Luận án Đặc điểm quặng hóa đồng trong các thành tạo trầm tích vùng biển động - Quý Sơn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm quặng hóa đồng trong các thành tạo trầm tích vùng biển động - Quý Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm quặng hóa đồng trong các thành tạo trầm tích vùng biển động - Quý Sơn
guyễn Văn Lâm; TS Đỗ Quốc Bình; TS Tô Xuân Bản; ThS Nguyễn Kim Long; ThS Phan Viết Nhân; cùng nhiều nhà khoa học và đồng nghiệp khác. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà khoa học nêu trên. Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo sau đại học, BCN Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất; Bộ môn Khoáng Sản trước đây và Bộ môn Tìm kiếm Thăm dò trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả xin cám ơn gia đình, người thân đã luôn động viên, sát cánh giúp đỡ, tạo động lực để tác giả hoàn thành luận án. 6 Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN ĐỘNG - QUÝ SƠN 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu trên bình đồ cấu trúc khu vực Vùng Biển Động - Quý Sơn có diện tích chủ yếu nằm trong bồn trũng An Châu và chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạo liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của bồn trũng này. Hiện tại, hầu hết các nhà địa chất Việt Nam đều cho rằng bồn trũng An Châu là bồn rift nội lục. 1.2. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản đồng vùng Biển Động - Quý Sơn Khoáng hoá đồng khu vực nghiên cứu được biết đến từ trước Cách mạng tháng 8/1945. Năm 1955 - 1956 các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành khảo sát và đo vẽ Bản đồ tỷ lệ 1:2.000; 1:1.000 mỏ Biển Động, Lân, Giáo Liêm. Năm 1959 các nhà địa chất Việt Nam và chuyên gia Trung Quốc tiến hành điều tra và đánh giá khu vực Biển Động. Năm 1960 - 1961, Đoàn 105 kết hợp với các chuyên gia Tiệp Khắc đã tiến hành thăm dò và tìm kiếm chi tiết một số mỏ và điểm quặng. Công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Thanh Mọi năm 1997 đã tiến hành điều tra chi tiết các điểm quặng trong khu vực ... Về nguồn gốc, các công trình nghiên cứu từ trước đến nay thể hiện các quan điểm và mức độ nghiên cứu khác nhau: - Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam cho rằng quặng đồng vùng Biển Động có nguồn gốc trầm tích với tên gọi “cát kết ngậm đồng”; - Năm 1976 trong công trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 tờ Lạng Sơn, Đoàn Kỳ Thụy cho rằng quặng đồng ở đây có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp; - Năm 2013, Trần Bỉnh Chư cho rằng quặng đồng vùng Biển Động - Quý Sơn thuộc kiểu mỏ dạng tầng hay đồng trong cát kết (giáo trình Địa chất các mỏ khoáng công nghiệp kim loại). Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng cho thấy: Cấu trúc địa chất vùng đã được nghiên cứu tương đối chi tiết và đủ độ tin cậy để xây dựng luận án. Tuy nhiên các yếu tố cấu trúc kiến tạo khống chế quặng hóa cũng như đặc điểm của các thành tạo trầm tích chứa quặng đồng trong vùng chưa được nghiên cứu làm rõ. Kết quả nghiên cứu về nguồn gốc, điều kiện thành tạo quặng đồng còn thiếu số liệu, vì vậy còn tồn tại những quan điểm khác nhau. Trong đó cũng đã có ý kiến cho rằng quặng đồng trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp (Đoàn Kỳ Thụy và nnk 1976), nhưng chưa đưa ra được những tài liệu, số liệu chứng minh cho 7 nhận định này. Đó là những vấn đề quan trọng mà luận án cần tập trung nghiên cứu làm rõ. 1.3. Khái quát cấu trúc địa chất vùng Biển Động - Quý Sơn 1.3.1. Khái quát về địa tầng Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu gồm có các phân vị địa tầng sau: Hệ tầng Tấn Mài (O3 - S2tm), Hệ tầng Mia Lé (D1ml), Hệ tầng Hồ Tam Hoa (D2-3th), Hệ tầng Bắc Sơn (C1V-P2bs), Hệ tầng Đồng Đăng (P3c đđ), Hệ tầng Lạng Sơn (T1i ls), Hệ tầng Bình Liêu (T2abl2), Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl), Hệ tầng Nà Khuất (T2nk), Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms), Hệ tầng Văn Lãng (T3n-rvl), Hệ tầng Hà Cối (J1-2hc), Hệ Tầng Bản Hang (K1bh). 1.3.2. Magma Trong khu vực nghiên cứu không quan sát thấy sự xuất lộ của magma xâm nhập nào tuy nhiên các biểu hiện magma xâm nhập quanh khu vực nghiên cứu đã được ghi nhận gồm Xâm nhập Trias giữa Phức hệ Núi Điệng γT2nđ (Nguyễn Kinh Quốc, 1969) và Phức hệ Pia Oắc (K2 po). Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, các phức hệ magma xâm nhập này không có tính chuyên hóa sinh khoáng đồng. 1.3.3. Cấu trúc - kiến tạo 1.3.3.1 Các đơn vị cấu trúc - kiến tạo Vùng Biển Động - Quý Sơn nằm ở phần đông, đông bắc rift nội lục An Châu, nơi giáp ranh với đai tạo núi nội lục Paleozoi sớm Đông Bắc Bắc Bộ và địa hào Quảng Ninh. Vì vậy, quá trình hình thành, phát triển địa chất của vùng gắn liền với sự hình thành, phát triển của rift nội lục An Châu, đồng thời chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạo trong đai tạo núi nội lục Paleozoi sớm Đông Bắc Bắc Bộ và địa hào Quảng Ninh. Ranh giới giữa rift An Châu và đai tạo núi nội lục Đông Bắc Bắc Bộ trong vùng Biển Động - Quý Sơn là đới đứt gãy Sông Thương (F1) ở phía tây bắc; ranh gới giữa rift An Châu và địa hào Quảng Ninh đới đứt gãy Yên Tử - Tấn Mài (F7) ở phía nam. Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo hiện tại, cho thấy 03 diện tích được ngăn cách bởi 02 đới đứt gãy F1, F7 có cấu trúc địa chất khác nhau. Vì vậy, có thể phân chia vùng nghiên cứu thành 03 khối cấu trúc; đó là: khối cấu trúc Chi Lăng, khối cấu trúc Biển Động - Quý Sơn và khối cấu trúc Lục Sơn - Tân Dân. 8 1.3.3.2 Các tổ hợp thạch - kiến tạo Theo Trần Văn Trị và nnk (2009, 2015), các thành tạo trong vùng Biển Động - Quý Sơn được xếp vào các tổ hợp thạch-kiến tạo (TH - TKT) sau: - TH - TKT kiểu aulacogen Cambri - Silur - TH - TKT thềm cận lục địa thụ động Devon - Permi - TH - TKT rift nội lục Permi muộn-Trias giữa - TH - TKT molas lục địa Trias muộn-Kreta sớm 1.3.3.3. Đặc điểm biến dạng kiến tạo Nếp uốn: Trong vùng nghiên cứu các nếp uốn phát triển khá phong phú, chúng có vai trò quan trọng trong việc khống chế và là nơi cư trú của quặng hoá. Hệ thống đứt gãy: Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu cho thấy có thể phân chia các hệ thống đứt gãy trong vùng ra ba hệ thống chính: Hệ thống đứt gãy dạng vòng cung; Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam; Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến. Trong ba hệ thống đứt gãy trên, hệ thống đứt gãy dạng vòng cung là hệ thống đứt gãy lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu dài nhất và là hệ thống khống chế quá trình hình thành, phát triển các khối cấu trúc, cũng như quá trình quặng hoá đồng trong vùng nghiên cứu. 1.3.4. Khoáng sản Tổng hợp kết quả điều tra địa chất - khoáng sản khu vực và tìm kiếm khoáng sản từ trước đến nay cho thấy, khu vực nghiên cứu có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng như sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, thuỷ ngân, barit, dầu mỏ... Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa hóa và khoáng vật học của đồng Đồng có số thứ tự thứ 29 trong Bảng tuần hoàn của Mendeleev, trọng lượng nguyên tử 63,54. Đồng có 2 đồng vị là 63 và 65. Trị số Clark của đồng là 4,7x10 -3 . Hàm lượng đồng trong đá siêu mafic là 2.10 -3 %, trong đá mafic là 1.10 -2 %, trong đá trung tính là 3,5.10 -2 %, trong đá axit là 2.10 -3 % . Hệ số tập trung đạt tới 200 lần, đồng là nguyên tố ưa lưu huỳnh. Đặc điểm khoáng vật học của đồng : Hiện nay đã xác định được trên 240 khoáng vật đồng. Trong số đó có giá trị công nghiệp là những khoáng 9 vật như: Đồng tự sinh; Chalcopyrit; Bornit; Cubanit; Chalcozin; Covellit; Tennantit; Tetrahedrit; Enacgit; Cuprit; Domeykit; Tenorit; Malachit; Azurit; Chrysocolla. 2.2. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên Thế giới và Việt Nam Các mỏ đồng trên thế giới rất đa dạng, chúng thuộc về các nhóm nguồn gốc khác nhau. Trong số các mỏ công nghiệp của đồng người ta chia ra: mỏ magma, mỏ carbonatit, mỏ skarn, mỏ nhiệt dịch pluton (đồng porphyr), mỏ konchedan, mỏ stratiform (đá phiến và cát kết chứa đồng). Các kiểu mỏ này có giá trị kinh tế rất không đều nhau. Cụ thể là các mỏ đồng porphyr chiếm từ 65 -70% trữ lượng đã được xác nhận của thế giới, đá phiến và cát kết chứa đồng chiếm từ 15-20%; các mỏ konchedan chiếm 5-8%, các mỏ sulfua Cu-Ni chiếm 2-2,5%, các mỏ skarn chiếm 2-4%, mỏ carbonatit chiếm 0,5-0,75. Các kiểu mỏ đồng ở Việt Nam: Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay đã phát hiện trên lãnh thổ Việt Nam có các kiểu mỏ công nghiệp của đồng như sau: Kiểu mỏ Cu - Ni nguồn gốc magma; Kiểu mỏ đồng nhiệt dịch; Kiểu mỏ Konchedan đồng; Kiểu mỏ đồng - thạch anh; Kiểu mỏ cát kết và đá phiến chứa đồng 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án Các phương pháp NCS sử dụng trong luận án gồm: Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu; Phương pháp Khảo sát và lấy mẫu phân tích quặng; Phương pháp khoáng tướng; Phương pháp thạch học lát mỏng; Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM); Phương pháp ICP-MS; Phương pháp phân tích địa hóa đồng vị S, C-O; Phương pháp xác định nhiệt độ đồng hóa bao thể; Phương pháp nghiệm lạnh xác định độ muối trong bao thể; Phương pháp quang phổ Raman xác định thành phần bao thể. 2.4. Các khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án gồm: Kiểu mỏ, kiểu quặng, thân quặng, quặng, tổ hợp khoáng vật, tổ hợp cộng sinh khoáng vật, vùng quặng, dải quặng, điểm quặng, điểm khoáng hóa, thời kỳ tạo khoáng, giai đoạn tạo khoáng. Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA ĐỒNG VÙNG BIỂN ĐỘNG-QUÝ SƠN 3.1. Đặc điểm các thành tạo địa chất vây quanh quặng đồng Đá chứa quặng đồng (đá vây quanh quặng đồng) duy nhất ở vùng là các đá trầm tích lục nguyên như cát kết arkos, bột kết tướng tiền châu thổ 10 (thuộc phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa) và lục nguyên cacbonat hạt mịn tướng vũng vịnh biển nông (thuộc phân hệ tầng Mẫu Sơn trên). Riêng vùng Biển Động - Quý Sơn gần giữa bồn trũng An Châu, mặt cắt đầy đủ gồm ba phân hệ tầng như sau: - Phân hệ tầng dưới gồm các tập cát kết, cát bột kết màu nâu đỏ, xen ít cát kết dạng quaczit, thấu kính cuội kết, sạn kết; - Phân hệ tầng giữa gồm cát kết, bột kết màu nâu đỏ, xen ít đá vôi hạt mịn, sét vôi màu xám; - Phân hệ tầng trên gồm sét bột kết, sét kết, sét vôi, đá vôi sét, đá vôi vi hạt, đá vôi dolomit hóa màu xám, sét than, sét vôi than màu xám đen, trên cùng là cát kết, bột kết xen ít sạn kết màu nâu đỏ. 3.2. Đặc điểm phân bố và hình thái, cấu trúc các thân quặng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thân quặng đồng vùng nghiên cứu phân bố chủ yếu trong các tổ hợp đá trầm tích lục nguyên như cát kết arkos, bột kết tướng tiền châu thổ (thuộc phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa) và lục nguyên cacbonat hạt mịn tướng vũng vịnh biển nông (thuộc phân hệ tầng Mẫu Sơn trên). Thân quặng thường có dạng thấu kính, xuyên cắt hoặc phân bố trong các mặt bong lớp của hệ tầng, (hình 3.1). Các mỏ và điểm quặng này được giới hạn bởi bởi các hệ thống đứt gãy phương tây bắc- đông nam (F10, F12) và hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến đến đông bắc- tây nam (F2, F6) trong khối cấu trúc Biển Động-Quý Sơn. Căn cứ vào cấu trúc và sự phân bố của các mỏ và điểm quặng đồng vùng nghiên cứu cho thấy, khoáng hóa đồng tập trung thành hai dải quặng . Dải quặng 1 gồm các mỏ và điểm quặng đồng phân bố dọc hai bên đứt gãy gần mặt trục phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam. Đây là dải quặng có phân bố phong phú các điểm quặng và khoáng hóa đồng nhất. Đại diện cho dải quặng này là các mỏ và điểm quặng như Cầu Nhạc, Làng Đình, Đèo Váng, làng Cải.... Dải quặng 2. gồm các mỏ và điểm quặng phân bố ở vị trí trung tâm vùng nghiên cứu, dọc theo đứt gãy cắt qua cánh bắc - tây bắc của nếp lõm Tân Hoa và một vài mỏ phân bố dọc theo hai cánh của nếp lồi nhỏ Giáo Liêm. Có thể kể đến các điểm quặng, điểm khoáng hóa như mỏ Đồng Bưa, mỏ Khuôn Mười, mỏ Giáo Liêm, mỏ Gốc Sấu, mỏ Lân, điểm quặng Suối Than,... (chi tiết về các điểm quặng trong dải quặng 1 và 2 được NCS mô tả trong luận án) 11 Hình 3.1.Mặt cắt địa chất T7 và T14 điểm quặng Cầu nhạc Ảnh 3.1.Đới vò nhàu dập vỡ, thế nằm dốc đứng chứa quặng đồng mỏ Gốc Sấu Ảnh 3.2. Mạch chalcosin đặc sít xuyên cắt chéo góc các lớp đá phiến sét - vôi 3.3. Đặc điểm các đá biến đổi nhiệt dịch gần quặng Các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch gặp trong vùng nghiên cứu gồm thạch anh hóa, clorit hóa, dolomit hóa, sericit hóa. Ngoài các hiện tượng trên, trong vùng nghiên cứu còn gặp các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch calcit hóa, sericit hóa với mức độ yếu. Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG ĐỒNG VÙNG BIỂN ĐỘNG - QUÝ SƠN 4.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng, mẫu lát mỏng thạch học, kết hợp với các kết quả phân tích SEM tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng 12 với việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu có trước cho thấy thành phần khoáng vật quặng vùng Biển Động - Quý Sơn được thống kê ở bảng 4.1. Bảng 4.1.Thành phần khoáng vật quặng đồng vùng Biển Động - QuýSơn Khoáng vật tạo quặng Khoáng vật phi quặng Khoáng vật nguyên sinh Khoáng vật thứ sinh Khoáng vật tạo đá biến đổi Khoáng vật mạch Tetrahedrit Azurit Clorit Thạch anh Bornit Malachit Dolomit Calcit Chalcosin Covelin Sericit Chalcopyrit Limonit Tennantit Đồng tự sinh Electrum Pyrit Galenit Sphalerit Vàng tự sinh 4.2. Đặc điểm cấu tạo và kiến trúc quặng 4.2.1. Đặc điểm cấu tạo quặng Các khoáng vật quặng trong vùng nghiên cứu được thành tạo chủ yếu theo phương thức lấp đầy các hệ thống khe nứt, đứt gãy, các đới dập vỡ cà nát, mặt tách phiến, bong lớp và phương thức trao đổi thay thế (gặm mòn, hòa tan) với các khoáng vật tạo trước. Do có sự phân bố không đồng đều của các khoáng vật trong các thân quặng nên quặng có cấu tạo đa dạng. Các vi cấu tạo gặp dưới kính là mạch, mạng mạch, xâm tán, ổ, dải hạt, gặm mòn, vành riềm,... 4.2.2. Đặc điểm kiến trúc quặng Trong vùng nghiên cứu tồn tại 2 nhóm kiến trúc nguyên sinh và thứ sinh. Nhóm kiến trúc nguyên sinh được hình thành đồng thời với quá trình tạo quặng do sự trao đổi thay thế các khoáng vật thành tạo trước với dung dịch nhiệt dịch. Nhóm kiến trúc thứ sinh của quặng nguyên sinh được hình 13 thành sau quá trình tạo quặng, liên quan tới sự phá huỷ kiến tạo sau quặng, quặng bị cà nát, dập vỡ, tái kết tinh, định hướng,... Các kết quả phân tích khoáng tướng các mẫu quặng trong vùng nghiên cứu gặp những kiến trúc sau: Kiến trúc hạt tự hình, nửa tự hình; Kiến trúc hạt tha hình; Kiến trúc gặm mòn thay thế; Kiến trúc liên tinh tỏa tia; Kiến trúc keo, vi tinh, giả hình; Kiến trúc xen lấp. 4.3. Đặc điểm thành phần hóa học quặng Tổng hợp các kết phân tích của 1339 mẫu hóa quặng cho thấy hàm lượng đồng trong khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng lớn từ 0,01 đến 29,01%, trung bình 1,44%. Ngoài các kết quả phân tích hóa quặng đồng kể trên, tác giả đã tiến hành phân tích thêm một số mẫu địa hóa nguyên sinh trong khu vực nghiên cứu đối với đồng-chì - kẽm tại trung tâm phân tích thí nghiệm của Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm bằng máy RS-ICPMS. Kết quả cho thấy hàm lượng đồng dao động từ 0,02 đến 0,05%, trung bình 0,03% ; Zn từ 0,06 đến 0,1%, trung bình 0,08%; Pb từ 0,01 đến 0,02%, trung bình 0,012%. 4.4. Nguồn gốc quặng hóa đồng 4.4.1. Mối liên quan với hoạt động magma Trong vùng nghiên cứu, như đã nói ở phần trên không quan sát thấy sự xuất lộ của khối magma xâm nhập nào chính vì thế việc xác định mối liên quan giữa quặng hóa với magma trong vùng nghiên cứu theo những dấu hiệu trên là không có cơ sở. Tuy nhiên kết quả phân tích thành phần vật chất bao thể cho thấy dung dịch tạo quặng có nguồn gốc magma, hay nói một cách khác là quặng hóa trong vùng có quan hệ với magma về mặt nguồn gốc. Rất có thể quặng hóa trong vùng nghiên cứu liên quan đến magma ẩn sâu nào đó mà chưa phát hiện ra. 4.4.2. Nguồn nước và nguồn vật chất của dung dịch nhiệt dịch Kết quả phân tích thành phần vật chất bao thể trong vùng nghiên cứu cho thấy dung dịch tạo khoáng là dung dịch nhiệt dịch, được hình thành ở độ sâu khá lớn, với nhiệt độ ban đầu khoảng 410 0 C, áp suất lớn hơn 1300atm. Sự có mặt của N2 trong thành phần chất lưu trong bao thể nguyên sinh cho thấy dung dịch có nguồn gốc magma với nhiệt độ dung dịch ban đầu khoảng 300-410 0 C. Khi nhiệt độ của dung dịch giảm dưới 300 0 C chất lưu bao thể không còn hoặc còn rất ít N2, hàm lượng CO2, NaCl cùng giảm. Hàm lượng H2O tăng đến thời điểm nhiệt độ 170 0 C cho thấy sự tham gia ngày càng nhiều của nước khí tượng khi nhiệt độ giảm. 14 Ảnh 4.1. Một số hình ảnh phân tích thành phần vật chất bao thể 15 Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần vật chất bao thể (Nguồn: Phân tích tại Viện Địa chất khoáng vật học Sobolev-Liên Bang Nga, 2019) Số hiệu mẫu Khoáng vật chủ Kiểu bao thể Nhiệt độ Ơtecti (- 0 C) Nhiệt độ đóng băng (- 0 C) Độ muối (wt.%NaCl- eq) Nhiệt độ đồng hóa ( 0 C) Pha khí AP- 02 Thạch anh Khí Lỏng -11 đến -15 -3,1 đến -3,5 5,11-5,71 360- 410 CO2+- N2 Thạch anh Khí Lỏng -1,5 đến -2 2,57-3,39 250- 290 CO2 DD- 02 Thạch anh Khí Lỏng lỏng -0,2 đến -0,4 0,35-0,71 170- 195 CO2 Thạch anh Khí Lỏng, lỏng -24 đến - 18 -6,5 đến -0,8 1,4-9,68 230- 320 CO2 ĐB- 13 Thạch anh Khí Lỏng -21,5 đến -21 -3 đến - 0,5 4,96 210- 225 CO2 4.4.3. Nhiệt độ và áp suất thành tạo quặng Kết quả phân tích nhiệt độ đồng hóa bao thể trong các mạch thạch anh chứa quặng trong vùng nghiên cứu cho thấy, chủ yếu chỉ gặp các bao thể nguyên sinh như bao thể lỏng - khí, bao thể khí-lỏng, ít hơn là bao thể khí, (bảng 4.3). Bảng 4.3.Kết quả phân tích bao thể trong thạch anh STT Số hiệu mẫu Nhiệt độ đồng hóa bao thể theo kiểu quặng Thạch anh -đồng-sulfur đa kim ( 0 C) 1 ĐB 02 200 - 254 2 GS 01 220 - 245 3 ĐĐ 03 205 - 280 4 KM 01 220 - 253 5 GS 1b 207 - 248 16 STT Số hiệu mẫu Nhiệt độ đồng hóa bao thể theo kiểu quặng Thạch anh -đồng-sulfur đa kim ( 0 C) 6 GS 05 200 - 240 7 DD 02 170 - 320 8 ĐB 13 210 - 225 9 AP 02a 250 - 290 10 AP 02b 360 - 410 (Nguồn: Phân tích tại Viện KH Địa chất & KS Việt Nam và Viện Địa chất khoáng vật học Sobolev-Liên Bang Nga, 2019 ) Kết quả phân tích trên cho thấy nhiệt độ thành tạo quặng đồng trong khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 200 - 410 0 C (chủ yếu 200- 253 0 C), áp suất 1050 - 1300 atm. 4.4.4. Kiểu nguồn gốc và tiến trình tạo quặng 4.4.4.1. Kiểu nguồn gốc Kết quả nghiên cứu bước đầu về đồng vị 34 S, 13 C và 18 O trong khu vực nghiên cứu được thể hiện trong (bảng 4.4). Kết quả này được đối sánh trên Biểu đồ tương quan giữa δ 13 C và δ 18 O phân loại carbonat theo nguồn gốc thành tạo (theo Rollinson, 1993) đã cho thấy tổ hợp cộng sinh khoáng vật nguyên sinh được thành tạo trong điều kiện nhiệt dịch thuộc kiểu nhiệt dịch Mississpi Valley và kiểu nhiệt dịch Sống núi giữa Đại dương, (hình 4.1) Bảng 4.4. Kết quả phân tích đồng vị 34S,13C và 18O (Nguồn: Phân tích tại Viện Địa chất khoáng vật học Sobolev-Liên Bang Nga, 2019) STT Số hiệu mẫu Khoáng vật Đồng vị Kết quả 1 ĐB 04 Pyrit δ 34 S, ‰ CDT +6,6 2 ĐB 03 Galenit δ 34 S, ‰ CDT -22,2 3 ĐB 04 Pyrit δ 34 S, ‰ CDT 5,7 4 KM 26 Galenit δ 34 S, ‰ CDT -20,7 5 KM 2.6-2.9 Galenit δ 34 S, ‰ CDT -16,4 17 STT Số hiệu mẫu Khoáng vật Đồng vị Kết quả 6 KM 1.2 Galenit δ 34 S, ‰ CDT -22,0 7 GS 23/3 Chalcopyrit δ 34 S, ‰ CDT 6,8 8 GS 04 Sulfide’mix δ 34 S, ‰ CDT -13,6 9 GS 05 Sulfide’mix δ 34 S, ‰ CDT -8,5 10 ĐB 12 Calcit δ 13 CVPDB, ‰ -3,5 11 ĐB 34 Calcit δ 13 CVPDB, ‰ -5,4 12 TB 3/4 Calcit δ 13 CVPDB, ‰ -6,6 13 ĐB 12 Calcit δ 18 OVSMOW, ‰ 21,4 14 ĐB 34 Calcit δ 18 OVSMOW, ‰ 13,9 15 TB 3/4 Calcit δ 18 OVSMOW, ‰ 13,8 Kết quả phân tích đồng vị 34S được đối sánh trên biểu đồ giá trị δ34S của các khoáng vật chứa lưu huỳnh trong các mỏ khoáng nhiệt dịch (theo Rollinson, 1995) đã cho thấy S tham gia tạo quặng trong vùng nghiên cứu là đa nguồn, gồm lưu huỳnh trong các thành tạo magma và S trong các thành tạo trầm tích biển hiện đại (hình 4.2). Từ kết quả phân tích đồng vị 13C, 18O trong calcit và đồn
File đính kèm:
- luan_an_dac_diem_quang_hoa_dong_trong_cac_thanh_tao_tram_tic.pdf
- LATT E.pdf
- Bia_Tom tat English.pdf
- BÌA TÓM TẮT.pdf
- 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO.pdf
- 8 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO.pdf
- 7 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.pdf
- 6 Chương 5.pdf
- 5 Chương 4.pdf
- 4 Chương 3.pdf
- 3 Chương 2.pdf
- 2 Chương 1.pdf
- 1.2 Mo dau.pdf
- 1.1. Mục lục1.pdf