làng xóm về khối tích, tầng cao. 
3.4. Giải pháp tổ chức không gian gắn kết 
3.4.1. Các nhóm giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 
3.4.1.1. Giải pháp 1. Cơ cấu phân bố chức năng 
Nhóm chức năng bổ sung hoàn chỉnh cấu trúc đô thị được bố trí phù 
hợp với tiêu chí về : 1) Cân đối quỹ đất với nhu cầu sử dụng; 2) Khai thác 
bảo vệ các đặc trưng hiện có; 3) Có vai trò tạo trọng tâm gắn kết; 4) Đảm 
bảo phạm vi phục vụ; 5) Cấu thành liên kết giao thông. 
Nhóm chức năng tạo động lực phát triển được bố trí phù hợp với tiêu 
chí về: 1) Đảm bảo khả năng phát triển kinh tế khu vực, tạo nguồn tài 
Hình 3.6. Mô hình cấu trúc k.gian gắn kết hỗn hợp 
13 
chính cho đầu tư xây dựng ; 2) 
Phù hợp với đặc điểm tập quán, 
lối sống của các tổ chức xã hội; 
3) Cân đối quỹ đất với nhu cầu 
sử dụng; 4) Đảm bảo công 
năng sử dụng đa dạng; 5) Có 
vai trò tạo trọng tâm gắn kết; 6) 
Cấu thành liên kết giao thông; 
7) An toàn trong sử dụng 
a) Áp dụng giải pháp vào tổ 
chức không gian gắn kết mềm: 
Nhóm chức năng bổ sung hoàn 
thiện cấu trúc đô thị được xác 
định phân bố ở cấp độ khu vực, 
hoàn thiện cấu trúc đô thị của làng xóm. Nhóm chức năng tạo động lực 
phát triển gồm thương mại -dịch vụ, sản xuất, nhà ở hỗn hợp được phân 
bố tại những địa điểm có thuận lợi về không gian và khả năng tiếp cận. 
Các tuyến đường giao thông được thiết lập bổ trợ, tạo lợi thế về địa điểm 
cho những chức năng thương mại dịch vụ. 
b) Áp dụng giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết cứng: Nhóm 
chức năng bổ sung hoàn thiện cấu trúc đô thị là một số công trình hạ tầng 
xã hội ở quy mô cấp khu vực. Các khu vực cây xanh sân chơi được bổ 
sung theo cấp nhóm ở và khai thác các không gian mở của công trình cao 
tầng khu đô thị mới. Nhóm chức năng tạo động lực phát triển gồm thương 
mại dịch vụ, nhà ở hỗn hợp được tạo điều kiện phát triển trên cơ sở hiện 
có. Cải thiện, tăng cường hiệu quả quỹ đất giao thông hỗ trợ phát triển 
kinh tế địa phương. 
c) Áp dụng giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp: Nhóm 
chức năng bổ sung hoàn thiện cấu trúc đô thị chủ yếu là công cộng cấp 
nhóm ở. Chức năng cây xanh được phân tán sử dụng kết hợp trong các 
Hình 3.7. Điều kiện tác động tới phân 
bố đất đai của không gian gắn kết 
14 
chức năng khác. Nhóm chức năng tạo động lực phát triển chủ yếu là 
thương mại dịch vụ, nhà ở hỗn hợp cải tạo, tái thiết trên cơ sở hiện có. 
Mở rộng hợp lý quỹ đất giao thông hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực. 
3.4.1.2. Giải pháp 2. Tổ chức mạng lưới kết nối giao thông 
a) Mạng lưới kết nối giao thông khép kín và liên hoàn 
- Đa dạng hóa các 
cấp độ đường giao thông 
- Đa dạng và kiểm 
soát các loại hình 
phương tiện giao thông. 
- Mở rộng cải tạo 
ngõ, đường nhánh tiếp 
cận tới tuyến trục chính. 
b) Phát triển tuyến giao thông tốc độ thấp 
- Hạn chế hoặc khống 
chế có thời hạn phương 
tiện cơ giới. 
- Phù hợp và khuyến 
khích tạo lập môi trường 
thương mại dịch vụ 
- Kết hợp kiến trúc 
cảnh quan tạo lập hình 
ảnh đặc trưng 
c) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết 
- Không gian gắn kết mềm: 1) Mạng khép kín phát triển từ trục liên 
kết trực tiếp giữa hai khu vực, chú trọng bố trí các điểm dừng xe đảm bảo 
quy mô dân số toàn khu vực; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp gắn trên 
Hình 3.8. Cấu trúc mạng lưới kết nối giao thông 
Hình 3.9. Yếu tố tác động tới tổ chức tuyến 
giao thông tốc độ thấp 
15 
trục liên kết chính thông qua việc phân làn cứng xe ô tô, mở rộng vỉa hè, 
thu hẹp lòng đường, khống chế cảnh quan kiến trúc. 
- Không gian gắn kết cứng: 1) Mạng khép kín được phát triển từ trục 
phân tách khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa với mạng lưới đường 
hiện có, mở rộng sử dụng kết hợp hợp lý nhiều điểm dừng đỗ xe trong 
không gian mở, công trình công cộng, tạo lập không gian đấu mối giao 
thông; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp được xác lập bởi các thiết kế cải 
tạo không gian vỉa hè dọc tuyến giao thông đô thị kết hợp với không gian 
mở, khống chế khối tích xây dựng. 
- Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Mạng giao thông khép kín hình 
thành trên cơ sở cải tạo mở rộng mạng lưới đường hiện có, cho phép đa 
dạng phương tiện giao thông; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp hình thành 
độc lập gần về phía làng xóm đô thị hóa, hạn chế phương tiện giao thông 
cơ giới, mặt cắt hạn chế tạo lập khác cốt, kết hợp với các đặc điểm cảnh 
quan kiến trúc bản địa. 
3.4.1.3. Giải pháp 3. Kiểm soát kiến trúc công trình 
a) Thiết lập chuyển tiếp về chiều cao xây dựng 
- Tuyến cắt 
ngang, 1) Nâng 
tầng các công trình 
phía làng xóm mở 
rộng; 2) Hạn chế 
xây dựng công 
trình quá cao bên 
phía khu đô thị 
mới. 
- Tuyến cắt dọc, chiều cao công trình xây dựng có xu hướng đồng đều 
và hài hòa giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. 
b) Thiết kế hợp khối và tách khối công trình xây dựng 
- Hợp khối: 1) Hợp khối công trình xây dựng trên mặt bằng, chịu kiểm 
Hình 3. 10. Mô hình chuyển tiếp về chiều 
cao xây dựng 
16 
soát về khoảng lùi, 
khoảng đua; 2) Hợp 
khối trên bình diện 
đứng, phân vị tầng, 
chiều cao, ngôn ngữ 
kiến trúc. 
- Tách khối: 1) 
Tách khối trên bình 
diện nền thông qua 
việc hạn chế xây 
dựng các dãy công trình quá dài; 2) Tách khối trên bình diện đứng tạo 
phân vị theo chiều dọc cho công trình quá dài và phân vị ngang đối với 
các công trình quá cao. 
c) Bảo vệ và khai thác các giá trị kiến trúc đặc trưng 
- Bảo vệ cục bộ thông qua các quy định, hạn chế sửa chữa thay thế 
mới; thiết lập vùng cảnh quan đệm đối với những khu vực có giá trị văn 
hóa, tín ngưỡng. 
- Khai thác không gian văn hóa, tín ngưỡng. Thiết lập không gian cho 
các hoạt động tín ngưỡng của người dân trong khu vưc; 
d) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết 
Không gian gắn kết mềm: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có xu hướng 
thấp dần về phía làng xóm hiện có, tuyến cắt dọc đồng đều tại trục giao 
thông và thấp dần về phía không gian mở; 2) Hợp khối các công trình dọc 
tuyến, tách khối đứng theo các công trình cao tầng; 3) Lập vùng bảo vệ 
khống chế về mật độ và tầng cao. 
Không gian gắn kết cứng: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có xu hướng 
đồng đều về tầng cao trong phạm vi không gian nghiên cứu, tuyến cắt dọc 
có xu hướng nâng lên tại vị trí trọng tâm gắn kết; 2) Hợp khối các công 
trình bên phía làng xóm, tách khối, tạo phân vị ngang áp dụng cho các 
công trình bên phía khu đô thị mới; 3) Bảo tồn chỉnh trang cục bộ các 
Hình 3.11. Chuyển tiếp khối tích xây dựng công trình 
17 
công trình có giá trị lịch sử. 
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có chiều 
cao đồng nhất, theo tuyến cắt dọc được nâng lên tại trục kết nối; 2) Hợp 
khối các công trình gần về khía khu đô thị mới và tách khối các công 
trình gần về phía làng xóm đô thị hóa; 3) Bảo tồn đặc trưng không gian 
cục bộ, tránh tạo lập sự tương phản. 
3.4.1.4. Giải pháp 4. Tổ chức không gian mở có tính gắn kết 
a) Tổ chức không gian mở chia sẻ nhiều hoạt động. 
- Không gian sử 
dụng giao thoa, phi 
tầng bậc 
- Chia sẻ không 
gian cho hoạt động 
thiết yếu, như dừng 
đỗ xe, điểm vui 
chơi, tập luyện thể 
thao. 
b) Thiết lập tính đa dạng cho không gian gắn kết 
- Đặc tính đa dạng đáp 
ứng các hoạt động khác 
nhau trong cùng một thời 
điểm. 
- Đặc tính đa dạng đáp 
ứng hoạt động trong 
những khoảng thời gian 
khác nhau. 
Hình 3.13. Tổ chức đa dạng hoạt động trên không 
gian gắn kết 
c) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết 
Không gian gắn kết mềm: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội cấp khu vực và hoạt động thiết yếu bố 
trí hỗn hợp trong công trình công cộng, thương mại dịch vụ; 2) Xác lập 
Hình 3.12. Khai thác không gian mở chia sẻ nhiều 
hoạt động 
18 
đặc tính đa dạng trong không gian thương mại- dịch vụ và công cộng. 
Không gian gắn kết cứng: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội đan xen 2 bên khu vực, và Chia sẻ 
hoạt động thiết yếu trong không gian mở; 2) Xác lập đặc tính đa dạng 
nhiều hoạt động trên không gian vỉa hè, tạo sự sôi động, Hạn chế chia nhỏ 
không gian, phân chia nhiều cốt cao độ khác nhau. 
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
cây xanh, không gian mở, kết hợp với thương mại dịch vụ và chia sẻ hoạt 
động thiết yếu trong khai thác không gian mở, không gian trống; 2) Xác 
lập đặc tính đa dạng nhiều hoạt động khai thác vào không gian tốc độ 
thấp. 
3.4.2. Hướng giải pháp về quản lý xây dựng đô thị 
- Giải pháp về quản lý giới hạn lập quy hoạch: i)Xác định ranh giới 
nghiên cứu gồm: 1)Ranh giới xác lập khu vực trọng điểm can thiệp; 2) 
Ranh giới xác lập khu vực chịu ảnh hưởng; ii) Xác định ranh giới lập quy 
hoạch theo ranh giới nghiên cứu 
- Giải pháp về kiểm soát phát triển không gian gắn kết theo quy 
hoạch: i) Chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc được vận dụng linh hoạt giải 
quyết nội dung hoàn thiện cấu trúc đô thị ở mô hình tổng quát; ii) Thống 
nhất cấp thẩm quyền về công tác lập, phê duyệt quy hoạch; iii) Kiểm soát 
các chỉ tiêu quy hoạch theo các phân vùng nghiên cứu. 
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng 
Đổi mới phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng: i) 
Áp dụng phương pháp thực hiện quy hoạch “đáp ứng nhu cầu” lồng ghép 
từ phương pháp quy hoạch “từ dưới lên” với “từ trên xuống”; ii) Áp dụng 
lập các quy hoạch chiến lược 
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong kiểm soát phát triển không 
gian: i) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các nhà đầu tư vào 
quá trình lập quy hoạch từ những bước ban đầu; ii) Xây dựng cơ chế tạo 
điều kiện cho người dân tham gia trong phát triển không gian 
19 
3.5. Tổ chức không gian gắn kết điểm dân cư đô thị hoá làng Cót với 
các khu đô thị mới tại Quận Cầu Giấy 
3.5.1. Thực trạng phân tách không gian và nhu cầu phát triển 
Thực trạng phân tách không gian: Biểu hiện phân tách rõ rệt qua hoạt 
động sử dụng, môi trường xã hội, những đặc điểm về kiến trúc – cảnh 
quan. 
Nhu cầu phát triển: Nhu cầu chính qua khảo sát xã hội học gồm: 
1)Nhu cầu sử dụng không gian thân thiện, đảm bảo môi trường. 2) Nhu 
cầu về đảm bảo ổn định đời sống. 3) Nhu cầu về phát triển kinh tế hộ gia 
đình. 4) Nhu cầu về sân chơi cho trẻ nhỏ và người già. 
3.5.2. Áp dụng mô hình và giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết 
3.5.2.1. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết 
Định hướng không gian: Áp dụng mô hình tổ chức không gian gắn kết 
cứng và không gian gắn kết hỗn hợp. 
Hình thái không gian: Chuyển hoá từ hình thái đô thị sang hình thái 
làng xóm về khối tích, tầng cao. Tuyến trục không gian khai thác các giá 
trị văn hoá, tập quán, thói quen tạo lập các chuyên đề đảm bảo sự sôi 
động liên tục. 
3.5.2.2. Các giải pháp tổ chức không gian gắn kết 
Cơ cấu và phân bố đất đai: Xác định các quỹ đất cho chức năng c

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_gan_ket_giua_khu_do_thi_m.pdf