Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu
thủy sản; hệ thống giao thông; hệ thống thủy lợi; quy hoạch và kiến trúc. 2.3.2. Điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu vùng duyên hải Bắc bộ Vùng DHBB được hình thành do phù sa bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm địa chất, thủy văn được hình thành từ các thềm phù sa cổ đến các bãi bồi có cao trình khoảng 1-2 m ra đến các bãi triều. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1800-2200mm. Giờ nắng từ 1.400-3.000giờ/năm. Nhiệt độ trung bình: 20- 260C. Độ ẩm trung bình: 80-90%. 2.3.2.4. Đặc điểm địa hình vùng duyên hải Bắc bộ - Khu vực đất cửa sông: Địa hình cửa sông châu thổ (cửa lồi) gồm các doi cát, cồn cát cửa sông được bồi đắp kéo dài song song với đường bờ biển thường có độ cao từ 1-2m so với mặt nước biển, độ cao trung bình khu vực đất cửa sông châu thổ (cửa lồi) khoảng 0,75m so với mặt nước biển (hình 2.1). - Khu vực đất bãi bồi ven biển: Có độ cao khoảng 1-2m so với mực nước biển. nhiều khu vực đất canh tác vẫn có độ cao thấp hơn so với mặt nước biển (hình 2.2). Hình 2.5. Mặt cắt ngang địa hình khu vực đất cửa sông Hình 2.6. Mặt cắt ngang địa hình khu vực ven biển 9 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ Quá trình BĐKH, NBD sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng DHBB theo hướng thích ứng, chuyển canh tác nông nghiệp trồng trọt kết hợp với đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thành chuyên nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Từ đó, KGKTNONT vùng DHBB cũng phải biến đổi theo để đáp ứng điều kiện sản xuất kinh tế nông nghiệp. 2.3.4. Tác động của văn hóa, xã hội Văn hóa làng vùng DHBB nói riêng, vùng đồng bằng sông Hồng nói chung là một hệ thống các quan niệm, chuẩn mực, hành vi được hình thành trong quá trình tổ chức cuộc sống, chinh phục, chế ngự thiên nhiên và chống ngoại bang của người dân. Văn hóa được hình thành từ lao động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, nghề thủ công, buôn bán và được hình thành trên văn hóa cộng đồng làng xã, dòng tộc, gia đình, văn hóa phường, hội. 2.3.5. Nhu cầu về xây dựng nhà ở Các nhu cầu tiện nghi trong công năng ngôi nhà mới (khu vệ sinh, phòng ngủ, bếp nấu khí ga hay điện, kho đồ đạc, nông sản,...) cũng phải được đáp ứng, chính vì vậy mà nhu cầu thiết kế hợp lý ngôi nhà, khuôn viên xung quanh nó cũng là đòi hỏi của người dân. 2.3.6. Giá trị về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống vùng duyên hải Bắc bộ như một đơn vị cân bằng sinh thái thích ứng với tự nhiên Khuôn viên và NONT truyền thống có thể coi như một đơn vị cân bằng sinh thái, được xem như là một chu trình khép kín. Đó là đào ao lấy đất đắp nền nhà, nạo vét bùn ao làm nền vườn để trồng cây, ao phục vụ nhằm mục đích dung hòa hệ sinh thái, chứa nước mưa và nuôi cá, thả bèo nuôi lợn, lấy nước tưới vườn. 2.3.7. Các yếu tố công nghệ kỹ thuật xây dựng, vật liệu trong xây dựng nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu Nhà ở nông thôn thích ứng với BĐKH, NBD cần sử dụng công nghệ kỹ thuật xây dựng phù hợp với trình độ lao động và thu nhập của người dân. Vật liệu xây dựng NONT thích ứng với BĐKH, NBD phải đảm bảo sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, các vật liệu có khả năng chống gió bão, chịu được độ mặn, ăn mòn, thích ứng với NBD. 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.4.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới 1/ Bài học tổ chức không gian làng: Dựa vào hệ sinh thái đã có kết hợp các giải pháp quy hoạch không gian gắn với công nghệ tiên tiến để chế ngự và thích ứng chung sống với thiên nhiên; 2/ Bài học tổ chức khuôn viên: Đáp ứng yêu cầu ăn ở, sinh hoạt và phát triển kinh tế thích ứng theo từng giai đoạn BĐKH, NBD; 3/ Bài học tổ chức ngôi nhà ở: Không gian ở phù hợp với các yêu cầu nhà ngập nước; 4/ Bài học về giải 10 pháp thi công, kết cấu, vật liệu xây dựng: Giải pháp thi công hiện đại bằng các công nghệ tiên tiến như nhà tiền chế, cấu tạo từ những tấm ghép được làm sẵn từ nhà máy, lắp đặt xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí; 5/ Bài học tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng: Sử dụng điện gió, điện mặt trời; sử dụng các công nghệ năng lượng mặt trời để biến nước mặn thành nước ngọt; sử dụng nước mưa hiệu quả; tái chế hiệu quả rác thải, phân loại các loại rác thải ngay từ đầu nguồn thải. 2.4.2. Bài học kinh nghiệm từ các vùng ven biển Việt Nam Nhà ở thích ứng với kiểu nước nổi, nhà ven sông đặt trên các cọc gỗ, vật liệu tự nhiên như dừa nước, gỗ khai thác từ rừng đước ngập nước. Mái nhà được lợp rơm rạ dày, nhà ở làm nền cao và có gác lửng để sử dụng khi ngập lụt. Kinh nghiệm quai đê lấn biển, trồng cây chắn sóng, đào kênh mương tiêu nước, đào ao hồ điều hòa nước mặt và khi ngập lũ, NBD. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1.1. Quan điểm Luận án đề xuất 04 quan điểm như sau: 1/ Cần gắn liền với phân vùng sinh thái tự nhiên, gắn liền với các mô hình sản xuất kinh tế ven biển nhằm khai thác tối đa giá trị cảnh quan tự nhiên và sẵn sàng thích ứng khi BĐKH, NBD xảy ra; 2/ Cần dùng chính điều kiện tự nhiên đã có để thích ứng với tự nhiên, cụ thể có những khu vực cần phải chung sống với ngập nước khi NBD, chỉ dùng đê “mềm”; một số khu vực có thể dùng đê bao “cứng” để ngăn NBD; 3/ Lựa chọn tối ưu các giải pháp công nghệ xây dựng, vật liệu thân thiện và các giải pháp tiết kiệm, tái tạo năng lượng trong xây dựng nhà ở; 5/ Cần phải dựa vào cộng đồng dân cư trên cơ sở tạo lập sinh kế và nâng cao tính chủ động, tích cực thích ứng với BĐKH, NBD của người dân. 3.1.2. Nguyên tắc Luận án đề xuất 06 nguyên tắc như sau: 1/ Khai thác tối đa các giá trị cảnh quan tự nhiên để lựa chọn địa điểm xây dựng phát triển không gian cư trú dân cư ven biển; 2/ Sử dụng các loại hình đê “mềm” ngăn nước biển xâm thực, gió bão, triều cường như trồng rừng phòng hộ, rừng nước mặn, cây chắn sóng,... Sử dụng hệ thống hồ điều hòa nước mặt. 3/ Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng môi trường cư trú; 4/ Đảm bảo gắn kết giữa KGKTNO và các không gian sản xuất kinh tế nông 11 nghiệp trên cơ sở phù hợp với hệ sinh thái môi trường tự nhiên ngập nước; 5/ Đảm bảo giải pháp công nghệ xây dựng phù hợp và khai thác sử dụng vật liệu xây dựng tại địa phương, thân thiện với môi trường và có khả năng thích ứng với BĐKH; 6/ Đảm bảo cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lựa chọn giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật; giải pháp quản lý, phát triển KGKTNONT. 3.2. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.2.1. Lựa chọn nhóm tiêu chí Lựa chọn 04 nhóm tiêu chí: 1/ Nhóm tiêu chí quy hoạch không gian làng; 2/ Nhóm tiêu chí không gian kiến trúc nhà ở; 3/ Nhóm tiêu chí kỹ thuật xây dựng và vật liệu; 4/ Nhóm tiêu chí hạ tầng kỹ thuật. 3.2.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD, gồm 04 nhóm tiêu chí và 23 tiêu chí thành phần (bảng 3.1). Bảng 3.2. Hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD TT Nhóm tiêu chí Tiêu chí Mục tiêu cần đạt được I Nhóm tiêu chí quy hoạch không gian làng 1. Lựa chọn vị trí, địa điểm xây dựng ĐDCNT mới - Phù hợp với địa hình, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, an toàn vệ sinh môi trường và an ninh quốc phòng. - Phù hợp với loại hình sản xuất nông nghiệp và điều kiện dịch vụ công cộng. - Cần bố trí tại các khu đất cao bên cạnh các làng hiện hữu, đảm bảo kết nối hạ tầng và sử dụng tối đa các không gian công cộng đã có. - Phù hợp với định hướng quy hoạch chung. 2. Không gian sinh hoạt cộng đồng kết hợp cứu hộ, cứu nạn - Đảm bảo 100% làng có nhà sinh hoạt cộng đồng. - Bảo đảm không gian sinh hoạt văn hóa thể thao. - Nhà sinh hoạt cộng đồng phải đảm bảo đủ khả năng chống gió bão, ngập lụt, ... nhằm sử dụng làm nơi cứu hộ, cứu nạn khi có thảm họa xảy ra. 3. Khu dân cư - Đạt chuẩn mới của Bộ Xây dựng ban hành: Không có nhà tạm, nhà dột nát, có khả năng sử dụng trên 50 năm để thích ứng với BĐKH, NBD. - Đảm bảo 100% nhà kiên cố chịu được gió, bão trên cấp 12 và nước biển dâng cao 1m. - Mật độ xây dựng trong khu dân cư không vượt quá 35% để xanh hóa môi trường. 12 4. Không gian cây xanh, mặt nước. - Trồng thêm cây xanh trong các hộ gia đình: Cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây chắn gió bão. - Duy trì hệ thống cây xanh để cải thiện vi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan cho khuôn viên làng. Trồng thêm hệ thống cây xanh ven biển để chắn gió bão và chống xói lở đất. - Đảm bảo 100% các hộ gia đình có ao hồ chứa nước ngọt (bao gồm nước mưa và nước thải đã qua xử lý) nhằm duy trì và dung hòa hệ sinh thái. 5. Không gian giao thông. - Đảm bảo giao thông thuận lợi, giao thông kết nối ngoại làng, nội làng, nội đồng và các hộ gia đình. - Các tuyến đường xây dựng mới có cao độ trên 1,03m không bị ngập lụt, hay chiều cường. - Đáp ứng được xe cơ giới tiếp cận 100% để phục vụ sản xuất, thông thương sản phẩm nông nghiệp và phục vụ dân sinh. Đảm bảo bền vững, đi lại an toàn. - Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường thủy đáp ứng điều kiện nước biển dâng. 6. Không gian sản xuất. - Quy hoạch đất trồng trọt, đất canh tác muối, đất nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu cơ giới và tự động hóa tiếp cận. - Tích hợp không gian sản xuất năng lượng sạch (điện gió, điện năng lượng mặt trời,...) phục vụ sản xuất, sinh hoạt. 7. Không gian tập kết và thông thương sản phẩm nông nghiệp - Đáp ứng quỹ đất xây dựng công trình và bãi tập kết các sản phẩm nông nghiệp cho mỗi làng hoặc cụm làng. - Phải thu gom đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường không ảnh hưởng khu ở của dân cư. - 100% cơ giới tiếp cận, quy trình một chiều, đảm bảo các sản phẩm an toàn vệ sinh thông thương nhanh gọn, đạt chất lượng thương phẩm. - Quỹ đất quy hoạch không gian tập kết và thông thương sản phẩm nông nghiệp nên ở đầu làng hay nơi có tập trung các đầu mối giao thông. - Tích hợp không gian sản xuất năng lượng sạch (điện gió, điện năng lượng mặt trời, ...) phục vụ sản xuất, sinh hoạt. 8. Không gian sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh - Duy trì và bảo tồn các công trình văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của thôn làng có sẵn. - Quy hoạch không gian và hình thức cho các khu nghĩa trang, nghĩa địa theo phong tục tập quán, nhưng đảm bảo theo xu thế hiện đại, vệ sinh môi trường và tiết kiệm quỹ đất. 13 II Nhóm tiêu chí không gian kiến trúc nhà ở 9. Cao độ san nền, thoát nước - Nền khuôn viên vườn có cao trình cao tối thiểu 0,35m, khu vực xây dựng nhà ở tối thiểu 1,03m để thích ứng NBD, có hướng thoát nước phù hợp tổng thể chung. - Hệ thống rãnh thoát nước được kết nối với hệ thống kênh mương đảm bảo tiêu nước hiệu quả, chống úng ngập. 10. Mật độ xây dựng - Không xây dựng nhà ống trong khuôn viên đất có vườn, nên xây nhà thông thoáng tiếp cận với thiên nhiên. - Mật độ xây dựng nhà ở trong khuôn viên phải phù hợp nhằm đảm bảo xanh hóa môi trường sống. 11. Không gian cây xanh, mặt nước - Duy trì cây xanh hiện có, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên: Cây ăn quả, cây lấy gỗ đặc biệt là các cây chắn gió bão và loại cây thích ứng với nước ngập mặn. - Trong khuôn viên đảm bảo duy trì và đào mới các ao, hồ để tích nước ngọt tưới tiêu và tạo cảnh quan. 12. Không gian sản xuất hộ gia đình - Đảm bảo không gian nghề phụ, nghề thủ công. - Đảm bảo không gian cho kho chứa nông cụ, chứa sản phẩm nông nghiệp. 13. Công năng sử dụng - Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu: Nghỉ ngơi, sinh hoạt, sản xuất, học tập, giải trí, tín ngưỡng, ... - Bếp nấu hiện đại kết hợp với bếp truyền thống. - Tiến tới 100% bếp hiện đại có tích hợp đầy đủ các tiện ích và loại bỏ bếp đun nấu rơm rạ truyền thống để giảm khí CO2, cải thiện môi trường ở trong sạch hơn. - Tích hợp khu vệ sinh vào trong nhà ở để đảm bảo tiện dụng và vệ sinh môi trường. 14. Hướng nhà và cao độ nền nhà - Đảm bảo các ngôi nhà chính quay hướng nam, đông nam để chống bức xạ mặt trời và tránh gió bão hướng biển Đông. - Đảm bảo về cao độ nền nhà trên 1,03 m để thích ứng nước biển dâng. 15. Thông gió, chiếu sáng và sử dụng thiết bị công nghệ - Đảm bảo các không gian sinh hoạt chính của ngôi nhà (phòng ngủ và sinh hoạt chung, không gian sản xuất,...) phải được thông gió và chiếu sáng tự nhiên. - Sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị dùng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,... Yêu tiên các sản phẩm sản xuất trong nước. 16. Hình thức, chiều - Có tính thống nhất hình thức kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc các công trình trong khuôn viên 14 cao nhà nhà ở, áp dụng các thiết kế sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu và vật liệu xây dựng địa phương, thân thiện với môi trường. - Sử dụng các giải pháp cách nhiệt, che nắng, xanh hóa công trình để tiết kiệm cho năng lượng nhân tạo. - Chiều cao không quá ba tầng, khuyến khích xây dựng hai tầng để đảm bảo chống gió bão hiệu quả. III Nhóm tiêu chí kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng 17. Kỹ thuật, công nghệ xây dựng Đưa công nghệ xây dựng thích hợp (kết hợp hiện đại và truyền thống) vào xây dựng và bảo trì ngôi nhà ở nông thôn. 18. Vật liệu xây dựng - Sử dụng vật liệu sẵn có của địa phương. - Sử dụng vật liệu thân thiện để đảm bảo môi trường bền vững. IV Nhóm tiêu chí hạ tầng kỹ thuật 19. Giao thông - Đáp ứng được xe cơ giới tiếp cận 100% để phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. - Khai thác tối đa vật liệu địa phương, vật liệu tái tạo trong xây dựng giao thông. 20. Cấp nước sinh hoạt Đảm bảo 100% các hộ gia đình trong làng, xã có đủ nước cấp cho sinh hoạt, chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 21. Hệ thống kênh, rạch - Hệ thống kênh rạch đảm bảo tưới, tiêu, thoát nước mặt khi mưa lũ và đáp ứng giao thông thủy 22. Xử lý nước thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt các hộ gia đình đảm bảo 100% được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống xử lý chung, hướng tới việc xử lý tại nguồn đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường. - Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm lượng nước thải phải xử lý. 23. Xử lý chất thải rắn - Đảm bảo 100% phân loại và thu gom chất thải rắn trong các hộ gia đình. - Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. - Xử lý 100% chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh và đúng kỹ thuật. 3.3. BỔ SUNG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÀNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.3.1. Xác định các yêu cầu cần bổ sung Đề xuất một số nội dung nhằm bổ sung hoàn thiện đối với các nhóm tiêu chí có liên quan tới vấn đề quy hoạch, kiến trúc NONT thích ứng với BĐKH, NBD trong tương lai (bảng 3.3, 3.4, 3.5). 15 3.3.2. Các nội dung bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới về không gian làng và kiến trúc nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.3.2.1. Nhóm I: Quy hoạch (Bảng 3.3. Bổ sung về Quy hoạch) STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí của CP ban hành Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho vùng DHBB 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp và thích ứng với BĐKH, NBD 1.4. Lựa chọn vị trí, địa điểm xây dựng ĐDCNT mới, tái định cư, khu đất dãn dân đảm bảo: Địa hình khu đất cao, tránh ngập nước; có khả năng kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực; đáp ứng với loại hình sản xuất nông nghiệp khi NBD. 3.3.2.2. Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (Bảng 3.4. Bổ sung về Hạ tầng Kinh tế - Xã hội) STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí của CP ban hành Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho vùng DHBB 2 Giao thông 2.5. Tỷ lệ hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy đạt 100% về khả năng kết nối 5 Trường học 5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn QG. 5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và có khả năng đáp ứng cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra gió bão và ngập lụt. 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.3. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL. 6.3. Tỷ lệ 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL và có khả năng kết hợp đáp ứng cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra gió bão và ngập lụt. 9 Nhà ở dân cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ XD. 9.2. Tỷ lệ 90% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng và có khả năng bền vững, có không gian cứu hộ gia đình. 3.3.2.3. Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (Bảng 3.5. Bổ sung về Văn hóa - Xã hội - Môi trường) STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí của CP ban hành Đề xuất bổ sung nội dung tiêu chí cho vùng DHBB 17 Môi trường 17.6. Các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch và nguồn nước tái tạo, khai thác hiệu quả năng lượng tự nhiên. 16 3.4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức cấu trúc không gian làng ven biển vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.4.1.1. Tổ chức cấu trúc không gian điểm dân cư nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng - Lựa chọn vị trí xây dựng: Căn cứ vào các tiêu chí và vùng sinh thái tự nhiên địa điểm xây dựng gồm đất bãi ven sông bên cạnh các làng khu vực đất cửa sông và khu đất bãi bồi cao bên cạnh các làng tại khu vực đất bãi bồi ven biển. - Xác định quy mô diện tích đất xây dựng: Theo TCVN 4454: 2012, diện tích đất cho một ĐDCNT: Đất ở (40-50m2/người), đất dịch vụ công cộng (10-12m2/người), đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật (10-12m2/người), đất cây xanh công cộng (6- 9m2/người). Tuy nhiên, để đáp ứng với các điều kiện của BĐKH, NBD, luận án đề xuất bổ sung thêm quy mô diện tích đất xây dựng điểm dân cư nông thôn đối với đất xây dựng kênh, mương là 10-12m2/người và đất xây dựng hồ điều hòa là 12-15 m2/người so với TCVN 4454: 2012. - Tổ chức không gian: Khi tổ chức không gian ĐDCNT mới cần tận dụng tối đa các chức năng hiện có của làng hiện hữu như các công trình công cộng, công trình tín ngưỡng, tôn giáo; bổ sung các chức năng mới như sân tập thể thao, công viên, cây xanh, vui chơi giải trí; thư viện, internet; nhà trẻ, mẫu giáo; dịch vụ thương mại,... 3.4.1.2. Cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng * Tại các khu vực đất cửa sông - Nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng như sau: 1/ Cần giữ gìn bảo tồn các không gian tôn giáo, không gian tâm linh, tín ngưỡng, không gian văn hóa; các công trình công cộng, nhà ở có giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống; 2/ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng NBD, ngập mặn; 3/ Bổ sung hệ thống giao thông đi lại, kết nối giữa đường bộ và đường thủy; 4/ Bổ sung hệ thống ao
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_kien_truc_nha_o_nong_thon.pdf