Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang nguyenduy 22/08/2024 1050
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa

Tóm tắt Luận án Vận dụng phương thức quy hoạch chiến lược vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam áp dụng cho Thành phố Biên Hòa
héo và trùng lắp bởi nhiều loại quy hoạch,có ý nghĩa cho 
việc áp dụng cho các cơ sở lý luận của các chủ đề có liên quan. 
- Tài liệu hướng dẫn xây dựng CDS ở Việt Nam do Viện Phát triển 
Bền vững Đại học Công nghệ Sydney (2007), đã cung cấp một khung 
quy trình theo phương thức QHCL cho các đô thị ở Việt Nam. 
- Tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu đã trình bày một số vấn đề về quy 
trình và phương pháp làm quy hoạch đô thị. Tác giả đã nhận định rằng 
cần có sự đổi mới từ tư duy bên trong trong cách làm quy hoạch Việt 
Nam. Quy hoạch đô thị sẽ thành công khi đảm bảo tính chiến lược 
trong cả quá trình lập và quản lý thực hiện. 
- Tác giả Nguyễn Hồng Thục đã trình bày: Quy hoạch chiến lược 
tích hợp và khả năng áp dụng trong hệ thống quy hoạch tại Việt Nam. 
Tác giả nhận định việc áp dụng quy hoạch chiến lược ở Việt Nam là 
con đường gần như duy nhất mang hiệu quả và khả thi quy hoạch. 
1.4.2 Chiến lược phát triển thành phố ở Việt Nam: CDS có thể 
đặc biệt áp dụng được ở Việt nam khi nền kinh tế chuyển đổi sang 
kinh tế xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường. CDS mới được thực 
10 
hiện cho các thành phố từ 1990 với những mức độ thành công khác 
nhau, trong đó CDS Nam Định là thành công hơn cả. 
1.5 Tổng quan về thành phố Biên Hòa và công tác quy hoạch 
của thành phố Biên Hòa 
1.5.1 Tổng quan về thành phố Biên Hòa 
Biên Hòa là đô thị loại I thuộc tỉnh Đồng Nai với dân số trên một 
triệu người, có lịch sử phát triển hơn 300 năm. Hiện nay TP. Biên Hòa 
là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, đầu 
mối giao thông của tỉnh Đồng Nai, là một thành phố công nghiệp lớn 
của cả nước và là một trung tâm của vùng trọng điểm kinh tế ở phía 
Nam, là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam và của cả nước. 
1.5.2 Tổng quan công tác quy hoạch thành phố Biên Hòa 
Công tác quy hoạch đô thị tại thành phố Biên Hòa được thực hiện 
theo hệ thống pháp lý Việt Nam. Đồ án quy hoạch chung đã được thực 
hiện 3 lần, quy hoạch phân khu được thực hiện hầu như phủ kín giai 
đoạn trước quy hoạch điều chỉnh chung thành phố Biên Hòa 2014. 
Hiện thành phố Biên Hòa tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch phân 
khu theo đồ án quy hoạch chung vừa được phê duyệt. 
1.6 Tổng hợp và xác định mục tiêu nghiên cứu 
Như các nội dung đã phân tích ở trên, cần thiết phải có những cải 
thiện quy trình quy hoạch Việt Nam theo hướng quy hoạch hành động, 
quy hoạch thực thi gắn liền với những hoạt động xây dựng và phát 
triển đô thị, thích hợp với bối cảnh của đô thị trong từng giai đoạn 
thông qua việc tích hợp những giá trị của phương thức quy hoạch chiến 
lược. Qua đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: 
- Mục tiêu thứ nhất: Đề xuất lồng ghép những giá trị của quy 
hoạch chiến lược vào quy trình QH chung xây dựng đô thị Việt Nam. 
11 
- Mục tiêu thứ hai: Đề xuất nội dung và trình tự Xây dựng tầm 
nhìn trong quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam. 
 - Mục tiêu thứ ba: Đề xuất những nguyên tắc thực hiện kế hoạch 
hành động trong quy trình QH chung xây dựng đô thị Việt Nam. 
- Mục tiêu thứ tư: Đề xuất những cơ chế cho việc thực hiện giám 
sát và đánh giá công việc thực hiện và thực thi quy trình quy hoạch 
chung xây dựng đô thị Việt Nam 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG 
THỨC QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC VÀO QUY TRÌNH QUY 
HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM 
2.1 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 
Do đặc thù của luận án là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến 
các quy trình QHXDĐT, do đó luận án sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu như sau: Phương pháp hệ thống; Phương pháp chuyên gia; 
Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin số liệu; 
Phương pháp so sánh, quy nạp; và một số công cụ liên quan khác. 
2.2 Cơ sở khoa học 
2.2.1 Cơ sở khoa học về việc đề xuất lồng ghép những giá trị 
của quy hoạch chiến lược vào quy trình QHCXDĐT Việt Nam 
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý về việc lập QHXDĐT Việt Nam 
Để thực hiện một đồ án QHĐT cần tuân theo các cơ sở pháp lý 
hiện hành là các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, tiêu chuẩn... 
2.2.1.2 Quy trình quy hoạch của Ian Bracken 
Quy hoạch đô thị như là một hoạt động có tính hệ thống, có thể dự 
đoán trước sự thay đổi. Đặc tính của quy trình QHĐT là trung lập và 
hướng theo quan điểm giải quyết vấn đề xã hội rõ ràng hơn, đó là bởi 
sự thừa nhận tầm quan trọng của “giá trị”. 
12 
Tác giả đề nghị quy trình kết hợp các hoạt động có tính cách quy 
chuẩn và thực tế trong quy hoạch nhằm có tác động tích cực của các 
hoạt động tích hợp cho quy trình quy hoạch. 
2.2.1.3 Cơ sở thực tiễn 
- Quy hoạch đô thị chiến lược Tại Châu Mỹ La Tinh – Những kinh 
nghiệm về việc xây dựng và giải quyết vấn đề tương lai, tác giả Florian 
Steinberg – HIS Rotterdam 11/2002 
- Chiến lược trung tâm vùng Ipswich, Bang Queensland, nước Úc 
đã áp dụng cơ sở của phương thức quy hoạch chiến lược vào quy 
trình thực hiện (giai đoạn 4) một cách linh hoạt, thích hợp với điều 
kiện kinh tế xã hội môi trường của Ipswich. 
- Quy trình quy hoạch chiến lược tại Hong Kong đã được thực hiện 
trên mười năm ở quy mô toàn bộ lãnh thổ Hong Kong sau khi có sự 
hợp nhất với Trung Quốc từ năm 1997. 
- Quy trình CDS tại Cần Thơ 2006-2007 
- Quy trình CDS tại Nam Định 2004-2006 
2.2.2 Cơ sở khoa học về việc xây dựng tầm nhìn trong quy trình 
quy hoạch chung xây dựng đô thị 
2.2.2.1 Vai trò của tầm nhìn trong quy trình quy hoạch 
Tầm nhìn được ví như “Kim chỉ nam” chỉ dẫn cho tiến trình thực 
hiện và thực thi các bước trong quy trình quy hoạch luôn theo các mục 
tiêu, chiến lược, hành động từ nội dung tầm nhìn được thiết lập một 
cách rõ ràng, chính xác với sự tham gia của các bên liên quan trong 
quy trình quy hoạch chiến lược. Do đó, Tầm nhìn đóng một vai trò 
quan trọng trong quy trình quy hoạch chiến lược. 
2.2.2.2 Những nguyên tắc và yêu cầu cho việc xây dựng Tầm 
nhìn 
(1) Các nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng tầm nhìn 
13 
- Tầm nhìn cần phải ngắn gọn và dễ hiểu; 
- Tầm nhìn tạo nên dấu ấn, vị thế của TP trên trường quốc tế; 
- Tầm nhìn có khả năng tập hợp lực lượng trong cộng đồng; 
- Tầm nhìn cần không thay đổi trong vòng 10 năm; 
- Tầm nhìn phải là động cơ thúc đẩy cho các hành động ngắn hạn. 
(2) Các yêu cầu để đạt Một Tầm nhìn tốt 
Việc xây dựng Tầm nhìn yêu cầu mọi người từ những quan điểm 
và vị trí khác nhau, cùng nhau cân nhắc những giá trị và ưu tiên khác 
nhau, chia sẻ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. 
(3) Xây dựng Tầm nhìn có sự tham gia 
Việc xây dựng Tầm nhìn phải được thực hiện với sự tham gia của 
các bên liên quan bao gồm các nhóm chính quyền, đại diện cộng đồng 
dân cư, các tổ chức tư nhân, cơ quan chuyên môn nhằm tạo ra những 
ý tưởng chính của Tầm nhìn có nội dung bao hàm định hướng phát 
triển của khu quy hoạch với sự đồng thuận và cam kết cao từ các Bên. 
2.2.2.3 Quy trình thiết lập Tầm nhìn 
Theo tài liệu của UN-Habitat về thiết lập Tầm nhìn như là công cụ 
quy hoạch có sự tham gia và bài học từ thực tế của Kosovo, 2012, quy 
trình thiết lập tầm nhìn được thực hiện như là một chu trình. 
2.2.3 Cơ sở khoa học về việc triển khai kế hoạch hành động 
trong quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam 
 2.2.3.1 Những nguyên tắc chính và thành phần chủ yếu của 
kế hoạch hành động 
- Các hoạt động luôn thống nhất; Có khả năng huy động sẵn sàng 
và dễ dàng, phù hợp với những cơ chế và thể chế hiện hành; Có quy 
trình thu thập hệ thống tư liệu nhanh, hiệu quả; Xây dựng khung thời 
gian phù hợp; Kế hoạch hành động kết hợp hài hòa những hành động. 
- Thành phần chủ yếu của lập kế hoạch hành động trong QTQH 
14 
2.2.3.2 Thành phần nhóm thực hiện và các yêu cầu chính trong 
việc lập kế hoạch hành động 
- Thành viên tham gia vào nhóm lập kế hoạch hành động bao 
gồm đại diện của các bên liên quan và quan tâm. 
- Các yêu cầu cơ bản của kế hoạch hành động 
Tính cụ thể; Tính đo lường được; Tính có thể đạt được; Tính thực 
tế; Khung thời gian. 
2.2.3.3 Quy trình điển hình lập kế hoạch hành động 
Lập kế hoạch hành động có thể thực hiện theo quy trình điển hình 
như sau: Xây dựng chiến lược - Xây dựng danh mục các dự án có thể 
thực hiện - Thiết lập các dự án ưu tiên - Đánh giá khả năng tài chính - 
Chi tiết hoá Kế hoạch. 
2.2.4 Cơ sở khoa học cho việc thực hiện công tác giám sát và 
đánh giá công việc thực hiện và thực thi quy trình QHCXDĐT 
 2.2.4.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch và đánh giá 
Quy hoạch và đánh giá là hai khái niệm không thể tách rời. Đánh 
giá là một khía cạnh được thiết lập cho việc thực hành quy hoạch. Bất 
kỳ quy trình lập quy hoạch nào cũng bao gồm nhiều giai đoạn đánh 
giá, sử dụng một hoặc nhiều phương pháp để đưa ra những quyết định 
cho kết quả thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả cao. 
2.2.4.2 Nguyên tắc chung của Giám sát và Đánh giá quy hoạch 
- Tiến trình thực hiện chuyên biệt 
- Quy trình liên tục 
- Tham vấn và tham gia 
2.2.4.3 Những thành phần chính của Giám sát và đánh giá 
- Đặt mục tiêu cho giám sát và đánh giá 
- Lập kế hoạch cho hệ thống giám sát và đánh giá cho mỗi giai 
đoạn, các bước và toàn bộ quy trình quy hoạch 
15 
- Thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá 
- Rà soát hệ thống giám sát và đánh giá. 
2.2.4.4 Phương pháp đánh giá quy hoạch đô thị 
a. Phương pháp loại trừ là một cách giảm nhẹ sức ép của việc 
đánh giá với quy hoạch. 
b. Phương pháp “checklist” thiết lập một bảng câu hỏi để xác 
định xem tất cả các yếu tố có liên quan trong đồ án quy hoạch. 
c. Phương pháp so sánh lợi thế xác định giá trị dựa trên phân tích 
lợi thế của các yếu tố đang được xem xét trong công tác đánh giá. 
d. Phân tích SWOT là một công cụ được sử dụng khá phổ biến 
trong mọi lãnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong việc xây dựng 
phát triển đô thị. 
e. Phương pháp Ma trận là sự phát triển ứng dụng của các bảng 
kiểm tra, là sự đối chiếu từng hoạt động của đồ án với từng thông số, 
chỉ tiêuđể đánh giá mối quan hệ nguyên nhân hậu quả. 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VẬN DỤNG 
PHƯƠNG THỨC QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC VÀO QUY 
TRÌNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM - ÁP 
DỤNG CHO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 
3.1 Đề xuất lồng ghép những giá trị của quy hoạch chiến lược 
vào quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam 
Phân tích về nội dung trong mỗi giai đoạn của 2 quy trình tác giả 
đề xuất lồng ghép các giá trị của quy hoạch chiến lược vào quy trình 
quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam. (Hình 3.3, 3.4) 
- Giai đoạn 1: Giai đoạn lập nhiệm vụ QHCXDĐT, là giai đoạn 
xác định vấn đề cần tích hợp phần xác định các bên liên quan và tham 
gia và các cách thức thực hiện mang tính linh hoạt của QHCL. 
- Giai đoạn 2: Giai đoạn lập đồ án QHCXDĐT 
16 
QHCXDĐT phân thành 2 nhóm: Nhóm 1 bao gồm các nội dung 
phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; xác định tính chất, 
mục tiêu, động lực phát triển và xác định quy mô đô thị theo định 
hướng. Nhóm 2 bao gồm những nội dung còn lại. 
Nội dung xây dựng “Tầm nhìn” được đề nghị lồng ghép vào nhóm 
1 của quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam 
Lồng ghép nội dung kế hoạch hành động vào nhóm 2 thuộc giai 
đoạn 2 của quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị, kết hợp với 
nội dung đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực 
hiện sẽ đáp ứng được tiến trình thực hiện có tính thực tiễn và khả thi 
cao. 
- Giai đoạn 3: Quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng 
đô thị: Công tác này cần kết hợp với nội dung của kế hoạch hành động 
vào quá trình triển khai xây dựng theo đúng quy hoạch. 
- Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện – Đánh giá 
Đồ án quy hoạch đủ điều kiện cho việc công bố và triển khai công 
tác thực thi đồ án quy hoạch. Việc giám sát và đánh giá yêu cầu thực 
hiện thường xuyên. 
3.2 Đề xuất nội dung và trình tự Xây dựng tầm nhìn trong quy 
trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam 
3.2.1 Những nguyên tắc xây dựng Tầm nhìn 
(1) Tầm nhìn phải có nội dung phù hợp với định hướng của cấp 
quy hoạch cao hơn trong hệ thống quy hoạch Việt Nam. 
(2) Tầm nhìn phải ngắn gọn và dễ hiểu. 
(3) Tầm nhìn phải có sự đồng thuận của các thành phần tham gia 
trong khu vực lập quy hoạch và các tổ chức liên quan trong việc thực 
hiện quy trình quy hoạch. 
3.2.2 Quy trình xây dựng tầm nhìn 
17 
Bước 1: Công tác chuẩn bị 
- Thành lập nhóm thực hiện 
- Nhiệm vụ thực hiện: Đề xuất nhiệm vụ của nhóm thực hiện 
- Lập kế hoạch cho việc xây dựng tầm nhìn: 
+ Lập kế hoạch cho những bước quan trọng - những việc cần làm 
và thứ tự như thế nào? Thời gian nào thì hoàn thành? Ai làm gì? 
+ Lập kế hoạch truyền thông 
+ Phân công công việc và trách nhiệm: Phân công công việc cụ thể 
và trách nhiệm cho từng nhóm nhỏ cũng như các thành viên trong quá 
trình thực hiện đồ án. 
Bước 2: Xác định các bên liên quan và phương thức tham gia 
- Các bên liên quan 
- Vai trò của các bên liên quan: gồm các cấp chính quyền; các 
thành phần tư nhân; các cơ quan chuyên môn; cộng đồng địa phương. 
- Phương thức tham gia 
Bước 3: Đề xuất nội dung tầm nhìn 
- Các yêu cầu cơ bản của nội dung tầm nhìn tốt 
- Xác định các dự liệu đầu vào 
- Xác định nội dung tầm nhìn cho khu vực lập quy hoạch 
Nếu hội nghị thống nhất và chọn lựa được nội dung tầm nhìn, tầm 
nhìn sẽ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Nếu còn nhiều ý kiến 
chưa đồng thuận thì sẽ được nhóm thực hiện tiếp thu và điều chỉnh lại 
nội dung tầm nhìn cho khu QH trước khi ra quyết định cuối cùng. 
Bước 4: Tham vấn và tham gia xây dựng tầm nhìn 
Bước 5: Hoàn chỉnh nội dung tầm nhìn 
Bước 6: Ra quyết định tầm nhìn của khu quy hoạch 
3.3 Đề xuất những nguyên tắc thực hiện kế hoạch hành động trong 
quy trình quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Nam 
18 
3.3.1 Kế hoạch hành động phải mang tính thực tiễn và đảm bảo 
đạt được kết quả theo Tầm nhìn, mục tiêu đã chọn 
3.3.2 Tham vấn và tham gia của các bên liên quan 
3.3.3 Hình thành danh mục các dự án và phương thức thực 
hiện 
Kế hoạch hành động phải được thiết lập một cách linh hoạt, thích 
hợp cho từng nhóm đối tượng nhằm đạt được một sự cam kết cao, thúc 
đẩy tiến trình đầu tư thực hiện theo đúng kế hoạch. 
3.3.4 Kế hoạch hành động phải thúc đẩy chương trình đầu tư 
đa ngành 
Chương trình đầu tư đa ngành là tiến trình phối hợp và thiết lập các 
dự án ưu tiên xây dựng cơ bản từ ngân sách chính thức theo mục tiêu 
đã được thiết lập. Nó giúp chuyển hóa các kế hoạch phát triển theo 
QH thành ngân sách đầu tư hàng năm và các chỉ tiêu cụ thể cho xây 
dựng cơ bản của các dự án ưu tiên được chọn lọc triển khai. 
3.4 Đề xuất những cơ chế cho việc thực hiện giám sát và đánh 
giá công việc thực hiện và thực thi quy trình QHCXDĐT Việt Nam 
3.4.1 Những nguyên tắc cho việc giám sát và đánh giá quy 
hoạch cho đồ án QHCXDĐT tại Việt Nam 
 3.4.1.1 Công tác giám sát và đánh giá được thực hiện liên tục 
tuần hoàn qua các giai đoạn sau 
- Trước khi thực hiện đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị: 
Công tác đánh giá trong việc tuyển chọn tư vấn về quy hoạch xây 
dựng đô thị được thực hiện theo các cơ sở pháp lý hiện hành 
- Trong quá trình thực hiện đồ án QH chung xây dựng đô thị: 
Quy trình QHCXDĐT bao gồm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 và 2 đã 
có những bước theo dõi và đánh giá được quy định trong Luật QHĐT, 
nhưng quá trình thực hiện còn mang tính hình thức. Song, cần phải 
19 
thiết lập việc giám sát và đánh giá liên tục cho các bước thực hiện, nội 
dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch cần lồng ghép việc giám sát và 
đánh giá thành những cơ chế, chính sách cụ thể để quy trình thực hiện 
đạt được hiệu quả cao. 
Khối lượng thực hiện đồ án trong giai đoạn này khá lớn, đòi hỏi sự 
kết hợp nghiên cứu thực hiện đồng bộ của đơn vị tư vấn và các bên 
liên quan để có thể đưa ra những kết quả tốt nhất cho đồ án quy hoạch. 
Để công tác giám sát và đánh giá quy hoạch được liên tục và hiệu 
quả thì trong thời gian tới đề nghị có những cơ chế hợp tác tốt hơn 
giữa nhóm thực hiện đồ án quy hoạch với hoạt động giám sát của Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thông qua 
QĐ 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 và những cơ sở pháp lý khác tại 
thời điểm thực hiện dự án. 
- Trong quá trình thực thi đồ án QHCXDĐT sau khi công bố 
QH, tổ chức thực hiện và đánh giá. 
3.4.1.2 Tham vấn và tham gia trong công tác giám sát và đánh 
giá quy hoạch 
Thực hiện dựa trên lợi ích của những nhóm khác nhau trong xã hội, 
từ đó thu hút sự tham gia của các thành phần liên quan trong xã hội 
vào quá trình giám sát và đánh giá QH để mang lại kết quả cao nhất. 
3.4.2 Lựa chọn phương pháp đánh giá quy hoạch cho đồ án 
quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam 
Việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy hoạch hết sức cần thiết 
cho từng giai đoạn, từng bước cụ thể để đạt hiệu quả tối đa. Phương 
pháp đánh giá cho quy trình quy hoạch thực hiện cho từng bước như 
sau: Bước đánh giá tổng hợp hiện trạng khu quy hoạch; Xây dựng tầm 
nhìn; Thiết lập các mục tiêu cho khu quy hoạch; Thiết lập các nội dung 
theo yêu cầu của quy trình quy hoạch. 
20 
3.5 Bàn luận về giá trị ứng dụng thực tiễn của các kết quả 
nghiên cứu vào quy trình quy hoạch chung xây dựng thành phố 
Biên Hòa 
3.5.1 Phân tích và Đánh giá đồ án Điều chỉnh QH chung TP. 
Biên Hòa giai đoạn 2010-2030 và tầm nhìn đến 2050 (Hình 3.11) 
- Phương thức thực hiện: 
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa được thực hiện 
theo pháp lý hiện hành. Các nội dung và trình tự thực hiện rất chi tiết 
dựa trên những cơ sở pháp lý quy định về các chính sách, nguyên tắc, 
tiêu chuẩn, quy chuẩn Do đó quy trình quy hoạch đã được thực hiện 
theo lối quy hoạch toàn diện kết hợp với phương thức tham dự thông 
qua việc lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan có liên quan và đại diện 
cộng đồng dân cư. 
Nội dung điều chỉnh quy hoạch chung: Nội dung đồ án quy 
hoạch thực hiện rất chi tiết, đáp ứng các thành phần theo cơ sở pháp 
lý quy định trong nội dung của quy trình quy hoạch chung. Tuy nhiên 
quá trình thực hiện cho thấy luôn có sự không thống nhất giữa các 
Bên, có nhiều công tác lặp lại nhiều lần. 
Công tác giám sát và đánh giá: chưa có một cơ chế giám sát và 
đánh giá đồ án ngay từ đầu thực hiện đồ án. Quá trình thực hiện đã có 
một số hạn chế trong công tác giám sát và đánh giá, đồ án phải kéo dài 
thời gian nhiều so với quy định. Đồ án vẫn chưa có bước xây dựng 
tầm nhìn cho thành phố Biên Hòa cũng như chưa có thiết lập kế hoạch 
hành động cho quy hoạch chung thành phố Biên Hòa. 
Công tác tham vấn và tham gia: Chưa thật sự có các hoạt động 
triển khai cho việc tham gia của các Bên. Đây là một hạn chế đáng kể 
đối với một đồ án quy hoạch khi mà vai trò của cộng đồng không được 
quan tâm đúng mức. 
21 
3.5.2 Đề xuất lồng ghép những giá trị của QHCL vào quy trình 
quy hoạch chung xây dựng thành phố Biên Hòa 
Đề xuất quy trình điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa 
giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở lồng ghép 
các giá trị của quy hoạch chiến lược là: (Hình 3.12) 
Giai đoạn 1: Lập nhiệm vụ quy hoạch, về cơ bản là theo nội dung 
đã được phê duyệt. 
Giai đoạn 2: Lập đồ án quy hoạch. Giai đoạn này trước tiên cần bổ 
sung các bên liên quan. Tiếp theo là lồng ghép nội dung xây dựng Tầm 
nhìn cho TP. Biên Hòa. Sau đó lồng ghép nội dung xây dựng Kế hoạch 
hành động nhằm chuyển hóa các nội dung QH thành các kế hoạch, các 
chương trình hành động cụ thể trong việc thực thi đồ án quy hoạch. 
Giai đoạn 3: Quy định quản lý theo quy hoạch chung. Sau khi kế 
hoạch hành động được thông qua cần bổ sung những nội dung về kế 
hoạch hành động trong quy định quản lý để tổ chức thực hiện. 
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện, đánh giá. Cần có những bổ sung 
cho công tác giám sát và đánh giá liên tục. 
3.5.3 Xây dựng tầm nhìn cho thành phố Biên Hòa 
Trong phạm vi nghiên cứu của phần này nhằm cung cấp cơ sở cho 
việc đề xuất quy trình xây dựng tầm nhìn cho thành phố, nghiên cứu 
sinh chỉ thực hiện ở 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_van_dung_phuong_thuc_quy_hoach_chien_luoc_va.pdf