Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 1

Trang 1

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 2

Trang 2

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 3

Trang 3

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 4

Trang 4

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 5

Trang 5

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 6

Trang 6

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 7

Trang 7

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 8

Trang 8

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 9

Trang 9

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 208 trang nguyenduy 03/10/2024 891
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội

Luận án Đặc điểm và sự biến đổi cấu trúc không gian khu phố cũ Hà Nội
quan trọng nhằm bảo tồn các khu phố lịch sử, phát triển 
các kinh nghiệm tốt và mạng lưới nghề nghiệp trong phạm vi khu vực bảo tồn với 
bối cảnh của các nước Châu Á. [64] 
Diễn đàn UNESCO - Trường Đại học và Di sản tại Hà Nội (2009) đã ra tuyên 
bố tập trung vào vai trò, trách nhiệm của các thành viên, các quốc gia nhằm nâng 
84 
cao nhận thức của các nhà nghiên cứu và công chúng về nhiều vấn đề như: tầm 
quan trọng của việc bảo vệ DSĐT trong thời kỳ ĐTH; nhu cầu kết nối những người 
hành nghề trong lĩnh vực di sản và giới hàn lâm với chính quyền; vai trò của cộng 
đồng địa phương trong việc xác định, bảo tồn và phát triển giá trị di sản của Thủ 
đô Hà Nội; quan niệm hiện tại về di sản văn hóa như một chính thể và sự hòa nhập. 
2.5.4. Cơ sở pháp lý về quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội 
a) Luật quy hoạch đô thị 
Luật Quy hoạch đô thị là căn cứ pháp lý cao nhất để quản lý công tác lập 
QHXD, và quản lý theo quy hoạch. KPC Hà Nội là khu vực bị chi phối bởi các 
điều khoản liên quan đến quy hoạch cải tạo, chỉnh trang (Điều 31), TKĐT (Điều 
32, 33), việc lập Quy định quản lý kèm theo đồ án (Điều 34), và việc lập Quy chế 
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị (Điều 60). Tóm lược như sau: 
- Việc lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, phải đánh giá hiện trạng 
sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố về văn hoá - xã 
hội, môi trường của đô thị, của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp bổ sung, 
điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm 
yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; giữ gìn, phát huy được bản 
sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. 
- Trường hợp khu vực đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng của các 
lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án TKĐT 
riêng. Bao gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công trình; khoảng lùi 
của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định màu sắc, vật liệu, hình 
thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức cây 
xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước. 
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, TKĐT là các quy định về 
chỉ tiêu sử dụng đất tại từng khu vực hoặc lô đất, các thông số kỹ thuật của hệ 
thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập 
quy hoạch đô thị. 
85 
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị bao gồm các quy định chủ yếu 
sau đây: (1) Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển đối với các khu 
vực đã có quy hoạch đô thị, TKĐT đã được phê duyệt; (2) Quản lý kiến trúc, 
không gian đô thị và các biện pháp khuyến khích, hạn chế; (3) Các quy định đặc 
thù về quản lý và kiểm soát phát triển đô thị; (4) Quy định về trách nhiệm trong 
việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị. [33] 
b) Luật kiến trúc 
Liên quan đến KPC Hà Nội, luật Kiến trúc đã đề cập đến các yêu cầu đối với 
kiến trúc đô thị (Điều 11), quản lý công trình kiến trúc có giá trị (Điều 13), và Quy 
chế quản lý kiến trúc (Điều 14). Tóm lược các nội dung liên quan đến CTKG KPC 
Hà Nội như sau: 
- Kiến trúc đô thị phải: a) Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung 
của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu 
phát triển mới, khu bảo tồn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên; b) Sử dụng màu 
sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, 
không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao 
thông; c) Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù 
hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể 
kiến trúc của khu vực; d) CTCC, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố 
phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người 
và phương tiện giao thông; đ) Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí 
đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến 
trúc chung của khu đô thị; e) Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun 
nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp 
ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng; g) Công trình giao thông phải được 
thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị. 
- Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng DTLS - văn hóa được quản 
lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Công trình kiến trúc có giá trị 
86 
chưa xếp hạng cần được lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức 
quản lý. Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc có giá trị được thụ hưởng 
lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình; được Nhà nước xem 
xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình; Không tự ý thay đổi hình thức 
kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình; 
- Quy chế quản lý kiến trúc lập cho các đô thị phải phù hợp với TKĐT và 
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Phù hợp với bản sắc văn hóa, đặc điểm, 
điều kiện thực tế. Trong đó bao gồm các nội dung: a) Quy định về quản lý kiến 
trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến 
đường cụ thể; b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của 
địa phương; c) Xác định khu vực cần lập TKĐT riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu 
tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; d) 
Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, CTCC, công trình phục vụ tiện ích 
đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ 
chức thi tuyển phương án kiến trúc; đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến 
trúc có giá trị; e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc 
thực hiện quy chế quản lý kiến trúc; g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa; h) Phụ 
lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị. 
2.6. Kinh nghiệm quốc tế 
2.6.1. Sự biến đổi cấu trúc không gian các đô thị thuộc địa trên thế giới: 
Qua đối chiếu giữa thực tế hiện nay với các tư liệu lịch sử, nhận thấy các 
đô thị thời thuộc địa trên thế giới được đề cập tại tiểu mục 1.1.2, Chương 1, có 
sự biến đổi CTKG khái quát tại bảng sau: 
Bảng 2.4: Sự biến đổi CTKG các đô thị thuộc địa trên thế giới 
TT Yếu tố Hình thức biến đổi 
1 Chức năng - Bổ sung chức năng mới 
- Phát triển du lịch 
2 Vai trò - Trở thành khu trung tâm lịch sử 
87 
TT Yếu tố Hình thức biến đổi 
3 Giao thông - Hệ thống GT mới chồng lớp lên mạng lưới cũ 
- Xuất hiện các kết nối và liên kết mới 
4 Mật độ xây dựng - Xây dựng nhà mới tại các không gian trống 
- Gia tăng trong các ô phố, lô đất 
5 Tầng cao - Công trình mới cao hơn công trình cũ 
- Xuất hiện công trình cao tầng hiện đại 
- Các khu phố đều được từng bước được bổ sung thêm các chức năng mới 
qua từng thời kỳ. Các khu phố đều trở thành khu phố lịch sử với những địa điểm 
du lịch hấp dẫn. Vai trò của một số khu phố có giảm đi so với ban đầu, do việc 
xây dựng các trung tâm hành chính, chính trị mới ở khu vực khác sau này. 
- Hệ thống hạ tầng giao thông các khu phố ít thay đổi. Sự biến đổi chủ yếu 
việc kết nối và chồng lớp (ngầm, nổi) hệ thống giao thông mới trên mạng lưới cũ. 
Hình 2.8: Đô thị Philadenlphia, Mỹ (1862) - biến đổi thành trung tâm mật độ cao hiện nay 
88 
Tạo thành các tuyến giao thông (đường bộ, và đường sắt) dạng "ánh xạ" - từ trung 
tâm ra ngoại vi, bắt nguồn từ vùng biên của khu phố hoặc xuyên qua khu phố. 
- Các khu phố trung tâm lịch sử đều có sự gia tăng mật độ đô thị và chiều cao 
với các công trình ở từng giai đoạn ĐTH. Kéo theo sự phát triển về diện tích sàn 
xây dựng, hệ quả là tăng trưởng về quy mô dân số cùng với các hoạt động đô thị 
đa dạng hơn. Sự biến đổi hình thái đô thị theo chiều cao là tất yếu khi mật độ đô 
thị gia tăng, làm thay đổi không gian các khu phố [56]. Có hai kiểu biến đổi chính: 
+ Đột biến lớn với nhiều CTXD cao tầng thay thế các công trình cũ 
+ Tăng chiều cao theo hướng bình quân. 
2.6.2. Đặc điểm cấu trúc không gian đô thị các khu phố thời thuộc địa hiện nay 
Bảng 2.5: Đặc điểm CTKG các đô thị thời thuộc địa trên thế giới 
TT Yếu tố Đặc điểm 
1 Vị trí - Trung tâm TP 
2 Tính chất - Trung tâm hành chính, chính trị 
3 Giao thông - Giữ nguyên mạng đường cũ dạng tuyến tính 
- Giao thông hiện đại (ngầm, GTCC) 
- Ga đường sắt trung tâm 
4 Mật độ và 
tầng cao 
- Mật độ thấp, không có CTXD cao tầng 
- Mật độ vừa, có ít CTXD cao tầng 
- Mật độ khá cao, các CTXD cao tầng đồng nhất 
- Mật độ cao, CTXD cao tầng tập trung ở trung tâm 
- Các đô thị thời thuộc địa đến nay đều ở trung tâm TP, với tính chất là trung 
tâm hành chính, chính trị của quốc gia như: Washington (Hoa Kỳ), Manila 
(Philippin), Jakata (Indonexia), hay Tỉnh lỵ (Bang), như: Wiliamsburg và 
Philadelphia (Hoa Kỳ), Podicherry và Chennai (Ấn Độ) 
- Đường phố lớn đều được giữ nguyên với cấu trúc hình học - tuyến tính; Các 
tuyến đường chính trước đây được kết nối với các đô thị phát triển sau này ở xung 
quanh. Xuất hiện các tuyến giao thông hiện đại (đường ngầm, ga - đường sắt và 
GTCC) xuyên tâm mới; các ga của tuyến đường sắt kiểu cũ đều là ga trung tâm 
89 
của các đô thị: Washington và Philadelphia (Hoa Kỳ), Jakata (Indonexia); các 
tuyến đường bộ cắt ngang hoặc ở khu vực giáp ranh khu phố với hai dạng thức: 
+ Xây dựng tuyến ngầm nhằm bảo tồn không gian cảnh quan lịch sử như: 
Washington, Wiliamsburg và Philadelphia. 
+ Nâng cấp tuyến trục chính hiện hữu ở các đô thị: Washington, và 
Philadelphia (Hoa Kỳ), Jakata (Indonexia). 
- Mật độ đô thị và tầng cao công trình trong các khu phố trung tâm lịch sử có 
4 hình thái sau: (1) mật độ thấp, không có CTXD cao tầng như tại: Wiliamsburg 
(Hoa Kỳ), Manila (Philippin), Podicherry (Ấn Độ), (2) mật độ vừa, có ít CTXD cao 
tầng như tại Chennai (Ấn Độ), Jakata (Indonexia), (3) mật độ khá cao, các CTXD 
cao tầng tương đối đồng nhất (được khống chế) để không cản trở tầm nhìn đến 
một số không gian chủ đạo của đô thị: Washington (Hoa Kỳ), (4) mật độ cao, 
nhiều CTXD cao tầng tập trung tại lõi trung tâm như tại Philadelphia (Hoa Kỳ). 
- Đặc điểm riêng về không gian của từng khu phố thời thuộc địa duy trì đặc 
trưng riêng khác biệt. VD tiêu biểu: 
+ Washington (Mỹ): mô hình "Pari của nước Mỹ" với đường chân trời 
của TP vẫn thấp và trải dài, với các kiến trúc trọng yếu ở các điểm giao 
chính của các tuyến đường phố. [59] 
+ Batavia (Indonesia): đô thị với hệ thống sông - đê theo quy hoạch ban đầu 
của Hà Lan với các CTCC - di sản bố trí trên các trục đường ven sông. 
Hình 2.9: Quy hoạch Washington, Mỹ (1791) - Bảo tồn và phát triển thành Trung tâm Washingoin DC ngày nay 
90 
- Nguyên tắc quy hoạch với các trục không gian quan trọng với CTCC chính, 
kết hợp với không gian công cộng được duy trì với hai hình thái: (1) Tôn trọng 
nguyên gốc: đề cao "chủ thể" là các công trình kiến trúc, quảng trường thời thuộc 
địa tại các vị trí trung tâm; cấm xây dựng công trình cản trở tầm nhìn đến "chủ 
thể", hạn chế xây dựng công trình cao tầng như tại Washington và Williamsburg; 
(2) Phát triển cao tầng tại hạt nhân: xung quanh các quảng trường và công trình 
lịch sử làm yếu tố nhận diện hạt nhân đô thị như tại Philadenlphia. 
- Các công trình kiến trúc quan trọng thời thuộc địa hầu hết được bảo tồn theo 
đúng chức năng gốc, trở thành di sản phục vụ du lịch [50]. Một số thành lũy thời 
thuộc địa trở thành DTLS phục vụ du lịch như tại Manila (Philippin), hoặc trở thành 
công viên - quảng trường trung tâm của đô thị như tại Podicherry (Ấn Độ) 
Đặc điểm CTKG một số đô thị thời thuộc địa trên thế giới hiện nay có thể 
tổng hợp thành các đặc điểm tại bảng 2.6. 
Hình 2.10: Quy hoạch Batavia, Indonesia (1571) - Bảo tồn kết hợp cải tạo hệ thống giao thông kết nối 
xuyên tâm, không xây dựng cao tầng 
91 
KPC Hà Nội cơ bản mang những đặc điểm CTKG tương tự như các đô thị 
thời thuộc địa trên thế giới, nhưng có đặc trưng riêng là sự đa dạng xen cài, với 
các kiến trúc trọng yếu án ngữ tầm nhìn; có không gian Hồ Gươm khác biệt. Đối 
chiếu với các đô thị khác có thể vận dụng việc bảo tồn CTKG tổng thể và các 
đặc trưng riêng, bổ sung hệ thống ĐSĐT hiện đại; phát triển với mật độ vừa, ít 
CTXD cao tầng. Có thể từng bước khôi phục các CTKG lịch sử quan trọng.
Hình 2.11: Quy hoạch Manila, Philippines (1571) - Bảo tồn nguyên vẹn cấu trúc thời thuộc địa, tạo vành 
đai bảo vệ, không xây dựng cao tầng 
92 
Bảng 2.6: Tổng hợp đặc điểm CTKG cơ bản một số đô thị thời thuộc địa trên thế giới hiện nay 
Đô thị 
Chức năng trung tâm Giao thông Mật độ và CTXD cao tầng 
Đặc trưng 
Hành chính 
quốc gia 
Hành 
chính bang 
(tỉnh) 
Bảo tồn 
hệ thống 
cũ 
Hiện đại 
(ĐSĐT, đường 
nổi, ngầm 
Mật độ thấp, 
không có 
CTXD cao tầng 
Mật độ vừa, 
có ít CTXD 
cao tầng 
Mật độ khá 
cao, CTXD cao 
tầng đồng nhất 
Mật độ cao, 
CTXD cao tầng 
tại trung tâm 
Washington X X X X 
Kiến trúc trọng 
yếu tại giao điểm 
của các tuyến trục 
Philadelphia X X X X 
Mật độ cao, TP 
hiện đại 
Wiliamsburg X X X X 
Bảo tồn trục đô 
thị duy nhất 
Podicherry X X X 
Không gian công 
cộng trung tâm đô 
thị 
Manila X X X X 
Bảo tồn tường 
thành Barocco 
Batavia X X X X 
Hệ thống sông – 
đê của Hà Lan 
Hà Nội X X X X X 
Đa dạng xen cài. 
Kiến trúc trọng 
yếu án ngữ tầm 
nhìn. Hồ Gươm 
93 
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CẤU TRÚC 
KHÔNG GIAN KHU PHỐ CŨ HÀ NỘI VÀ ĐỊNH 
HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ 
3.1. Nguyên tắc 
3.1.1. Nguyên tắc nhận diện sự biến đổi cấu trúc không gian Khu phố Cũ Hà Nội: 
- Bảo đảm sự phù hợp với các giai đoạn ĐTH ở Hà Nội từ cuối từ cuối thế 
kỷ XIX đến nay. 
- Nhận diện sự biến đổi CTKG KPC Hà Nội bằng việc phân tích những diễn 
biến và lịch sử của không gian đô thị. 
- Nhận diện sự biến đổi CTKG KPC, để phát hiện quy luật và sự phụ thuộc 
vào tư duy, đặc điểm riêng trong từng giai đoạn lịch sử. 
3.1.2. Nguyên tắc nhận diện đặc điểm cấu trúc không gian Khu phố Cũ Hà Nội: 
- Bảo đảm sự phù hợp với thực trạng của khu phố trong quá trình hình thành, 
phát triển và biến đổi. 
- Nhận diện các đặc điểm CTKG KPC bằng các lý thuyết TKĐT và các mô 
hình CTKG đô thị phương Tây được vận dụng ở Hà Nội; có so sánh với các đô thị 
thời thuộc địa khác. 
- Đảm bảo nhận diện được các đặc trưng riêng, đặc biệt về tổ chức không 
gian, thủ pháp TKĐT ở KPC Hà Nội. 
3.2. Sự biến đổi cấu trúc không gian Khu phố cũ Hà Nội qua các thời kỳ 
CTKG Hà Nội biến đổi từ mô hình đô thị truyền thống sang mô hình đô thị 
hiện đại, đánh dấu bằng sự hình thành, phát triển tiến tới hoàn thiện tổng thể CTKG 
lịch sử. KPC đang có nguy cơ thay đổi những đặc trưng về cấu trúc bởi sự gia tăng 
mật độ đô thị và xây mới các công trình cao tầng, biến dạng các ô đất, phong cách 
nghệ thuật kiến trúc lịch sử và đánh mất các DSĐT có giá trị. 
94 
Giai đoạn 1: 1875 – 1888 Giai đoạn 2: 1889 - 1920 Giai đoạn 3: 1921 – 1945 
Hình 3.1: Sự biến đổi CTKG từ đô thị truyền thống sang mô hình đô thị hiện đại thời Pháp thuộc ở KPC Hà Nội 
95 
3.2.1. Sự biến đổi cấu trúc không gian từ đô thị truyền thống sang mô hình đô thị 
hiện đại 
Đầu thế kỷ XX, hình thái đô thị chủ đạo ở Hà Nội vẫn mang tính truyền 
thống. Qua ba giai đoạn ĐTH, CTKG KPC Hà Nội được hình thành từ việc biến 
đổi các vùng nông thôn ven thành thị phong kiến và khu trung tâm kinh thành cổ; 
KPC đã phát triển, hoàn thiện về cấu trúc để trở thành mô hình đô thị hiện đại đầu 
thế kỷ 20. KPC Hà Nội được tạo nên từ quá trình hình thành và phát triển đồng 
thời của sáu cấu trúc thành phần. 
a) Giai đoạn 1 (1875 - 1888): 
Cùng với sự xuất hiện các kiến trúc mới năm 1875, tại hai điểm đô thị mới ở 
Bờ sông và Hồ Gươm, CTKG Hà Nội bắt quá trình biến đổi sang mô hình hiện 
đại, từ các yếu tố sẵn có, với tầm nhìn chiến lược thể hiện trên thực tiễn bằng hai 
trục chính đô thị phía Nam hồ Gươm. 
- Nhìn nhận việc xây dựng hai tuyến đường trục chính ở thời điểm khởi đầu 
(cải tạo từ tuyến đường cổ: Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi), và cuối của 
giai đoạn 1 đầu giai đoạn 2 (đường Trần Hưng Đạo) thể hiện trên bản đồ năm 
Hình 3.2: Sự biến đổi các điểm công cộng và làng xóm thành trục chính và điểm đô thị mới ở Bờ sông & Hồ Gươm 
96 
1890, cho đến nay, cho thấy: “Hai tuyến đường này đã định hình cho hướng phát 
triển ở phía Đông TP và đặc biệt ở phía Nam hồ Gươm sau này”. Đây là thủ pháp 
đô thị không chỉ thể hiện tầm nhìn mà còn ở nghệ thuật kiến tạo đô thị được thực 
thi tại KPC Hà Nội trong lịch sử cận đại. Cụ thể: 
+ Thủ pháp này đã định hình trước cho mô hình CTKG theo dạng ô bàn cờ 
phía Nam hồ Gươm. Mạng lưới có tính ưu việt nhất về tổ chức giao thông 
trong khu vực trung tâm. 
+ Vị trí hướng tuyến đường sắt và ga Hà Nội là vấn đề phức tạp liên quan 
nhiều yếu tố kỹ thuật, kể cả việc kết hợp với đường dẫn nối cầu Long biên 
sau này. Việc xây dựng đường Trần Hưng Đạo trước khi xây dựng Ga Hà 
Nội ở điểm đầu tuyến; dường như nằm trong dự tính phối hợp cả lĩnh vực 
giao thông và phát triển, nhằm tạo nên đô thị dịch vụ, giao thương ở Hà 
Nội hiện đại. 
+ Việc đường mới ban đầu xây dựng từ mở rộng, hiện đại hóa đường chính 
hiện có (Tràng Thi), và tại các trục hướng tâm (đường Lê Duẩn, Hàng 
Bài)). Sau đó, phát triển trục mới (Trần Hưng Đạo) song song với đường 
trục chính hiện trạng (Tràng Thi). Cho thấy nghệ thuật, hay sự ứng xử tinh 
tế, trong quá trình xây dựng đô thị của người Pháp. 
- Các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến sự xuất hiện của công trình mang 
phong cách tiền thực dân đơn giản tại CTKG đô thị mới, đánh dấu bằng cho sự 
biến đổi tổng thể không gian Thành phố có giá trị như dấu ấn lịch sử – “Địa điểm 
khởi đầu” của quá trình truyển đổi sang mô hình đô thị hiện đại của Hà Nội [10]. 
Điểm đáng lưu ý là: “Khu vực xuất hiện kiến trúc mới được hình thành từ các yếu 
tố sẵn có”. Đó là các điểm công cộng (Trại thủy quân, xưởng đúc tiền trường Thi, 
chùa Tàu, chùa Báo Ân) & làng xóm ở khu vực Hồ Gươm, Bờ sông và tuyến 
đường cổ nối Thành Hà Nội. 
Ở khía cạnh lịch sử đô thị, hầu hết các nghiên cứu và các chuyên gia đền 
thống nhất và cho rằng thời kỳ Pháp thuộc là quá trình sự tiếp xúc, va chạm và 
97 
giao hòa. Đây là thời điểm của sự “tiếp xúc” lịch sử. Do vậy, có thể thấy CTKG 
theo mô hình thành thị thời phong kiến ít biến đổi. Thành cổ kiểu Vauban vẫn là 
chủ thể của không gian đô thị Hà Nội. Nói cách khác: CTKG đô thị KPC Hà Nội 
giai đoạn 1875 – 1988 là việc Thành cổ chưa bị phá vỡ cấu trúc, các điểm công 
cộng & làng xóm truyền thống lân cận Hồ Gươm và bờ sông, biến đổi thành trục 
và điểm đô thị mới ở phía Đông TP. 
b) Giai đoạn 2 (1889 - 1920): 
Việc vận dụng mô hình đô thị phương Tây và phong cách kiến trúc đương 
đại ở Hà Nội, giai đoạn này, kiến KPC Hà Nội phát triển mạnh mẽ với sự xuất 
hiện của bốn CTKG đô thị mới. Đi kèm với quá trình này là sự mất mát của các 
kiến trúc thời phong kiến. 
- Nếu như sự biến đổi cấu trúc làng xóm và vùng đất nông nghiệp phía Nam 
hồ Gươm đã được định hình ở giai đoạn trước theo mô hình “TP bàn cờ” 
(Hyppodamus), thì sự phá vỡ cấu trúc Thành cổ không chỉ là tiếp tục áp đặt mô 
hình ô cờ, mà còn là sự vận dụng tư tưởng của mô tư tưởng của mô hình đô thị 
s
Hình 3.3: Quá trình hình thành khu trung tâm mới thay thế Thành cổ, Trung tâm đô thị tại khu vực Hồ Gươm, các khu 
đô thị mới phía Tây, Bắc và phía Nam TP cùng Đường sắt xuyên tâm 
98 
Barocco từ việc xây dựng tuyến đường chéo mới (đường Điện Biên Phủ ngày nay) 
và việc phát triển đường dẫn của tuyến đường sắt lên cầu Long Biên – cây cầu 
hiện đại nhất Châu Á ở thời điểm đó. 
- Cấu trúc Thành cổ bị phá bỏ. Hà Nội chứng kiến sự ra đời của một trung 
tâm mới tại Hồ Gươm. Ở Hồ Gươm, có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn với xóa bỏ, 
giữa phát triển với hạn chế phát triển: 
+ Giữa phá bỏ (Chùa Báo Ân, Chùa Tầu) và bảo tồn các yếu tố truyền thống 
(Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa). 
+ Giữa phát tri

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dac_diem_va_su_bien_doi_cau_truc_khong_gian_khu_pho.pdf
  • pdf3. Thông tin đóng góp mới của Luận án_English.pdf
  • pdf3. Thông tin đóng góp mới của Luận án.pdf
  • pdf2. Luan an_2020-06_NCS Vũ Hoài Đức_Tóm tắt_English.pdf
  • pdf2. Luan an_2020-06_NCS Vũ Hoài Đức_Tóm tắt.pdf