Luận án Nghiên cứu khả năng chịu tải cọc khoan nhồi đặt trong tầng đá phong hóa nứt nẻ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu khả năng chịu tải cọc khoan nhồi đặt trong tầng đá phong hóa nứt nẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu khả năng chịu tải cọc khoan nhồi đặt trong tầng đá phong hóa nứt nẻ
ã được phân tích bằng báo cáo thiết kế, số liệu thi công và phần mềm CAPWAP. Mục đích của việc phân tích 9 dự án này dự đoán sức chịu tải của cọc đóng vào tầng IGMs. Kết quả cho thấy nên kết hợp nhiều phương pháp như nén tĩnh, CAPWAP và phần mềm Driven cho thiết kế sẽ phân tích được sức chịu tải của cọc chính xác hơn. Ngoài ra cũng đã sử dụng phương pháp SPT, phần mềm phân tích cho cọc đóng bê tông cốt thép Nhiều thí nghiệm ở Mỹ cho thấy chỉ dùng thí nghiệm nén tĩnh thì không đủ để đánh giá ứng xử của cọc [13, 26, 28, 40]. Ví dụ cọc khoan nhồi đường kính 1,2 m và chiều dài khoảng 15,6 m và được thi công xuyên qua lớp cát và ngàm vào lớp đá vôi yếu ở Tampa, Florida. Kết quả thí nghiệm cho thấy các thông tin quan trọng có thể thu được từ việc gắn các thiết bị đo, nếu như chỉ dùng thí nghiệm nén tĩnh thông thường sẽ không xác định được. Chú ý rằng sức kháng thành cọc trong đá được huy động tại chuyển vị nhỏ hơn 13mm và sức kháng cắt sẽ huy động tính dư và biến dạng cứng dần (strain-hardening) đến giá trị lớn nhất của chuyển vị vượt quá 38mm. Như vậy không thể bỏ qua sức kháng của thành cọc trong đá trong trường hợp này. Sức kháng ở mũi cọc xuất hiện ứng với chuyển vị của mũi cọc ban đầu là 13mm, có thể là do việc thổi rửa đáy lỗ khoan không sạch, nhưng sau đó sẽ tăng tuyến tính đến giá trị chuyển vị tối đa (38mm tương ứng với 3% cọc). Thí nghiệm Osterberg cũng dùng để xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi, thí nghiệm này có nhiều ưu điểm và cũng được áp dụng khá rộng rãi [18, 50, 52]. Dưới đây trình bày chi tiết một số nghiên cứu trên thế giới xác định sức chịu tải thông qua nén tĩnh của cọc khoan nhồi có xét đến đo đạc, quan trắc biến dạng dọc thân cọc bằng cảm biến đo biến dạng. 40 2.2.1. Thí nghiệm thử tải cọc cho cọc khoan nhồi tại Ấn Độ Muthukkumaran (2004) [35] đã thí nghiệm cọc với các thiết bị đo biến dạng (strain gage) dọc theo thân cọc như ở hình 2-7. Lực dọc thân cọc cho toàn bộ các cấp tải trọng được đo đạc ứng với các độ sâu khác nhau được chỉ ra ở hình hình 2-8. Tác giả này đã nghiên cứu cho các trường hợp mũi cọc đặt vào các lớp đất đá khác nhau như đất sét, đá phong hóa và đá gốc. Kết quả được trình bày như ở hình 2-9. H nh 2-16: Điều kiện địa chất điển h nh tại vị trí cọc thí nghiệm và sơ đồ bố trí thiệt bị đo (strain gauges) trên cọc. H nh 2-17: Lực dọc thân cọc cho toàn bộ các cấp tải trọng 41 H nh 2-18: Lực dọc thân cọc trong các lớp địa chất khác nhau 2.2.2. Thí nghiệm thử tải cọc cho cọc khoan nhồi tại Nashville (Mỹ) Ví dụ dưới đây giới thiệu một chương trình thử tải cọc có gắn thiết bị đo dọc theo thân cọc khoan nhồi. Đây là một chương trình thí nghiệm thử tải một cách cẩn thận, ghi chép đầy đủ với các số liệu quan trắc tin cậy và được phân tích kĩ lưỡng. Các thí nghiệm được tiến hành nhằm tính toán cũng như đánh giá hoạt động của cọc khoan nhồi vào trong lớp đá tiêu biểu với chất lượng lớp đất nền yếu và được dự đoán là lớp chịu tải chính của nền. Dữ liệu của thí nghiệm này nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho tính toán cọc khoan nhồi ở khu vực Nashville khi đặt vào lớp đá. a) Phƣơng pháp luận và điều kiện địa chất Khu vực thí nghiệm được chọn có địa chất là đá vôi nằm ở phía Đông của Nashville (Mỹ) được chỉ ra ở hình 2-10. 42 H nh 2-19: Vị trí thí nghiệm tại Mỹ b) Phƣơng pháp thí nghiệm Phương án thử nghiệm bao gồm thí nghiệm sử dụng thiết bị đo lực Osterberg để quan trắc sức kháng lớn nhất của thành bên và mũi cọc trong tầng đá vôi. Thi công ống vách có đường kính 137cm vào nền đá, cọc khoan nhồi có đường kính D=122cm và một tấm đệm có đường kính 91,5cm có gắn O-cells. Do thí nghiệm đầu tiên bị phá hoại tại thành cọc và không đạt đến giới hạn chịu lực, thí nghiệm thứ 2 sẽ được điều chỉnh lại kích thước bằng cách giảm đường kính cọc khoan nhồi xuống còn D=66cm nhằm huy động một lượng vừa phải sức kháng bên, đồng thời với diện tích đệm tải (có gắn O-cells) nhỏ hơn, để có thể đo được sức kháng mũi lớn hơn. Bên cạnh đó, thí nghiệm lần 2 còn được lấp 43 đầy với bê tông cho tới gần mặt đất để tăng cường sức kháng bên tới giá trị lớn nhất có thể. H nh 2-20: ố trí thiết bị đo Điều kiện địa kỹ thuật Các lỗ khoan được bố trí như hình 2-12 xung quanh cọc. Hai cọc thí nghiệm cách nhau khoảng 9,15m, khoảng cách từ lỗ khoan bằng khoảng 2,44m tính đến tim cọc. Các thí nghiệm khoan lõi, RQD và cường độ nén 1 trục của đá được thể hiện như hình. H nh 2-21: Vị trí thí nghiệm và lỗ khoan 44 H nh 2-22: Tỉ lệ thu hồi lõi khoan H nh 2-23: Chỉ số RQD tại theo độ sâu 45 H nh 2-24: Cường độ mẫu đá theo độ sâu Thi công các cọc thí nghiệm Cả 2 cọc thí nghiệm đều được thi công trong điều kiện khô ráo bằng cách khoan vào đá, thi công ống vách có đường kính 137cm vào đỉnh lớp đá, thi công cọc khoan nhồi đường kính 122cm vào lớp đá cần đo sức kháng. H nh 2-25: Thiết bị thi công 46 Sau khi hoàn thành giai đoạn đào, khoan mùn tại mũi cọc, kiểm tra chất lượng đá phía dưới lớp đặt cọc. Dưới đây là tóm tắt thí nghiệm. Thí nghiệm cọc 1: Lỗ khoan 129,5cm, khe nứt 7,62cm ở vị trí 48,3 cm; 1,3cm đá và 1,9cm kẽ nứt. Đá phong hóa 45,72cm với các lỗ rỗng và phiến Thí nghiệm cọc 2: Lỗ khoan 183cm, 0,95cm khe nứt tại vị trí đệm tải 91,5cm. Trường hợp bình thường, nhà thầu có thể yêu cầu mở rộng lỗ khoan cọc thêm ít nhất 0,61m sâu trong đất nhằm xuyên qua hơn 7,62cm dưới khe nứt H nh 2-26: Vị trí gắn Thiết bị thí nghiệm c) Kết quả thí nghiệm Kết quả thí nghiệm cọc 1 và 2 được trình bày như sau: Sức kháng thành bên trong đá được xác định từ kết quả thí nghiệm cho cọc số 1, bởi thí nghiệm này được thiết lập để huy động tối đa sức kháng bên và 47 không phức tạp như đối với thí nghiệm 2. Biểu đồ 2-19 chỉ ra sức kháng thành bên ứng với chuyển vị của cọc khoan nhồi thể hiện ở hình bên dưới. Dữ liệu của O-cells cho thấy rằng sức kháng bên được huy động tăng dần theo độ sâu. Tuy nhiên, sự phân bố thực tế được thể hiện trên dữ liệu của các cảm biến (Straingauges). H nh 2-27: Sức kháng ma sát đơn vị và chuyển vị tương ứng Số liệu cho thấy rằng sức kháng bên được huy động với một tỉ lệ tương quan ứng với chuyển vị khoảng 0.2inch hoặc bé hơn, giá trị trung bình tối đa đối với sức kháng của thành cọc 1 bằng 960kPa. Giá trị sức kháng mũi đo được từ thí nghiệm 2 được thể hiện trên hình 2- 20. 48 H nh 2-28: Sức chịu tải và chuyển vị Phân tích kết quả thí nghiệm Sức kháng thành bên Sức kháng thành bên của cọc trong thí nghiệm 1 được xem xét tương quan với các lý thuyết tính toán khác cho sức kháng trong đá. Sức kháng thành bên của cọc trong đá thường được tính toán bao gồm một số tương quan đối với giá trị sức kháng nén. Giá trị trung bình của sức kháng thành bên cho thí nghiệm 1 vào khoảng 960kPa với chuyển vị khoảng 1,27cm. Tỷ lệ hồi phục lõi dao động từ 74% đến 100% và RQD dao động từ 9% đến 65%. Công thức tính toán cho sức kháng đơn vị fs được Rowe và Armitage [34] đề xuất và sau đó được hiệu chỉnh bởi Kulhawy và Phoon như sau: fs = C . pa . √ ( ) (2-58) Trong đó: : cường độ kháng nén nở hông, (kPa) :p suất không khí, (kPa) C :là hệ số thực nghiệm dao động từ 0.65 đến 3. Phân tích ngược lại kết quả với fs bằng 960kPa và bằng 57.2MPa cho ta giá trị trung bình của hệ số C cho đá vôi là 0.4, giá trị này tương đối thấp so với các loại đá khác. Lý do là do cọc này có lẫn đất sét trong khe nứt làm giảm chất lượng bề mặt của đá vôi. 49 Sức kháng mũi Sức kháng mũi của 2 cọc được huy động ứng với chuyển vị bằng 1% đường kính cọc. Để đánh giá tương quan đặc trưng của tải trọng với biến dạng của mũi cọc, cần xem xét độ lún, s của một vùng bán không gian đàn hồi, có thể được biểu hiện như sau: s = 0.79 . ( ) (2-59) Trong đó: :áp lực, E :mô đun đàn hồi của khối đá Giá trị của hệ số Poisson thường được lấy là 0.25, và giá trị của s lấy từ 0.5% đến 1% của đường kính mũi cọc, mô đun đàn hồi của khối đá có thể được tính toán ngược lại từ thông số thí nghiệm như trên hình. H nh 2-29: Sức chịu tải và chuyển vị Kết luận sơ bộ đối với thiết kế Dựa trên thực tế thử tải, điều kiện của đá trong thí nghiệm 1 được coi là không phù hợp và cần được khoan tiếp tục vào nền nhằm đạt được điều kiện địa 50 chất tương đương hoặc ổn định như đối với thí nghiệm 2. Kết luận được đưa ra như sau: Khảo sát địa kỹ thuật cần được thực hiện đối với lõi đá và cần xác định cường độ nén 1 trục của đá Khảo sát khu vực cần đảm bảo không tồn tại lỗ rỗng, khe nứt trong quá trình hình thành sức chịu tải bên dưới cao độ dự kiến chịu tải. Nên thi công cọc khoan nhồi trong điều kiện khô ráo Lỗ khoan thăm dò cần đạt được độ sâu nhỏ nhất là 2 lần đường kính của mũi cọc Không tồn tại nhiều hơn 2 khe nứt, khe nứt trên 1 khu vực có kích thước 2 lần đường kính mũi cọc và mỗi khe nứt không lớn hơn 1,27cm. 2.2.3. Thí nghiệm thử tải cọc cho cọc khoan nhồi tại Kazakhstan Zhussupbekov báo cáo công trình liên quan đến thử tải cọc theo phương pháp nén tĩnh có gắn thiết bị đo dọc theo thân cọc và so sánh với phương pháp O-cell [18]. Kết quả được trình bày theo hình 2-23 đến 2-27. H nh 2-30: Thí nghiệm nén tĩnh cọc 51 H nh 2-31: Điều kiện địa chất tại vị trí thí nghiệm và chi tiết bố trí thiết bị đo H nh 2-32: Thiết bị thí nghiệm O-cell 52 H nh 2-33: Phân bố tổng lực thiết kế lên cọc PTP-1 và PTP-2 theo phương pháp O-cell H nh 2-34: Đường cong tải trong – lún của thí nghiệm cọc khoan H nh 2-35: So sánh kết quả thí nghiệm O-cell và nén tĩnh Kết quả cho thấy chỉ cần thí nghiệm nén tĩnh thông thường có gắn thiết bị đo biến dạng dọc theo thân cọc sẽ cho kết quả khá tương đồng với thí nghiệm phức tạp O-cell. 53 2.2.4. Thí nghiệm thử tải cọc khoan nhồi tại Maylaysia Phương pháp mới thử tải cọc được giới thiệu tại Malaysia [46]. Đối với mỗi cọc khoan nhồi, chuyển vị dạng dây rung (Vibrating Wire Strain Gauges) và giãn kế (Vibrating Wire Extensometers) được lắp đặt bên trong cọc hình 2.28- 2.29. Thiết bị đo biến dạng được gắn ở 6 cao độ khác nhau. Kết quả thu được đường cong truyền tải trọng theo độ sâu, biểu đồ tải trọng và chuyển vị của cọc theo hình 2.30-2.32. H nh 2-36: Thí nghiệm nén tĩnh cho cọc theo phương pháp gắn các thiết bị đo chuyển vị và biến dạng dọc theo thân cọc khoan nhồi 54 H nh 2-37: Phương pháp thí nghiệm dùng phương pháp mới đo chuyển vị của cọc H nh 2-38: Một số h nh ảnh bố trí thiết bị đo theo lồng cốt thép 55 H nh 2-39: ố trí thiết bị đo loại mới cho cọc có đường kính 750mm và chiều dài = 47.0m H nh 2-40: iểu đồ phân bố lực tác dụng theo chiều sâu 2.2.5. Thí nghiệm thử tải cọc khoan tại Đài Loan - Để thực hiện đề tài, NCS đã đi thực tế học tập kinh nghiệm tại Đài Loan và các hình dưới đây trình bày bố trí thí nghiệm nén cọc khoan nhồi có gắn các thiết bị đo biến dạng tại Đài Loan. - Các vị trí đo và thiết bị cần thiết được trình bày ở hình 2-33 đến 2-36 - Kết quả thí nghiệm vẽ được biểu đồ phân bố theo độ sâu (Hình 2-37) và biểu đồ t-z (Hình 2-38). H nh 2-41: ố trí thí nghiệm trên mặt đứng 56 Hình 2-42: ố trí thí nghiệm trên bằng, các vị trí gắn đầu đo trên mặt bằng H nh 2-43: Thiết bị đo biến dạng của thanh cốt thép 57 H nh 2-44: Thiết bị đo biến dạng của cọc H nh 2-45: Phân bố sức kháng thân cọc theo chiều sâu 58 H nh 2-46: iểu đồ t-z 2.3. Nghiên cứu bố trí thí nghiệm hiện trƣờng sức chịu tải của cọc Sau khi nghiên cứu tổng quan tài liệu các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam, để tiến hành thí nghiệm nén cọc cho cọc khoan nhồi thì cần các thiết bị tối thiểu được trình bày như dưới đây. Dựa vào tổng kết các nghiên cứu trước đó, thí nghiệm nén tĩnh và quan trắc, xác định ứng suất, biến dạng theo thân cọc và mũi cọc có thể được tiến hành với các thiết bị chính như sau [10, 19, 21, 23, 25, 27, 29, 35, 43, 44]: H nh 2-47: ố trí các thiết bị cho thí nghiệm nén tĩnh cọc kết hợp đầu đo biến dạng dọc theo thân cọc 59 (i) Đầu đo lực (load cell): đo lực tác dụng lên đầu cọc Một thiết bị đo lực (dạng load cell) là một bộ phận của hệ thống gia tải với mục đích đo lực tác dụng vào đầu cọc. Thiết bị đo lực này là một tấm thép đàn hồi với các lá điện trở đã được hiệu chỉnh gắn vào để đo lực. Nhìn chung, load cell thường có độ chính xác cao hơn so với kích thuỷ lực. (ii) Thiết bị đo biến dạng Đo biến dạng là thành phần quan trọng khi thí nghiệm tải trọng tĩnh để xác định được lực truyền vào cọc. Thông thường, các thiết bị đo biến dạng trong cọc khoan nhồi thường được gắn gián tiếp lên thanh thép (sister bars) như ở hình 2- 40. Thanh thép gián tiếp thường bao gồm 1 thanh thép có đường kính 13mm và chiều dài 1,2m với các thiết bị đo biến dạng được gắn gần phần giữa. Cốt thép thường được dính bám vào bê tông và do đó có thể đo được biến dạng của thanh thép từ đó tính ra biến dạng của cọc khoan nhồi tại vị trí gắn thiết bị. H nh 2-48: H nh ảnh thiết bị đo biến dạng gắn vào lồng cọc khoan nhồi 60 Mục đích của việc gắn các thiết bị đo biến dạng nhằm thu được lực tác dụng lên thành cọc tại các điểm đo, từ đó xác định được lực tác dụng truyền lên đất giữa các điểm đo. Có thể tăng độ chính xác của việc đo biến dạng dọc theo chiều dài cọc khoan nhồi bằng cách gắn nhiều thiết bị đo biến dạng tại một cao độ để tránh độ lệch tâm của tải trọng hay ứng suất do mômen uốn tác dụng vào thân cọc. Khi lấy giá trị trung bình của 2 đến 4 thiết bị đo biến dạng thì có thể loại bỏ ảnh hưởng do cọc chịu uốn. Tại vị trí đo biến dạng, lực truyền cho thân cọc sẽ được tính theo công thức định luật Hook: F =ε(AE) Trong đó: F = lực tác dụng vào thân cọc ε = biến dạng dọc trục của cọc A = diện tích cọc E = mô đun đàn hồi của cọc Khi đã xác định được lực truyền vào thân cọc tại các vị trí gắn đầu đo biến dạng, vẽ được biểu đồ lực tác dụng theo chiều sâu. Các thiết bị đo cần thiết cho 1 cọc khoan nhồi dự kiến như sau: ảng 2-12: Thống kê sơ bộ thiết bị đo cần thiết cho 1 cọc khoan nhồi Tên thiết bị Số lƣợng Mục đích Thiết bị đo lực tác dụng tại đầu cọc (load cell) 1 Đo tải trọng tác dụng vào đầu cọc Thiết bị đo biến dạng dọc theo thân cọc loại lá điện trở (Strain gage) tại mỗi mức cao độ 4 Đo biến dạng cốt thép tại các cao độ từ đó tính ra sức chịu tải thân cọc Giãn kế (tale extensometer) 2 Đo biến dạng thân cọc Đầu đo chuyển vị tại đầu cọc 4 Xác định được độ lún 61 Tên thiết bị Số lƣợng Mục đích của cọc Data logger 1 Thu nhận dữ liệu Ghi chú: trường hợp có 5 mức cao độ th cần tổng 20 thiết bị đo biến dạng dọc theo thân cọc loại lá điện trở (Strain gage). - Phân tích số liệu thu được như biến dạng của bê tông và biến dạng của cọc với các giai đoạn gia tải. - Theo nguyên lý vật liệu, lực tác dụng ở mỗi độ sâu được tính toán theo công thức: P=c.Ec.Ac (2-60) Trong đó: Ac: diện tích phần bê tông, là phần diện tích mặt cắt ngang của cọc và diện tích cốt thép Từ quan hệ của Ec, kết hợp với biến dạng của bê tông ở mỗi độ sâu và mỗi cấp gia tải, ứng suất của cọc ở mỗi giai đoạn gia tải được tính toán. Mối quan hệ giữa lực và độ sâu thí nghiệm ở mỗi giai đoạn thí nghiệm như sau. Lấy hiệu của hai giá trị lực truyền ở độ sâu đó, chia cho diện tích xung quanh giữa độ sâu đó, lực ma sát đơn vị được tính theo biểu thức: f=(Pi-Pi-1)/A=(Pi-Pi-1)/ .D.L (2-6 1) Chuyển vị của cọc được đo đạc bằng cách đo độ lún đầu cọc và chuyển vị tại các mức cao độ. Lực ma sát và chuyển vị giữa các độ sâu được nội suy và mối quan hệ giữa chuyển vị và biến dạng (t-z). Tính toán lực tác dụng vào cọc ở điểm sâu nhất và giảm lực ma sát. - Đối với mỗi thí nghiệm, biểu đồ cần được thể hiện bao gồm: 62 Quan hệ tải trọng - độ lún Quan hệ độ lún - thời gian Quan hệ tải trọng - độ lún - thời gian 2.4. Kết luận chƣơng 2 - Đã đưa ra yêu cầu chung và số lượng các thiết bị cần thiết để thí nghiệm nén cọc vào tầng đá phong hóa nứt nẻ. - Trình bày chi tiết cách tiến hành một vài công trình thí nghiệm trên thế giới, cách thu thập, xử lý số liệu khi nén cọc vào tầng đá. - Cách gắn các thiết bị đo, các biểu đồ thu được trong quá trình nén cọc để phục vụ cho chương tiếp theo liên quan đến thí nghiệm hiện trường. 63 CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG NÉN TĨNH VÀ NHỔ CỌC CỦA CỌC KHOAN NHỒI ĐẶT TRONG TẦNG ĐÁ PHONG HÓA NỨT NẺ 3.1. Nghiên cứu công thức tính toán lý thuyết dự tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong điều kiện đá phong hóa nứt nẻ 3.1.1. Tính toán theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành Các hướng dẫn trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành của nước ta hiện nay quy định rất sơ sài về trường hợp tính toán sức chịu tải của cọc nhồi trong đá phong hóa nói chung và đá phiến phong hóa nặng nói riêng. Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05 thì sức kháng của cọc khoan nằm trong đá phong hóa không được quy định rõ ràng [1] . - Khi tính toán theo tiêu chuẩn hiện hành 22TCN 272-05 [1] Khi cọc khoan nhồi đặt vào lớp đá phiến phong hóa nặng thì xem như lớp đá đó tương đương với lớp đất sét cứng. Tính sức kháng đỡ của cọc dựa vào sức kháng bên của các lớp đất phía trên, cộng với sức kháng bên của lớp đá phong hóa và sức kháng mũi của đá phong hóa theo phương pháp sau: R qp p qs s qp p p qs s sQ Q Q q A q A (3-1) Trong đó: ,qp qs là các hệ số sức kháng mũi cọc và thân cọc. ,p sA A là diện tích mũi và bề mặt thân cọc. sq là sức kháng bên của lớp đất phía trên hoặc sức kháng bên của lớp đá phong hóa tương đương với lớp đất dính, ở mặt bên của thân cọc (MPa): + Đất dính: s uq S (3-2) Trị số uS được tính theo kinh nghiệm thông qua kết quả thí nghiệm SPT: 64 uS = 0.006 60N =0.006 / 60HNE pq là sức kháng mũi của lớp đá phong hóa tương đương với lớp đất dính, ở dưới mũi cọc (MPa): + Đất dính: p c uq N S (3-3) 6(1 0,2 / ) 9cN Z D . ảng 3-1: Sức kháng đơn vị ma sát thành cọc [1] Tham khảo Mô tả Touma và Reese (1974) qs = Kv tan f < 0,24MPa ở đây: K = 0,7 đối với Db 7500mm K = 0,6 đối với 7500mm < Db 12000mm K = 0,5 đối với Db > 12000mm Meyerhof (1976) qs = 0,00096N Quiros và Reese (1977) qs = 0,0025N < 0,19 MPa Reese và Wright (1977) Với N 53 thì qs = 0,0028 N Với 53 < N 100 thì qs = 0,00021 (N - 53) + 0,15 Reese và O'Neill (1988) qs = v 0,19 MPa với 0,25 1,2 ở đây: : = 1,5 – 7,7x10-3 z ảng 3-2: Sức kháng đơn vị mũi cọc [12] Tham khảo Mô tả Touma và Reese (1974) Rời - qp (MPa) = 0 Chặt vừa - qp (MPa) = k 1.5 Rất chặt - qp (MPa) = k 3.8 K = 1 Chặt vừa Dp 500 mm K = 0.6 Dp đối với Dp 500 mm 65 Chỉ dùng khi Db > 10D Meyerhof (1976) qp (MPa) = p bcorr D D0.013N < 0.13 Ncorr đối với cát < 0.096 Ncorr đối với bùn không dẻo Reese và Wright (1977) qp (MPa) = 0.064 N đối với N 60 qp (MPa) = 3.8 đối với N > 60 Reese và O'Neill (1988) qp (MPa) = 0.057 N đối với N 75 qp (MPa) = 4.3 đối với N > 75 - Tính toán theo tiêu chuẩn mới TCVN 11823: 10-2017 [5] Nội dung chính đã được trình bày tại mục 1.4.1 3.1.2. Một số hướng dẫn tính toán theo các tiêu chuẩn nước ngoài và một số nghiên cứu khác - Các hướng dẫn của nước ngoài về tính toán chịu tải trọng của cọc nhồi trong đá phong hóa nặng - Theo Handbook of Geotechnical Investigation and Design Table Đối với các loại đá phong hóa nặng không lấy được mẫu nguyên trạng, việc phân loại và ước tính sức chịu tải của đá được lấy theo giá trị SPT ngoại suy do thiết bị đóng SPT không thể xuyên thêm trước khi đạt giá trị cần khảo sát: ảng 3-3: Phân loại đá phong hóa theo giá trị SPT ngoại suy Cƣờng độ Giá trị SPT ngoại suy Sức chịu tải cho phép Cực thấp đến thấp 60 ~ 150 500 kPa ~ 1.5 MPa Trung bình 100 ~ 350 1 ~ 5 MPa Cao 250 ~ 600 Rất cao đến cực cao > 500 > 5 MPa Theo phân loại trong Bảng 3-2 ở trên, giá trị SPT ngoại suy có thể đạt 66 đến 600. Đối với các trường hợp có SPT lớn hơn là
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_kha_nang_chiu_tai_coc_khoan_nhoi_dat_tron.pdf
- 1. Thông tin luận án A TIẾN 13.2.2020.doc
- Summary Le Duc Tien_ENG A Lan edit.pdf
- Tom tat Le Duc Tien Lân edit TViet.pdf