Luận án Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc Bộ

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc Bộ

ất trong việc tính toán sóng tràn qua đê biển. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp giữa các mô hình trên để áp dụng trong nghiên cứu, thiết kế đê biển nên được dựa trên hiệu quả của mô hình đối tùy từng yêu cầu về mức độ chi tiết cần thiết cũng như tùy vào đối tượng tính toán. Các mô hình họ RANS có khả năng áp dụng mô phỏng vấn đề tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn với các dạng kết cấu phức tạp khác nhau như: tường thẳng đứng, tường rỗng, kết cấu thấm nước, không thấm nước... Trong vài thập niên gần đây, các nỗ lực đáng kể đã được thực hiện để cải tiến khả năng tính toán của các mô hình RANS [33][32][42][61][37][30]. Khả năng mô phỏng của mô hình này đã đạt được những bước tiến rõ rệt như: có thể ứng dụng mô phỏng tương tác sóng với các dạng công trình có kết cấu hình học phức tạp khác nhau, có thể kể đến các điều kiện tính toán sát với thực tế, từ tương tác sóng với các kết cấu đơn giản không thấm nước đến các tương tác sóng, dòng chảy cho các kết cấu phức tạp khác như: rỗng, thẳng đứng..[26][37], từ việc tạo biên sóng nguồn [34][31] đến tạo sóng tương tự như máng 44 sóng vật lý [53][30]. Mô hình COBRAS-UC (máng sóng số) có lẽ là công phu và bao quát nhất trong việc mô phỏng tác giữa sóng với các dạng kết cấu phức tạp. Hạn chế chính của mô hình họ RANS là hiệu quả tính toán rất thấp, thường mất nhiều giờ trên máy tính thông thường để mô phỏng một số giây của dòng chảy trong thời gian thực. Việc phân tích thống kê của sóng tràn với sóng ngẫu nhiên thường yêu cầu mô phỏng số ít nhất 1000 con sóng (thời gian 1000.Tp, Tp là chu kỳ đỉnh phổ) thì thực sự là vấn đề nan giải khi sử dụng họ mô hình RANS. Khi đó các mô hình NLSW thể hiện ưu thế hơn so với các phương trình họ RANS trong việc dự báo lưu lượng sóng tràn trung bình. Các phương trình NLSW đạt được bởi việc tích hợp các phương trình Navier-Stokes đối với chiều sâu dòng chảy với các giả thuyết sau: phân bố vận tốc là đều theo phương thẳng đứng; áp lực dòng chảy là thủy tĩnh và đáy lòng dẫn có độ dốc thoải. Do đó, các mô hình NLSW ít phức tạp hơn và hiệu quả hơn rất nhiều trong tính toán. Tuy nhiên, mô hình NLSW chỉ cung cấp được tham số trung bình độ sâu dòng chảy. Phân bố áp lực thủy tĩnh và mô hình không tính được quá trình phân tán là các mặt hạn chế nội tại của phương trình NLSW trong một số ứng dụng tính toán kỹ thuật. Các nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết phần nào các hạn chế mô hình này bằng việc thêm vào một số hạng áp lực phân tán trong phương trình mômen động lượng. Việc thêm vào số hạng này làm cho các mô hình NSLW trở lên ít hiệu quả hơn. SWASH (Simulating WAve still Shore) là một mô hình cụ thể của loại này [64][65]. Mô hình này đã được kiểm chứng bằng một số các dữ liệu từ thí nghiệm mô hình vật lý và có khả năng mô phỏng sự phân tán tần số trong khu vực nước tương đối nông. Nghiên cứu của Suzuki (2011) chỉ ra rằng mô hình này cũng có khả năng dự báo lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê biển không có tường đỉnh [49]. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, để giảm thiểu ảnh hưởng từ hạn chế của các phương trình NLSW và để tăng tính thực tế cho việc mô phỏng sóng tràn qua đê biển, biên sóng trong của mô hình NLSW nên được đặt ở vị trí trong vùng sóng vỗ và gần nhất với chân đê nếu có thể [41][27]. Nói chung, các mô hình NLSW có khả năng khá tốt trong việc tính toán lưu lượng sóng tràn qua trung bình đê có độ dốc nhỏ và không có tường đỉnh [27][28][18][24][25][48]. 45 Đối với sóng tràn qua các kết cấu có hình dạng phức tạp như mái dốc phía biển rất dốc hoặc mái dốc được chia thành nhiều bậc khác nhau là những kết cấu mà việc áp dụng áp lực thủy tĩnh của dòng chảy trong NLSW bị hạn chế. Khi đó, việc biến đổi hình học tương đương hoặc cải tiến mô hình số là cần thiết để mô hình NLSW có thể áp dụng một cách tương đối hợp lý [24][63][47]. Một điều khá ngạc nhiên rằng, kết quả dự báo mô hình đối với lưu lượng sóng tràn trung bình trong các trường hợp trên vẫn khá tốt và chấp nhận được. Nhìn chung, khả năng dự báo của mô hình NLSW đối với lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê có tường đỉnh, hoặc đê có kết cấu phức tạp cho kết quả có độ tin cậy không cao [29][13]. Điều này có thể giải thích bởi thực tế rằng sự tương tác giữa sóng và kết cấu phức tạp không thể mô phỏng được một cách chính xác bởi các phương trình NLSW do các hạn chế nội tại trong phương trình NLSW như đã đề cập ở trên. Tuấn và Oumeriaci (2010) đã mở rộng các phương trình NLSW để hợp nhất hoàn toàn chiều cao nước dâng do sóng của mực nước trung bình trong vùng sóng vỗ. Mô hình đã được kiểm định dựa trên các số liệu thí nghiệm mô hình vật lý cho thấy mức độ tin cậy khá cao trong việc tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê biển có tường đỉnh thấp. Các hạn chế nội tại của mô hình NLSW có thể được giải quyết phần nào bởi mô hình dạng Boussinesq. Tuy nhiên, các vấn đề về tính toán đối với các dạng mô hình này khi sóng truyền trong vùng sóng vỗ, vị trí sóng vỡ, dạng không phân tán...Do sóng vỡ không được mô tả một cách tự nhiên bởi phương trình Boussinesq và hệ số đạo hàm bậc cao trong phương trình này không phù hợp tại các vị trí gần với chân đê [13][14]. Phương trình Bousssinesq được cải tiến đáng kể như trong mô hình COULWAVE bởi Lynett và các cộng sự (2000;2002) được áp dụng khá tốt cho khu vực sóng đổ [38][39]. Tuy nhiên, khi đó các mô hình này trở nên rất phức tạp để có thể tính toán hiệu quả cho sóng tràn qua công trình nằm trong đới sóng đổ. Và như vậy, các mô hình NLSW vẫn tỏ ra lợi thế hơn các mô hình Boussinesq với cùng mức độ chính xác trong việc tính toán dự báo lưu lượng sóng tràn trung bình. Một mô hình khác sử dụng phương pháp SPH (Động lực học hạt trơn - Smoothed Particle Hydrodynamics) [21][45][46] cũng cần được lưu tâm. Các mô hình SPH dựa trên phương pháp lưới Lagragian có thể tính toán cho các biến dạng lớn của mặt thoáng 46 với độ chính xác cao. Tuy nhiên, nhược điểm chính của các mô hình loại này là hiệu quả tính toán còn thấp tại thời điểm hiện nay. Vì vậy có thể thấy rằng, với mục đích xác định lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê biển có kết cấu đơn giản thì mô hình NLSW dường như là hấp dẫn nhất. Về chi tiết của sự tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy thì sử dụng mô hình RANS tỏ ra ưu việt hơn. Tóm lại, vì những lý do nêu trên mô hình NLSW của Tuấn và Oumeraci (2010) được sử dụng để kiểm chứng kết quả dự báo lưu lượng sóng tràn trung bình từ mô hình toán so sánh với các dữ liệu thu được từ thí nghiệm mô hình vật lý cho sóng ngẫu nhiên. Sự tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy, hay nói cách khác các đặc trưng của dòng chảy sóng tràn được xem xét một cách chi tiết cho trường hợp sóng đều bằng cả mô hình vật lý và mô hình toán. Mô hình toán được sử dụng ở đây là mô hình máng sóng số [37]. Sau đây, đối với mỗi một mô hình, các phương trình cơ bản sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và theo sau là sự so sánh kết quả giữa mô hình toán và dữ liệu từ thí nghiệm mô hình vật lý tương ứng. Mô hình NLSW (Tuấn và Oumeraci, 2010) Hệ phương trình cơ bản Mô hình dựa trên dạng bảo toàn của các phương trình NLSW được giải theo sơ đồ của Roe kết hợp với phương pháp xác định thông lượng bậc cao TVD (total variation diminishing) như sau [57]: ( , ) ( , ) U F x U S x U t x (3-1) Trong đó: các véc-tơ bảo toàn U , ( , )F x U và các vec-tơ thành phần ( , )S x U được xác định như sau: ( ) h U x uh (3-2) 2 2 ( , ) / 2 uh F x U u h gh (3-3) 47 0 ( , ) ( ) bx f r S x U gh S S S (3-4) Trong đó: g là gia tốc trọng trường, h là độ sâu dòng chảy, u là vận tốc dòng chảy theo phương ngang, Sbx là mái dốc đáy, Sf là ma sát đáy. Lưu ý Sr là độ dốc do tiêu năng cuộn sóng mặt được thêm vào để kể đến ảnh hưởng của sóng vỡ khi có sự hoạt động mạnh của cuộn bề mặt trong vùng sóng vỗ trên nền dòng chảy trung bình [57]. Mô hình mượn phương pháp giải Roe - dạng Riemann [51][52], kết hợp với phương pháp thể tích hữu hạn (FVM). Để giải số hạng cuộn sóng bề mặt Sr, mô hình được kết hợp với một mô hình suy giảm năng lượng sóng (ENDEC) [11][12]. Phương trình (3-1) - (3-4) được giải theo thời gian để mô tả điều kiện dòng chảy, do đó yêu cầu phải xác định điều kiện biên thủy lực tại cả hai phía của miền tính toán (phía biển và phía đồng của mặt cắt ngang đê). Ở đây, hai chuỗi mực nước theo thời gian, một tại dòng chảy vào khu vực tính toán và một tại dòng chảy ra khỏi khu vực tính toán là đủ. Điều kiện biên được xác định dựa trên phương pháp đặc trưng của Burguete và Garcia-Navarro (2001) [15]. Ngoài ra, để giữ cho dòng chảy tại biên vào không bị ảnh hưởng bởi sóng phản xạ, sự thay đổi bề mặt của bất cứ sóng phản xạ nào cũng cần được kể đến trong mực nước tổng tại biên vào [27][57]. Sóng tràn đối với sóng ngẫu nhiên Theo định nghĩa của mô hình thì tường thẳng đứng không mô tả được trong mô hình NLSW do trường dòng chảy khi đó sẽ vi phạm các giới hạn nước nông, do vậy việc điều chỉnh, biến đổi hình học tương đương của tường là cần thiết. Hu và các cộng sự (2000) đã khảo sát dựa trên mô hình toán sóng tràn qua tường đỉnh thấp, thẳng đứng trong đó phần thẳng đứng của tường được điều chỉnh thành mái có độ dốc 1:20 tới 1:10 [24]. Sự điều chỉnh này khác xa so với giả thuyết của các phương trình NLSW. Kết quả tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình được dự báo từ mô hình này phù hợp với dữ liệu mô hình vật lý của Goda (1985) [20] và Herbert (1993)[22]. Tuy nhiên, do điều kiện thí nghiệm, các thí nghiệm này không được mô tả một cách chính 48 xác, do đó khả năng của mô hình NLSW để tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê có tường đỉnh thấp cũng chưa được khẳng định [24]. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bộ số liệu thí nghiệm trên mô hình vật lý sóng ngẫu nhiên của Thiều Quang Tuấn (2013) để kiểm chứng độ tin cậy của việc tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình bằng mô hình NLSW[58]. Như đã đề cập trước đó, do hạn chế của mô hình NLSW khi xem xét sóng tràn qua đê có tường đỉnh, vì vậy hai phương án quy đổi tương đương được thể hiện sau đây để áp dụng mô hình NLSW. Ở phương án thứ nhất (Hình 3.1), tường đỉnh thấp được thay thế bởi mái dốc 1:1, chân mái dốc bắt đầu từ chân tường và chiều cao mái dốc ngang với đỉnh tường, giá trị độ cao lưu không của đỉnh đê Rc được giữ nguyên là khoảng cách thẳng đứng từ mực nước tĩnh đến đỉnh tường. Điều này đã được đề xuất trong TAW (2002) cho việc xác định mái dốc tương đương khi tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình theo công thức kinh nghiệm. Sự vận dụng nguyên lý hình học này có thể đem lại sự phù hợp tương đối với các số liệu thí nghiệm sóng tràn và có thể áp dụng được trong tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình với kết quả đáng tin cậy [58]. Trong phương án thứ hai (Hình 3.2) đỉnh đê cùng với tường đỉnh thấp được thay thế bởi một cao trình đỉnh tương đương, trong đó có xét đến hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường [58]. Hình 3.1 Mô tả tường thẳng đứng qua mái nghiêng (TAW-2002) – PA1 49 Các công thức cơ bản được trình bày ngắn gọn như sau: Đối với sóng vỡ: (b0m cr 2.0): 0 3 0 00 0.067 1 1 * . .exp 4.75. . . tan c m m m vm R Wq Q HgH (3-5) Đối với sóng không vỡ: (b0m > cr 2.0): 3 00 1 * 0.20.exp 2.6 c m vm R Wq Q HgH (3-6) 0 2 0 1,0 tan 2 / ( ) m m mH gT (3-7) Trong đó: Q* là đại lượng không thứ nguyên của lưu lượng sóng tràn trung bình, q là lưu lượng sóng tràn trung bình, Hm0 là chiều cao sóng tại chân đê, 0m là số Iribarren được tính toán từ chu kỳ phổ đặc trưng Tm-1,0, Rc là độ cao lưu không thực đỉnh đê, tanα là độ dốc mái đê quy đổi, v là hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường đỉnh. Lưu ý rằng: các hệ số ảnh hưởng khác như do cơ đê, do độ nhám của mái dốc và độ xiên góc của sóng tới không được quan tâm ở đây và được lấy bằng 1. Hình 3.2 Mô tả tường bằng chiều cao lưu không tương đương – PA2 50 Từ phương trình (3-5) và (3-6), giá trị độ cao lưu không tương đương Rc* khi tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình trong trường hợp có bố trí tường đỉnh thấp được xác định như sau: * c c v R W R (3-8) Hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường đỉnh cho cả sóng vỡ và sóng không vỡ được tính toán như sau [58]: 1 1 1 v w s (3-9) 1 0 1 1 1 w c m W c R W (3-10) 2 0 0 1 1 1 s m m S c H (3-11) Trong đó w và s lần lượt là các hệ số ảnh hưởng của chiều cao tường đỉnh và chiều rộng thềm trước; c1, c2 là các hệ số kinh nghiệm. Giá trị độ cao lưu không tương đương Rc* thay đổi xung quanh giá trị độ cao lưu không thực Rc. Tùy thuộc vào các đặc trưng của sóng, việc tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình đã được thực hiện bằng cách sử dụng mực nước trung bình kết hợp với chuỗi sóng theo thời gian đã được đo đạc từ các đầu đo sóng đặt gần với chân đê nhất (Biên sóng đầu vào càng gần càng đảm bảo độ chính xác cho mô hình NLSW [14][57]). Tại phía hạ lưu, giá trị mực nước không đổi thấp hơn hẳn đỉnh đê để tránh bất kỳ ảnh hưởng nào đến sóng tràn được sử dụng như biên đầu ra (ở đây chọn mực nước thấp hơn đỉnh đê 0.5m). Do việc sử dụng cùng một mô hình toán cũng như là cùng một loại vật liệu làm mái dốc đê (gỗ dán) trong mô hình vật lý, hệ số ma sát fc = 0.0035 (hoặc hệ số Chezy C = 75) đã được sử dụng trong tính toán, cho ra kết quả phù hợp nhất. Độ nhạy của hệ số này cũng như việc hiệu chỉnh đối với sóng tràn trong trường hợp mái dốc nhẵn, không thấm [57]. 51 Thời gian mô phỏng giống như trong các thí nghiệm mô hình vật lý (1000.Tp) tương ứng với thời gian tính toán của máy tính là 10 phút cho một mô phỏng. Điều này thể hiện mô hình NLSW tính toán rất hiệu quả. Thực tế, chỉ 153 trong tổng số 225 thí nghiệm đã được lựa chọn để tính toán ở đây cũng không làm mất đi tính tổng quát của vấn đề. Các thí nghiệm này bao trùm toàn bộ các trường hợp về điều kiện thủy lực và dạng hình học của mái dốc [58]. Kết quả của mô hình theo hai phương án ở trên được so sánh với các số liệu thí nghiệm mô hình vật lý (Hình 3.3, Hình 3.4). Nhìn chung, các kết quả của cả hai phương án phù hợp khá tốt với các số liệu thí nghiệm mô hình với độ hồi quy R2 lần lượt là 0.88 và 0.87 cho phương án thứ nhất và phương án thứ hai. Sai số trung bình là 39.8% với độ lệch chuẩn là 56.2%. Thực tế cho thấy vẫn có độ sai khác khá lớn (300%) cho một số trường hợp cụ thể với lưu lượng sóng tràn trung bình rất thấp khi tường đỉnh cao (W=9cm, với các điểm hình tam giác) và khi tường không có phần thềm phía trước (W>0 & S = 0, với các điểm hình chữ nhật). Hình 3.3 Kết quả tính toán sóng tràn bằng mô hình NLSW (PA1) 52 Có một điểm đáng chú ý là trong các trường hợp tường đỉnh tương đối cao (W/Hs > 0.5) và chiều rộng thềm trước bằng không (S =0) không có sự chuyển tiếp, thì mô hình NLSW cho kết quả tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình có độ tin cậy thấp. Điều này là do trong các trường hợp đó tác động của sóng lên tường đỉnh thấp có ảnh hưởng lớn đến lưu lượng sóng tràn trung bình. Tuy nhiên, ảnh hưởng quan trọng này lại là do sự tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy không được giải quyết một cách đầy đủ trong mô hình NLSW bằng việc biến đổi hình học tương đương. Mô hình RANS-VOF (COBRAS-UC, máng sóng số) Giới thiệu máng sóng số Mô hình COBRAS-UC là máng sóng số họ RANS-VOF, đã có một bề dày lịch sử nhiều năm phát triển, khởi đầu là nhóm nghiên cứu của Giáo sư Phillips Liu ở Trường Đại học Cornell – Mỹ [36]. Trong những năm gần đây, mô hình này đã được Viện Thủy lực của Trường Đại học Cantabria - Tây Ban Nha tiếp tục phát triển, mở rộng tính năng và đã trở thành một máng sóng số được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Máng Hình 3.4 Kết quả tính toán sóng tràn bằng mô hình NLSW (PA2) 53 sóng số có khả năng mô phỏng tương tác sóng - công trình với các tính năng tương tự như máng sóng vật lý (Hình 3.5, Hình 3.6). Dạng công trình có thể mô phỏng trong mô hình có cấu tạo kết cấu hoàn toàn tương tự như trong thực tế: dạng không thấm (đặc) hoặc cho phép thấm qua (thấm) như lõi đê đá đổ, thân đê cát,và có thể mô phỏng tương tác sóng với các công trình có cấu tạo hình học là bất kỳ như: mái nghiêng, tường đứng hoặc hổn hợp. Các kết quả mô phỏng tương tác là trường dòng chảy, trường áp lực, trường rối, áp lực sóng lên kết cấu bê tông, sóng leo, sóng tràn qua công trình. Hình 3.5 Sóng tràn qua đê trong (MH vật lý) Hình 3.6 Sóng tràn qua đê (MH máng sóng số) 54 Máng sóng số đã được kiểm định và hiệu chỉnh với nhiều số liệu đo đạc trong phòng thí nghiệm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ lớn về khả năng mô phỏng tương tác sóng (sóng ngẫu nhiên hoặc sóng đều) với công trình đê biển bao gồm: đê biển có tường chắn sóng, đê chắn sóng đá đổ mái nghiêngCác kết quả tính toán lưu lượng sóng tràn trung bình, mô phỏng chiều cao sóng bắn, tính toán áp lựcđược so sánh, kiểm tra với kết quả thí nghiệm cho thấy độ tin cậy khá cao. Trường Đại học Thủy lợi đã chuyển giao sử dụng mô hình này trong khuôn khổ dự án của Hà Lan về hợp tác đào tạo sau đại học trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây thực sự là một công cụ hữu ích cho đào tạo, nghiên cứu và tư vấn thiết kế các vấn đề động lực, tương tác giữa sóng, dòng chảy và công trình biển. Hệ phương trình cơ bản COBRAS-UC [37][54] được bắt nguồn từ mô hình COBRAS (Cornell Breaking Waves and Structures), mô hình RANS của Liu và các cộng sự (1999) [36]. Trong COBRAS- UC, dòng chảy rối trung bình dựa trên các hệ phương trình 2DV-RANS (Navier – Stockes 2 chiều): 0 i i u x (3-12) 1 1i i i j i i j j i j j u u p u u g u u t x x x x (3-13) Và được khép kín bởi hệ phương trình vận chuyển rối: it j i j j j k j j uk k k u u u t x x x x (3-14) 2 1 2 it j i j j j j j u u C u u C t x x x k x k (3-15) Trong đó: iu là vận tốc trung bình theo phương i (i, j =1, 2 cho dòng chảy hai chiều), p là áp suất dòng chảy, khối lượng riêng của nước, gi là gia tốc trọng trường theo phương i, i ju u là ứng suất Reynolds được mô phỏng theo độ nhớt xoáy phi tuyến 55 [40][30], Các hệ số kinh nghiệm của mô hình rối k = 1.0, =1.3, C1 = 1.44, C1 = 1.92[43]; = / vàt = Cdk2/ (Cd = 0.99) tương ứng là các hệ số nhớt động và nhớt xoáy. COBRAS-UC tính toán dòng chảy trên một lưới chữ nhật không đều, mặt thoáng bất kỳ của dòng chảy được tính toán theo phương pháp “thể tích chất lỏng” (VOF)[16]. Lưu ý rằng, COBRAS-UC cũng giải phương trình VARANS cho dòng chảy trong môi trường rỗng [23]. Do ở đây chỉ xem xét dạng công trình đê mái nhẵn, không thấm nước, nên phần này của mô hình sẽ không được đề cập chi tiết trong luận án. Mô hình COBRAS-UC được áp dụng để mô phỏng sóng tràn cho cả sóng ngẫu nhiên và sóng đều. Trong trường hợp sóng ngẫu nhiên, chỉ có lưu lượng sóng tràn trung bình được xem xét. Trong khi đó trường hợp sóng đều, thì ngoài lưu lượng sóng tràn trung bình còn xem xét thêm tương tác giữa sóng - tường và tính chất dòng chảy sóng tràn. Một thiết lập cho mô hình số được mô tả sau đây, áp dụng cho cả hai trường hợp sóng đều và sóng ngẫu nhiên. Để tăng hiệu quả của mô hình, máng sóng số không bao gồm phần của máng sóng vật lý từ bản tạo sóng tới đầu đo sóng đặt xa nhất về phía biển. Do đó miền tính toán sẽ là 32m dài và 1.4m cao với các ô lưới chia tương ứng là 1600x140 với bước lưới lớn nhất là 0.02m theo phương ngang và 0.01m theo phương đứng. Chuỗi thời gian được ghi lại từ đầu đo sóng tại biên cách chân đê 24.5m được sử dụng để tạo sóng tới tại biên theo phương pháp của Torres-Freyermuth và cộng sự (2010) [53]. Trong phương pháp này, mặt thoáng (VOF) và các thành phần vận tốc được mô tả tại mỗi bước thời gian tính toán. Thiết bị hấp thụ só
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_song_tran_qua_de_bien_co_tuong_dinh_o_bac.pdf
Thong_tin_LATS_Nguyen_Van_Thin(2014).pdf
Tom_tatTA_LATS_Nguyen_Van_Thin(2014).pdf
Tom_tatTV_LATS_Nguyen_Van_Thin(2014).pdf