Luận án Nghiên cứu một số tính chất chủ yếu của bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số tính chất chủ yếu của bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số tính chất chủ yếu của bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép trong xây dựng mặt đường ô tô ở Việt Nam
thép 2.2.1. Cơ sở thiết kế thành phần bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép Dựa trên cơ sở tính toán và phương pháp thiết kế theo kinh nghiệm mà Rangan đưa ra, quá trình thiết kế thành phần bê tông geopolymer tro bay sử dụng hoàn toàn cốt liệu xỉ thép được thể hiện ở sơ đồ khối theo Hình 2.11. 57 Hình 2.11. Sơ đồ khối tính toán và thiết kế thành phần GPC Chi tiết các bước tính toán như sau: 3 Giả sử: mGPCS=mxỉ thép+mtro bay+ m dung dịch kiềm kích hoạt (tính cho 1m bêtông GPCS ở trạng thái tự nhiên) Bước 1: Xác định cường độ yêu cầu với xác suất đảm bảo độ tin cậy nhất định Bước 2: Lựa chọn tính công tác và khối lượng thể tích của GPCS Bước 3: Xác định khối lượng cốt liệu. Bước 4: Xác định tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/tro bay Bước 5: Xác định khối lượng tro bay Bước 6: Xác định khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt 58 Bước 7: Xác định tỷ lệ Na2SiO3/NaOH theo khối lượng Bước 8: Xác định khối lượng dung dịch NaOH và khối lượng chất tan NaOH Bước 9: Xác định khối lượng nước trong dung dịch NaOH Bước 10: Xác định khối lượng dung dịch Na2SiO3 và kết thúc quá trình thiết kế tính toán cho 1 m3 bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép. 2.2.2. Vật liệu chế tạo bê tông geopolymer tro bay sử dụng cốt liệu xỉ thép 2.2.2.1. Tro bay Nghiên cứu này sử dụng tro bay của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tỉnh Hải Dương đã qua xử lý bằng công nghệ thổi gió phân ly của nhà máy chuyên sản xuất tro bay Vina F&C. Tro bay thành phẩm được đóng bao, bọc lớp ni lông để tránh hút ẩm. Mang về bảo quản cho tới ngày được sử dụng. Thành phần và độ mịn của tro bay được thể hiện ở Bảng 2.10 và Bảng 2.11. Đây là loại tro tương đương với tro bay nhóm F theo tiêu chuẩn ASTM C618-03 [37]. Theo tiêu chuẩn TCVN 10302:2014 “phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng” thì hàm lượng mất khi nung MKN, % khối lượng, không lớn hơn 12 % và 15% lần lượt trong hai trường hợp sau: i. Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông cốt thép từ bê tông nặng và bê tông nhẹ; ii. Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông không cốt thép từ bê tông nặng, bê tông nhẹ và vữa xây. Theo tiêu chuẩn ASTM C618 thì tro bay được chia làm ba loại N, F, C. Dựa vào Bảng 1 ở trang 2 của tiêu chuẩn có quy định thành phần hóa học của các loại tro bay thì hàm lượng mất khi nung quy định không được lớn hơn 10% đối loại N; 12% đối với loại F; 6% đối với loại C. Vì vậy, loại tro bay này hoàn toàn có thể sử dụng trong việc chế tạo bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép. Bảng 2.10. Thành phần hoá học của tro bay sử dụng trong nghiên cứu SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O Na2O TiO2 SO3 MKN* 51.74 24.53 5.59 0.81 1.95 4.42 0.11 0.76 0.31 8.98 % theo khối lượng, (*) Lượng mất khi nung 59 Bảng 2.11. Thành phần hạt của tro bay sử dụng trong nghiên cứu Cỡ hạt (m) 30 20 10 5 Lượng lọt sàng (%) 95 51.67 33.06 16.77 2.2.2.2. Dung dịch kiềm kích hoạt Dung dịch kiềm sử dụng trong nghiên cứu này là hỗn hợp dung dịch NaOH kết hợp với Na2SiO3 để tăng tốc độ polyme hóa, từ đó tăng nhanh thời gian hình thành cường độ của mẫu thử. Trong nghiên cứu này sử dụng NaOH khan dạng vảy và dung dịch thủy tinh lỏng Na2SiO3 được lấy từ nguồn nhà máy hóa chất Việt Trì (Việt Trì, Phú Thọ). Hình 2.12. Vật liệu thành phần của dung dịch kiềm hóa (Gel) Thành phần hóa học và một số chỉ tiêu cơ lý của NaOH và Na2SiO3 (nhà máy hóa chất Việt Trì) được thể hiện ở Bảng 2.12. Bảng 2.12. Thành phần hóa học và một số chỉ tiêu cơ lý của NaOH và Na2SiO3 NaOH Na2SiO3 Đặc điểm Vảy trắng Đặc điểm Lỏng, nhớt Độ tinh khiết 98.5% Tỷ trọng ở 30oC 1.42-1.43 g/ml %NaOH 98.7% %Na2SiO3 39-40.03% %NaCl 0.03% Mô đun 2.85 %Na2CO3 0.5% %Fe2O3 0.004 Khối lượng riêng 2.1 60 Dung dịch kiềm kích hoạt phải được chuẩn bị bằng cách hòa tan NaOH dạng vảy khô vào nước theo nồng độ yêu cầu, sau đó trộn dung dịch NaOH và dung dịch Na2SiO3 theo tỷ lệ đã định trước. Cả hai quá trình hòa tan và trộn này đều là các phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ hỗn hợp vào khoảng 70oC. Do vậy, nên pha chế dung dịch kiềm kích hoạt ít nhất một ngày trước khi trộn vào bê tông để kích hoạt tro bay [66], [67]. 2.2.2.3. Cốt liệu Xỉ thép đóng vai trò là cốt liệu, xỉ thép sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ khu công nghiệp gang thép Thái nguyên (Thành phố Thái Nguyên). Hỗn hợp cốt liệu xỉ thép sử dụng có Dmax 19 mm. Xỉ thép được nghiền nhỏ thành các cỡ hạt khác nhau và thu hồi lượng kim loại dư thừa còn trong xỉ thép (mạt kim loại) bằng thiết bị lò từ, sau đó xỉ thép được sấy khô bề mặt để sử dụng thí nghiệm. Hình 2.13. Cốt liệu xỉ thép đƣợc nghiền và thu hồi kim loại dƣ thƣa bằng lò từ Hỗn hợp cốt liệu xỉ thép có Dmax =19mm được sàng phân loại theo các cỡ hạt khác nhau theo ASTMC136 [31] và được phối trộn với nhau thỏa mãn theo tiêu chuẩn ASTMC33 [28]. Sau khi phối trộn cốt liệu xỉ thép được chia làm hai loại bao gồm: + Loại 1: là loại có kích cỡ hạt từ 4.75÷19 mm đóng vai trò là cốt liệu lớn + Loại 2: là loại có kích cỡ hạt từ 0.15÷4.75 mm đóng vai trò là cốt liệu nhỏ 61 Hình 2.14. Các cỡ hạt của cốt liệu xỉ thép Bảng 2.13. Thành phần hạt của xỉ thép cỡ hạt 4.75÷19 mm Đường kính mắt sàng d (mm) 25 19 9.5 4.75 2.36 100 90.00 20.00 0.00 0.00 Lượng lọt sàng tiêu chuẩn (%) 100 100 55.00 10.00 5.00 Lượng lọt sàng thí nghiệm (%) 100 92.26 65.83 2.50 0.00 Lọt sàng sau khi phối trộn (%) 100 95.00 37.5 5.00 0.00 Hình 2.15. Biểu đồ cấp phối của xỉ thép cỡ hạt 4.75÷19 mm. Qua biểu đồ cấp phối hạt của cốt liệu thô xỉ thép thực tế thí nghiệm ta thấy cốt liệu xỉ thép không đảm bảo thành phần hạt theo ASTMC33. Hàm lượng lọt sàng tại cỡ sàng 9.5mm của cốt liệu lớn là 65.83%, nằm ngoài phạm vi cho phép (20-55%) theo tiêu chuẩn ASTMC33. Vì vậy, cốt liệu lớn xỉ thép cần phải tiến hành sàng lọc 62 ra trên từng mắt sàng sau đó tiến hành phối trộn lại trên từng mắt sàng để cấp phối cốt liệu thô thỏa mãn tiêu chuẩn ASTMC33 [28]. Bảng 2.14. Thành phần hạt của xỉ thép cỡ hạt 0.15÷4.75 mm Đường kính mắt sàng d (mm) 9.5 4.75 2.36 1.18 0.6 0.3 0.15 100 95.00 80.00 50.00 25.00 5.00 0.00 Lượng lọt sàng yêu cầu 100 100 100 85.00 60.00 30.00 10.00 Lượng lọt sàng thí nghiệm 100 95.63 82.50 54.38 29.38 8.13 0.00 Mô đun độ lớn Mđl 3.26 Hình 2.16. Biểu đồ cấp phối của xỉ thép cỡ hạt 0.15 ÷ 4.75 mm Qua biểu đồ cấp phối hạt của cốt liệu mịn xỉ thép thí nghiệm đảm bảo thành phần hạt theo ASTMC33 [28] và hàm lượng các hạt lọt qua các sàng đều gần với mức cận dưới của tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa cấp phối hạt của cốt liệu xỉ thép khá thô. Mô đun độ lớn của cốt liệu mịn khá lớn (Mđl= 3.26), hoàn toàn có thể đáp ứng vai trò là cốt liệu mịn để chế tạo bê tông geopolyme tro bay cốt liệu xỉ thép. 2.2.3. Công nghệ chế tạo mẫu thử bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép trong phòng thí nghiệm 2.2.3.1. Nhào trộn hỗn hợp bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép Quá trình nhào trộn được thực hiện bằng máy trộn cưỡng bức với thể tích thùng trộn 60 lít do Daiwa Kenko Co, LTD cung cấp. Hỗn hợp được nhào trộn theo ASTM C192 [34] với thời gian trộn khô 3 phút và trộn ướt 5 phút. 63 Hình 2.17. Máy trộn bê tông cƣỡng bức Hình 2.18. Trộn hỗn hợp bê tông GPCS 2.2.3.2. Chế tạo mẫu và bảo dưỡng Hỗn hợp bê tông tươi sau khi được nhào trộn tiến hành đo độ sụt của bêtông tươi, và đúc các tổ mẫu thí nghiệm. Hỗn hợp được cho vào khuôn và được đầm chặt, đối với các mẫu hình trụ được đầm chặt trên bàn rung khoảng 1.5 phút, dài hơn khoảng 2 lần so với việc chế tạo BTXM truyền thống [11]. Sau khi các tổ mẫu thí nghiệm được đúc xong, hoàn thiện bề mặt và tiến hành phủ kín giấy bóng trên bề mặt của các mẫu thí nghiệm để tránh sự thoát hơi nước nhanh. Hình 2.19. Đầm mẫu Hình 2.20. Mẫu thí nghiệm trƣớc khi tháo khuôn Sau 48 giờ, tiến hành tháo khuôn và lưu mẫu ở điều kiện phòng thí nghiệm (PTN) cho đến ngày thí nghiệm. Điều kiện phòng thí nghiệm trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có nhiệt độ t = 22 4oC và độ ẩm w = 60 20% [14]. 64 2.2.4. Thiết kế thành phần bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm Do chưa có tiêu chuẩn thiết kế thành phần bê tông geopolymer và hệ thống bảng tra vật liệu thành phần dùng cho 1m3 GPC, nên trong nghiên cứu này chọn phương pháp thiết kế thành phần của Rangan [91], [92] kết hợp với phương pháp quy hoạch thực nghiệm để thiết kế thành phần bê tông geopolymer tro bay sử dụng cốt liệu xỉ thép. 2.2.4.1. Lựa chọn hàm mục tiêu Cường độ là đặc tính quan trọng nhất của bê tông sử dụng cho mặt đường và thường được đánh giá bằng hai chỉ tiêu gồm cường độ chịu kéo khi uốn và cường độ nén. Tương tự như BTXM truyền thống bê tông GPCS có thể làm việc ở những trạng thái khác nhau: nén, kéo, uốn, trượt, v.v... Bê tông GPCS làm việc ở trạng thái chịu nén là tốt nhất. Việc lựa chọn thành phần hỗn hợp các loại bê tông xi măng đều căn cứ vào chỉ tiêu cường độ chịu nén. GPC nói chung và GPCS nói riêng cũng có đặc tính chịu nén tốt giống BTXM. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, lựa chọn cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày của bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép là hàm mục tiêu để thiết kế thành phần của hỗn hợp. Tuy nhiên khác với bê tông thông thường, bê tông sử dụng trong tầng mặt của kết cấu áo đường cứng làm việc ở trạng thái chịu kéo khi uốn. Vì vậy, cường độ chịu kéo uốn cũng được lựa chọn là một trong các thông số để đánh giá chất lượng của bê tông gepolymer tro bay cốt liệu xỉ thép và được xác định thông qua tương quan giữa cường độ nén và kéo uốn. 2.2.4.2. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến cường độ GPC Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông geopolymer tro bay gồm loại và nồng độ của dung dịch kiềm, tỷ lệ khối lượng dung dịch silicat/dung dịch kiềm, tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/ tro bay, lượng nước hoặc siêu dẻo thêm vào và nhiệt độ và thời gian bảo dưỡng [18], [91], [66], [55], [56], [12]... Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng chính đến cường độ nén là nồng độ mol của dung dịch kiềm NaOH; tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/tro bay (AAS/FA) và tỉ lệ khối lượng dung dịch Na2SiO3 và dung dịch NaOH (SS/SH), nhiệt độ bảo dưỡng được nghiên cứu nhiều nhất. Mặc dù, các nghiên cứu chỉ ra kết cấu geopolymer cho cường độ nén cao hơn khi được bảo dưỡng ở nhiệt độ cao (thường là 60-90oC). Mặt khác, ở điều kiện không bảo dưỡng nhiệt, bê tông geopolymer tro bay cũng phát 65 triển cường độ theo thời gian tương tự như BTXM [45]. Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu luận án chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng bê tông geopolymer cốt liệu xỉ thép vào kết cấu mặt đường tại Việt Nam với công nghệ thi công tại chỗ không cần bảo dưỡng nhiệt, nên không xét tới điều kiện nhiệt độ bảo dưỡng. Từ đó, trong nghiên cứu, lựa chọn ba yếu tố ảnh hưởng chính đến cường độ nén là nồng độ mol của dung dịch kiềm NaOH (biến X1); tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/tro bay (AAS/FA) (biến X2) và tỉ lệ khối lượng dung dịch Na2SiO3 và dung dịch NaOH (SS/SH) (biến X3). Bất kỳ dung dịch kiềm mạnh nào cũng có thể được sử dụng để làm chất kích hoạt cho việc tạo ra geopolymer. Trong đó, các dung dịch kiềm kích hoạt thường được sử dụng phổ biến nhất là NaOH hoặc KOH kết hợp với Na2SiO3 hoặc K2SiO3. Trong nghiên cứu, lựa chọn sử dụng dung dịch NaOH kết hợp với Na2SiO3 do được nghiên cứu phổ biến hơn và giá thành rẻ hơn. Các nghiên cứu trên GPC cốt liệu tự nhiên đều cho thấy tăng nồng độ mol của dung dịch kiềm sẽ tạo ra sự hòa tan lớn hơn của nguyên liệu [50]. Kết quả là cường độ nén của geopolymer sẽ tăng lên cùng với việc tăng nồng độ mol của dung dịch kiềm. Fernández-Jimenez kết luận rằng sử dụng NaOH 12.5M mang lại cường độ nén cao hơn khi sử dụng NaOH 8M [60]. Tuy nhiên, nồng độ kiềm cao quá cũng được gợi ý là làm giảm cường độ của geopolymer. Palomo đã kết luận rằng hồ geopolymer được tạo ra bởi KOH 12M có kết quả kích hoạt nhanh hơn và cường độ nén cao hơn so với hồ geopolymer được tạo ra bởi KOH 18M [85]. Lý do cho ứng xử này vẫn chưa được làm rõ. Do cường độ chịu nén thiết kế là 25, 30, 35 MPa, và cốt liệu xỉ thép có cường độ nén cao hơn cốt liệu thông thường nên các nồng độ mol của dung dịch NaOH 10M, 12M, 14M được lựa chọn. Mặt khác, tỉ lệ khối lượng dung dịch Na2SiO3 và dung dịch NaOH (SS/SH) cũng quyết định các tính chất của dung dịch kiềm kích hoạt. Nghiên cứu của Rangan trên cốt liệu thông thường cho thấy tỷ lệ này tốt nhất là 2.5. Khi tỷ lệ này tăng lên thì cũng không tăng đáng kể cường độ nén [65]. Do đó, tỷ lệ này thường được sử dụng trong khá nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, do có những sự khác biệt về thành phần hóa học, tính chất cơ học giữa xỉ thép và cốt liệu tự nhiên, nên các tỉ lệ 2, 2.5 và 3 được lựa chọn trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 66 Bên cạnh đó, tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/tro bay (AAS/FA) cũng ảnh hưởng đáng kể đến cường độ của geopolymer. Xie và Xi đã nghiên cứu các thuộc tính của kiềm kích hoạt tro bay, cho rằng cường độ cao hơn có thể đạt được bằng cách tăng tỉ lệ của tổng lượng dung dịch kích hoạt với tro bay [105]. Theo đó, khi tỷ lệ AAS/FA tăng thì cường độ chịu nén giảm. Rangan đề xuất nên lựa chọn tỷ lệ khối lượng AAS/FA nằm trong khoảng 0.30-0.45 như Bảng 2.15. Bảng 2.15. Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của tỷ lệ AAS/FA Tỷ lệ khối lượng AAS/FA Tính công tác Cường độ thiết kế (MPa) 0.30 Cứng 58 0.35 Vừa phải 45 0.40 Vừa phải 37 0.45 Cao 32 Vì nghiên cứu sử dụng xỉ thép làm cốt liệu có cường độ chịu nén, và khả năng hấp thụ nước nhiều hơn cốt liệu thông thường (do có nhiều lỗ rỗng) nên trong nghiên cứu sử dụng tỉ lệ (AAS/FA) là 0.4, 0.45 và 0.5. Dựa vào cấp phối bê tông geopolymer đã được nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả chọn giá trị biến thiên của 3 yếu tố ảnh hưởng, như Bảng 2.16. Bảng 2.16. Giá trị và khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hƣởng Giá trị X1 X2 X3 10MXM 14 0.4 X 0.5 23 X Khoảng biến thiên 1 2 3 Bước thí nghiệm 2M 0.05 0.5 Để xác định X1; X2; X3 thì theo phương pháp của B. V. Rangan năm 2008 [91] và tiêu chuẩn AP-T318-16 [45] thì cần phải sử dụng hệ thống các bảng tra và toán đồ với độ tin cậy cao, xây dựng căn cứ trên cơ sở dữ liệu số lượng mẫu đủ lớn. Trong phạm vi của Luận án chưa thể xây dựng được hệ thống các bảng tra và toán đồ đó nên đã sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm dạng tâm xoay mặt không gian để tìm tương quan mối quan hệ giữa cường độ chịu nén (hàm mục tiêu) với các biến yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó tối ưu hóa và tìm được giá trị X1; X2; X3. Việc áp dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để tìm phương trình hồi quy tương quan giữa hàm mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng trong thiết kế thành phần bê tông geopolymer tro bay sử dụng 100% cốt liệu xỉ thép là một trong những điểm mới và đóng góp của luận án. 67 2.2.4.3. Xác định lượng cốt liệu thô và cốt liệu mịn Áp dụng công thức kinh nghiệm theo phương pháp tính toán và thiết kế thành phần bê tông geopolymer (GPC) của Rangan năm 2008 [91] để tính hàm lượng cốt liệu lớn và nhỏ có trong cốt liệu xỉ thép, như sau: 3 mGPC=mcốt liệu+mtro bay+ m dung dịch Gel (tính cho 1m bêtông GPC ở trạng thái tự nhiên) Khối lượng cho một đơn vị thể tích của GPC sử dụng cốt liệu tự nhiên cũng tương tự như bêtông xi măng từ 2200 - 2500 kg/m3 [91], [88]. Theo kết quả nghiên cứu ở mục 2.1 cốt liệu xỉ thép có tỷ trọng nặng hơn so với đá dăm khoảng 25 ÷ 27% nên khối lượng trên một vị thể tích ở trạng thái tự nhiên của bêtông geopolymer tro bay sử dụng cốt liệu xỉ thép được chọn là 3100 kg/m3. Kết quả xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép đã được kiểm chứng và trình bày trong mục 2.2.9. Mặt khác, theo các nghiên cứu về thiết kế thành phần của các tác giả trên thế giới, cốt liệu thô và cốt liệu mịn chiếm khoảng 75÷80% khối lượng của bêtông geopolymer ở trạng thái tự nhiên [81], [66], [89]. Vì vậy, khối lượng cốt liệu thô và mịn được chọn là 77% khối lượng của bê tông GPCS. Khối lượng cốt liệu thô và cốt liệu mịn trong 1m3 bê tông là: 0.77×3100 = 2387 (kg). Theo Hardjito và Rangan [90], cốt liệu mịn chiếm 30% tổng khối lượng của cốt liệu. Như vậy, khối lượng cốt liệu nhỏ dùng cho 1m3 GPCS là: 0.3 × 2387 = 716.10 (kg). Khối lượng cốt liệu lớn dùng cho 1m3 GPCS là: 2387 - 716.10 = 1670.90 (kg). 2.2.4.4. Xác định khối lượng của tro bay (FA) và dung dịch kiềm kích hoạt (AAS) Tổng khối lượng mtro bay + mAAS = 3100 - 2387 = 713 (kg). m AAS X m X* m m 2 AAS 2 Trobay Ta có: Trobay 713 713 mTrobay*(1 X2 ) 713 m Trobay m AA S 713 (1 XX22 ) (1 ) 2.2.4.5. Xác định khối lượng chất rắn NaOH, nước và dung dịch thủy tinh lỏng Na2SiO3 NaOH thương mại ở dạng vảy khô có độ tinh khiết 98.5%. Chất rắn này sẽ được hòa tan vào nước để được dung dịch với nồng độ cần thiết. Khối lượng NaOH ở dạng rắn cần để pha V ml dung dịch có nồng độ X1 là: 68 XMV1. . .100 mNaOH (2.2) 1000.p Trong đó: mNaOH: Khối lượng chất rắn; X1: là nồng độ dung dịch cần pha mol/l (CM); M: Khối lượng phân tử của NaOH; V: Thể tích dung dịch cần pha (ml); p: Độ tinh khiết của hóa chất. NaOH Giả sử khối lượng riêng của NaOH là a thì thể tích chất rắn NaOH là: a mNaOH VNaOH a NaOH Xét cho pha V= 1000 ml (1 lít) dung dịch NaOH, thì thể tích nước cần pha V 1000 Va m H22 O NaOH H O m *100 Nồng độ % của dung dịch NaOH C% NaOH NaOH mm NaOH H2 O Với tỉ lệ dung dịch thủy tinh lỏng Na2SiO3 và dung dịch kiềm NaOH (SS/SH) là X3 và tổng khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt AAS cần sử dụng là mAAS mdd Na 2 SiO 3 X3 mdd NaOH Khối lượng chất rắn NaOH và nước thực tế cần pha là: mAAS m dd Na 2 SiO 3 m dd NaOH X 3* m dd NaOH m dd NaOH ( X 3 1)* m dd NaOH mAAS mdd NaOH (X 3 1) %%mAAS mNaOH C NaOH* mdd NaOH C NaOH (X 3 1) m m m m m NaOH m AASSS C%% AA AA (1 C ) H2 Odd NaOH NaOH NaOH (XXX3 1) ( 3 1) ( 3 1) Khối lượng dung dịch Na2SiO3 thực tế là: mAAS mdd Na 2 SiO 3 * X 3 (X3 1) 69 Bảng 2.17. Bảng tổng hợp khối lƣợng vật liệu thành phần cho 1m3 GPCS m Na SiO m NaOH m m mtro bay mAAS dd 2 3 dd NaOH HO2 C% X2 X3 X1 NaOH (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) 0.4 509.29 203.71 2 135.81 67.90 10 33.63 22.83 45.07 0.45 491.72 221.28 2.5 158.05 63.22 12 38.98 24.64 38.58 0.5 475.33 237.67 3 178.25 59.42 14 43.98 26.13 33.29 Khối lượng cốt liệu lớn mCLL = 1670.90 (kg) Khối lượng cốt liệu nhỏ mCLN = 716.10 (kg) 2.2.5. Lập kế hoạch thí nghiệm bề mặt chỉ tiêu Khi cần mô tả chính xác quan hệ giữa hàm mục tiêu và các thông số thí nghiệm (các biến) thì cần tiến hành lập kế hoạch thí nghiệm bề mặt chỉ tiêu (Response Surface Design) với hàm mục tiêu là cường độ chịu nén của bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép. Y=f(X1, X2, X3) (2.3) Trong đó: X1 là nồng độ mol của dung dịch kiềm NaOH X2 là tỷ lệ khối lượng dung dịch kiềm kích hoạt/tro bay (AAS/FA) X3 là tỉ lệ khối lượng dung dịch Na2SiO3 và dung dịch NaOH (SS/SH) Xây dựng kế hoạch thí nghiệm bề mặt chỉ tiêu (Response Surface Design) nhằm mục đích xây dựng hàm mô tả quan hệ giữa hàm mục tiêu và các thông số thí nghiệm. Sử dụng dạng thiết kế quy hoạch thực nghiệm bậc II hỗn hợp tâm xoay - mặt không gian, 3 biến (Face-centered Design) với khoảng cách trong thí nghiệm chọn là α =1, dạng của phương trình hồi quy. ya aX aX aX aXX aXX aXX aX222 aX aX (2.4) 1 21 32 43 512 613 723 81 92 93 Trình tự thực hiện như sau: Tìm các hệ số ai với i= (1 đến 10) của phương trình hồi quy. Đánh giá sự có nghĩa của các hệ số của phương trình hồi quy theo tiêu chuẩn Student. Kiểm tra tính tương hợp của mô hình theo tiêu chuẩn Fisher. Để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy có phù hợp với thực nghiệm và sự phù hợp đó có ý nghĩa thống kê h
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_tinh_chat_chu_yeu_cua_be_tong_geop.pdf
- Tom tat Tieng Viet_Trinh Hoang Son.pdf
- Tom tat English_Trinh Hoang Son.pdf
- Thong tin luan an (TA+TV)_Trinh Hoang Son.doc