Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 181 trang nguyenduy 21/09/2024 580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động thời gian thực trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trong điều kiện Việt Nam
vực đo rồi tiến hành lắp đặt, kết nối các thiết bị 
đo trên tàu đo. Tuy nhiên, việc kết nối các thiết bị trên tàu đo cơ bản đều thực hiện 
theo sơ đồ sau [21], [91]: 
Hình 2.8- Sơ đồ kết nối các thiết bị đo sâu hồi âm 
Thiết bị định vị 
(GNSS)-Trạm Rover 
Máy đo sâu hồi âm 
(Đơn tia/ đa tia) 
Thiết bị cảm biến 
(Motion sensor) 
Thiết bị đo vận tốc 
âm (Sound Velocity) 
Thiết bị đo hướng 
(Heading) 
Bộ thu số liệu RTA 
(Real Time Appliance) 
Máy tính cài đặt phần mềm 
thu thập số liệu đo sâu 
Máy tính cài đặt phần 
mềm điều khiển 
(màn hình lái tàu) 
67 
Các thiết bị đo phải được lắp đặt ở vị trí thích hợp nhất, lắp cố định, chắc chắn 
trên tàu đo sao cho hạn chế được các sai số ảnh hưởng đến kết quả đo đạc. 
- Cần phát biến nên đặt ở đáy tàu đo sẽ hạn chế được sai số lắc dọc, lắc ngang. 
Trong trường hợp không lắp được ở đáy tàu thì lắp ở mạn tàu và ở vị trí tránh được 
nhiễu âm tốt nhất trên tầu đo. Phương của cần phát biến thật thẳng đứng (trùng với 
đường dây dọi). 
- Anten máy thu GNSS có thể đặt trùng với phương của cần phát biến hoặc ở vị 
trí bất kì trên tàu đo sao cho máy thu GNSS có thể thu tín hiệu tốt nhất từ vệ tinh và 
số hiệu chỉnh từ trạm GNSS CORS. Trong trường hợp không đặt trùng phương với 
nhau thì sau khi lắp đặt các thiết bị cố định trên tàu đo, tiến hành xác định vị trí anten 
máy thu GNSS, cần phát biến máy đo sâu trong hệ tọa độ tàu (giá trị offset) để cài 
đặt vào phần mềm khảo sát khi khai báo các thiết bị trong phần mềm. 
- Thiết bị cảm biến chuyển động (Motion Sensor) nên đặt ở vị trí trọng tâm của 
tàu. Khi lắp đặt cần chú ý lắp đúng hướng và đảm bảo được mặt phẳng nằm ngang 
cho máy để giảm tối đa các sai lệch hệ thống do lắp đặt gây ra. 
- Thiết bị đo vận tốc âm trực tuyến nên đặt ở ngay tại đầu phát biến của máy đo 
sâu hồi âm. 
- La bàn cần được lắp đặt chắc chắn trên mặt phẳng sao cho hướng của la bàn 
chỉ đứng hướng thực của tàu đo, với la bàn vệ tinh thì hai anten phải được lắp đặt như 
anten máy thu GNSS và trên cùng một mặt phẳng nằm ngang. Nên lắp dọc theo tàu 
hoặc ngang tàu. 
- Lắp đặt máy tính, kết nối với các thiết bị đo đạc (máy đo sâu, máy định vị 
GNSS, máy tính, màn hình dẫn đường,) [8]. 
+Dựa vào phần mềm đo sâu, tiến hành thiết lập cơ sở toán học: chọn Ellipsoid 
tham chiếu (WGS-84), phép chiếu tọa độ phẳng, kinh tuyến trục của khu đo, giá trị 
chuyển dịch trục tọa độ, các tham số chuyển đổi từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang 
hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (theo Hướng dẫn số 1123/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 
26/10/2007 của Cục Đo đạc và Bản đồ). 
+Thiết kế tuyến đo trong phạm vi khu vực khảo sát. 
68 
+Định nghĩa hệ tọa độ tàu, khai báo tọa độ ăng ten máy thu GNSS, cần phát 
biến (bộ biến năng) máy đo sâu, các thiết bị cảm biến khác trong hệ tọa độ tàu. Khi 
khai báo các thiết bị đo đạc phải lựa chọn định dạng dữ liệu ra theo các chuẩn dữ liệu 
NMEA. Dùng thước thép đo khoảng cách từ mặt nước đến mặt cần phát biến (thông 
số draft ( rd )), chiều cao anten GNSS từ tâm Anten đến mặt nước để khai báo vào 
phần mềm đo sâu. 
Hệ tọa độ tàu (Hình 2.9) có gốc tọa độ (o) là trọng tâm của tàu, trục x trùng với 
hướng mũi tàu, trục y vuông góc với trục x hướng sang mạn phải của tàu, trục z vuông 
góc với mặt xoy và hướng lên trên. 
Hình 2.9- Hệ tọa độ tàu 
Trong quá trình đo đạc trên biển, thiết bị cảm biến chuyển động (motion sensor) 
luôn xác định các giá trị dao động Pitch, Roll, Heave để hiệu chỉnh vào kết quả đo 
tọa độ và độ sâu của điểm đo. 
Công thức hiệu chỉnh tọa độ vị trí anten (x,y,z) do ảnh hưởng của các dao động 
Pitch, Roll, Heave về vị trí anten yên tĩnh (X,Y,Z) như sau [76]: 
X x
Y T y
Z z
 = 
 (2.9) 
Trong đó: T là ma trận chuyển đổi tọa độ xoay và được tính theo công thức: 
cosB.cosP sin B.cosR cosB.sinP.sinR sin B.sinR cosB.sinP.cosR
T sinB.cosP cosB.cosR sinB.sinP.sinR cosB.sinR sinB.sinP.cosR
sin P cosP.sin R cosP.cosR
+ − 
 = − − +
 − 
(2.10) 
Trong đó: 
69 
B: là góc định hướng của tàu đo, được xác định dựa vào thiết bị đo hướng 
(Heading); 
R (Roll): là góc dao động của tàu theo trục dọc (góc giữa trục y với mặt phẳng 
nằm ngang); 
P (Pitch): là góc dao động của tàu theo trục ngang (góc giữa trục x với mặt 
phẳng nằm ngang); 
R, P được xác định dựa vào thiết bị cảm biến (Motion sensor). 
Hình 2.10- Nguyên lý đo sâu hồi âm kết hợp với công nghệ GNSS CORS RTK 
Sau khi hoàn thành công tác ghép nối các thiết bị, tiến hành đo sâu theo các 
tuyến đã thiết kế. Khác với công nghệ GNSS Base RTK, khi sử dụng công nghệ đo 
GNSS CORS RTK tích hợp với đo sâu hồi âm để thực hiện công tác thủy đạc ta chỉ 
cần một máy thu GNSS RTK đặt ở trên tàu. Dữ liệu đo thu được là tọa độ i i(X ,Y ) 
trong hệ WGS84 hoặc hệ tọa độ VN-2000 (nếu trạm Rover cài đặt các tham số tính 
chuyển về từ hệ WGS84 về VN2000), độ cao trắc địa của mặt nước và giá trị độ sâu 
đo từ mặt nước biển đến đáy biển do r(D D d )= + của điểm đo sâu i. 
Do Việt Nam chưa công bố mô hình Quasigeoid quốc gia, mô hình Geoid của 
Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tài liệu [59] không phủ trùm khu vực biển, nên 
70 
trong luận án nghiên cứu sinh chỉ sử dụng công nghệ GNSS CORS RTK để xác định 
tọa độ của điểm đo sâu, còn độ sâu của điểm được xác định dựa số liệu quan trắc mực 
nước tại các trạm QTMN hoặc số liệu mực nước tính theo mô hình triều và độ sâu đo 
được từ máy đo sâu hồi âm. Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3. 
 Kết luận Chương 2 
Trong chương 2, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu nguyên lý đo GNSS Base RTK, 
và GNSS CORS RTK, áp dụng để nâng cao hiệu quả và độ chính xác tọa độ trong 
công tác thủy đạc phục vụ BĐATHH cho các vùng biển ven bờ Việt Nam. Trên cơ 
sở phân tích dữ liệu thu thập được về cơ sở hạ tầng trạm CORS, trạm BTS và tầm 
hoạt động của các trạm và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh nhận thấy: 
(1) Công nghệ đo GNSS Base RTK đã được nghiên cứu chi tiết về mặt lý thuyết 
và được ứng dụng hiệu quả trong thực tế, đặc biệt là công tác thủy đạc phục vụ an 
toàn hàng hải. 
(2) Mật độ trạm GNSS CORS trên lãnh thổ Việt Nam tương đối dày, dữ liệu thu 
ở các tần suất khác nhau nên nếu ứng dụng được cho công tác thủy đạc sẽ tiết kiệm 
được thời gian và kinh phí. Công nghệ trạm GNSS CORS có thể sử dụng tích hợp 
với máy đo sâu hồi âm trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải. 
71 
CHƯƠNG 3 
 XỬ LÝ TOÁN HỌC SỐ LIỆU ĐO SÂU ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN 
TRONG CÔNG TÁC THỦY ĐẠC BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI 
 Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, độ sâu hải đồ được quy chiếu dựa trên 
mực nước triều thiên văn thấp nhất (mặt biển thấp nhất) tại trạm quan trắc mực nước 
ven bờ. Tuy nhiên, do mặt biển thấp nhất (MBTN) tại các khu vực biển khác nhau 
trên vùng biển quốc gia không tuân theo các quy luật hình học nên không thể xác 
định MBTN tại một trạm quan trắc mực nước (QTMN) dựa vào MBTN đã được xác 
định tại các trạm QTMN ở các khu vực biển lân cận bằng các phương pháp trắc địa 
(đo dẫn thủy chuẩn hình học, đo cao lượng giác hay đo cao bằng GNSS). Trong thực 
tế, độ cao MBTN tại một trạm QTMN được xác định bằng độ chênh giữa mặt biển 
trung bình (MBTB) và MBTN ( )0 0A − bằng phương pháp hải văn, dựa trên số liệu 
QTMN trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 ngày đêm. Khi có số liệu QTMN liên 
tục trong một khoảng thời gian dài (tối thiểu là 18,6 năm), độ chênh giữa MBTB và 
MBTN tại trạm QTMN cũng có thể được xác định bằng phương pháp thống kê. 
Độ cao MBTB tại trạm QTMN được đo nối bằng phương pháp thủy chuần hình 
học hay GNSS từ các điểm độ cao Nhà nước. Do MBTN được xác định sau khi có số 
liệu QTMN nên số liệu QTMN được tính toán dựa trên MBTB. Vì lý do đó trong 
công tác thủy đạc BĐATHH, số liệu QTMN được tính toán trước hết dựa trên MBTB 
tại trạm QTMN, sau đó quy chiếu về MBTN dựa vào độ chênh ( )0 0A − . 
Độ cao mực nước dựa trên MBTB (hay MBTN) tại trạm QTMN tạm thời ven 
bờ được sử dụng để hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều cho độ sâu đo trên toàn bộ 
khu đo. Tuy nhiên, "do MBTB ở các khu vực khác nhau trên vùng biển quốc gia 
không phải là mặt đẳng thế, tức không cùng nằm trên một mặt xác định, nên khi coi 
MBTB tại trạm QTMN tạm thời ven bờ trùng với MBTB tại vị trí đo sâu địa hình đáy 
biển ở ngoài khơi để quy chiếu kết quả đo sâu về MBTB Hòn Dấu là không có cơ sở 
khoa học" [16]. Sử dụng số liệu đo cao vệ tinh để xây dựng mô hình MBTB trên Biển 
Đông, công trình [34] đã đánh giá độ chênh giữa MBTB ở các khu vực khác nhau có 
72 
thể đạt đến 0.7m. Mặt khác, dựa vào tính chất lan truyền thủy triều, độ cao triều tại 
các vị trí trong phạm vi khu đo cũng khác với độ cao triều tại trạm QTMN trong cùng 
một thời điểm [23], [35], [70], nên hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều cho các trị đo 
sâu dựa trên độ cao triều tại trạm QTMN tạm thời ven bờ cũng không có cơ sở khoa 
học chắc chắn (đặc biệt đối với các trị đo sâu ở cách xa trạm QTMN). 
Phụ thuộc vào chế độ thủy triều, chế độ gió, độ dốc của địa hình,... mối quan hệ 
MBTB và MBTN tại các khu vực biển khác nhau là khác nhau. Do đó, không thể dựa 
vào độ chênh giữa MBTB và MBTN tại trạm QTMN tạm thời ven bờ để quy chiếu 
các trị đo sâu ĐHĐB về MBTN trên toàn khu vực biển [14]. Như vậy, cần nghiên 
cứu phương pháp xác định độ chênh giữa MBTB và MBTN tại vị trí các điểm đo độ 
sâu địa hình đáy biển (ĐHĐB). 
Toàn cảnh bức tranh về thủy triều và hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều cho 
các trị đo sâu ĐHĐB trong công tác thủy đạc hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế. Như 
vậy, cần phải nghiên cứu các phương pháp để xác định độ cao mực nước thủy triều 
để hiệu chỉnh cho các trị đo độ sâu ĐHĐB và quy chiếu trị đo đâu ĐHĐB phù hợp 
với các bề mặt tự nhiên của biển. 
Nhằm tận dụng tối đa các thành quả khoa học và công nghệ tiên tiến của thế 
giới cho công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải trên các vùng biển ven 
bờ và hệ thống luồng hàng hải Việt Nam, trong Chương 3 NCS tập trung nghiên cứu 
các nội dung chính sau đây: 
- Sử dụng một số mô hình mặt biển trong công tác thủy đạc bảo đảm an toàn 
hàng hải. 
- Nghiên cứu phương pháp xác định độ cao mực nước tại vị trí đo sâu địa hình 
đáy biển theo mô hình MIKE 21 FM. 
- Quy chiếu trị quan trắc mực nước dựa trên các mô hình mặt biển. 
- Quy chiếu trị đo sâu địa hình đáy biển dựa trên các mô hình mặt biển. 
3.1. Sử dụng một số mô hình mặt biển trong công tác thủy đạc phục vụ bảo đảm 
an toàn hàng hải 
Do tác động của nhiều yếu tố nên bề mặt tự nhiên và thủy triều trên các biển và 
73 
đại dương thế giới luôn biến đổi [72]. Để thể hiện các đối tượng địa lý biển, cần phải 
có các bề mặt đặc trưng mang tính ổn định cao. Có 5 loại mô hình bề mặt đặc trưng 
như vậy, tương ứng với 5 bề mặt tự nhiên biển, bao gồm: mô hình mặt biển cao nhất, 
mô hình mặt biển cao trung bình, mô hình MBTB, mô hình mặt biển thấp trung bình 
và mô hình MBTN [38]. Do tính chất quan trọng của mô hình MBTB và mô hình 
MBTN trên vùng biển Việt Nam đối với ngành Đo đạc và Bản đồ nói chung và ngành 
thủy đạc phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải, nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu sử dụng 
hai mô hình này để quy chiếu các trị đo sâu ĐHĐB. 
3.1.1. Mô hình mặt biển trung bình và mô hình mặt biển thấp nhất 
Theo phân tích trong tài liệu [74], mô hình địa hình động lực trung bình (MDT) 
là thành phần không đổi, cố định của bề mặt địa hình đại dương động và có thể được 
xem như là bề mặt địa hình trung bình toàn cầu của lưu thông đại dương. Kiến thức 
về MDT rất quan trọng đối với ngành Hải dương học, vì nó cung cấp thông tin có giá 
trị về dòng chảy bề mặt đại dương, đồng thời cũng quan trọng đối với ngành Trắc địa, 
vì nó cung cấp độ chênh giữa MBTB và mặt geoid trên biển phục vụ xây dựng hệ độ 
cao quốc gia thỏa mãn tiêu chí "đảm bảo sự tương thích của các thông tin địa lý, các 
hệ thống dữ liệu khác nhau ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu" [19], [80] và để 
quy chiếu dị thường không khí tự do trên biển về mặt geoid, Mô hình mặt biển 
trung bình giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển các khoa học chuyên ngành về 
biển phục vụ nâng cao chất lượng khoa học của các sản phẩm đo đạc, khảo sát biển,... 
Mô hình MBTB được xây dựng dựa trên các mô hình địa hình động lực trung bình 
toàn cầu bằng cách sử dụng mối quan hệ toán học giữa hai hệ độ cao chuẩn toàn cầu 
và cục bộ [14], [15], [16], [17], [18]. 
Mô hình MBTN trên vùng biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công 
tác phân định các vùng biển chủ quyền, xây dựng hệ quy chiếu hải đồ quốc gia, thành 
lập hải đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu hải đồ quốc gia. Sử dụng mô hình MBTN làm 
cơ sở để quy chiếu trị đo sâu ĐHĐB sẽ đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác của 
sở dữ liệu biển và hải đồ trên toàn vùng biển Việt Nam. Mô hình được xây dựng dựa 
trên độ cao MBTN tại các trạm QTMN dọc bờ biển và trên một số đảo của Việt Nam. 
74 
3.1.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình mặt biển trung bình và mô hình 
mặt biển thấp nhất 
Tương quan giữa độ cao chuẩn toàn cầu Mh và độ cao chuẩn cục bộ (độ cao 
chuẩn quốc gia) Mh của điểm M bất kỳ trên mặt vật lý Trái Đất được biểu diễn dưới 
dạng [14], [18]: 
0 0
M M
M
W W
h h
−
= +
 
 (3.5) 
Trong công thức (3.5), nếu thay độ cao chuẩn toàn cầu Mh bởi hiệu giữa độ 
cao trắc địa toàn cầu MH và dị thường độ cao toàn cầu M tại vị trí điểm M: 
M M Mh H= −  và thay độ cao chuẩn cục bộ Mh bởi hiệu giữa độ cao trắc địa cục bộ 
MH và dị thường độ cao cục bộ M tại vị trí điểm M: M M Mh H= − ta nhận được: 
0 0
M M
M
W W−
= +

 
 (3.6) 
Các ký hiệu trong các công thức (3.5) và (3.6): 
2 -2
0W 62636856.00 m .s= là thế trọng trường của mặt geoid toàn cầu được Tổ 
chức Dịch vụ quay Trái đất (IERS) công bố trong tài liệu [16]. 
0W thế trọng trường của mặt geoid cục bộ sát nhất với mặt biển trung bình tại 
trạm nghiệm triều 0 (ở Việt Nam là trạm nghiệm triều Hòn Dấu). 
Sử dụng 39 điểm độ cao hạng I Nhà nước có đo GNSS, trong công trình [14], 
[15] đã xác định được thế trọng trường thực của mặt geoid cục bộ tại trạm nghiệm 
triều Hòn Dấu 
2 -2
0W 62636847.2911 m .s= . 
Như vậy, đại lượng 0 0W W− trong các công thức (3.5), (3,6) là không đổi và 
tương quan (3.5), (3.6) chỉ còn phụ thuộc vào giá trị M . 
M là giá trị trung bình của gia tốc lực trọng trường chuẩn có đơn vị 
2m.s− và 
được tính toán theo công thức [16]: 
75 
 11 20M M M0.000001543 h 0.036 10 (h ) ,
− =  − + (3.7) 
còn 0 gia tốc lực trọng trường chuẩn trên mặt ellipsoid quy chiếu quốc tế 
WGS84 có đơn vị 
2m.s− và được xác định theo công thức: 
( )2 29.7803253359 1 0.00530248 sin B 0.0000058497 sin 2B . + − 
 (3.8) 
Theo đánh giá trong các tài liệu [17], [72], sự thay đổi của gia tốc lực trọng 
trường chuẩn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (cả đất liền và vùng biển) chỉ gây ra sai 
lệch về độ cao chỉ ở mức 0.001m. Như vậy, khi chuyển đổi độ cao chuẩn toàn cầu về 
độ cao chuẩn cục bộ chỉ cần lấy giá trị trung bình 29.783 m.s− = . 
Đại lượng 0 0
W W−

 là độ cao H0 của mặt geoid cục bộ so với mặt geoid toàn 
cầu tại trạm nghiệm triều 0 (tại Việt Nam là trạm nghiệm triều Hòn Dấu) và bằng 
0.890m.[18] 
Từ cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở trên, công trình [16] đã sử dụng công thức: 
nz n z
0
0
0.890 m
0 khi B 19 57 '
MDTVN MDT MDT
0.318 m khi B<19 57 '.
+−= − +
 
 − 
 (3.9) 
trong đó: 
n zMDT − - số cải chính chuyển giá trị nMDT từ hệ không phụ thuộc triều về hệ 
triều 0 và được xác định theo công thức: 
2
n zMDT 0.033 0.0998 sin B (m),− = − 
 (3.10) 
với B: là vĩ độ trắc địa của đỉnh ô chuẩn tương ứng với ellipsoid WGS84 quốc 
tế, 
còn -0.318 m là sai số hệ thống chứa trong mô hình DTU10MDT tính từ vĩ tuyến 
19057’ trở xuống phía Nam [73] 
Để chuyển mô hình địa hình động lực trung bình toàn cầu DTU10 MDT trong 
hệ không phụ thuộc triều về mặt biển trung bình dựa trên hệ độ cao cục bộ (hệ độ cao 
76 
Hòn Dấu) trong hệ triều 0, phục vụ xây dựng mô hình địa hình động lực trung bình 
MDTVN2015 trên vùng biển Việt Nam. 
Phụ thuộc vào chế độ thủy triều, chế độ gió, độ dốc của địa hình,... mối quan 
hệ giữa MBTN và MBTB tại các trạm QTMN khác nhau là khác nhau. Do đó, không 
thể thiết lập được mối quan hệ toán học giữa độ chênh của MBTB và MBTN tại các 
trạm QTMN trên toàn bộ vùng biển Việt Nam. Vì lý do này, không thể dựa vào mô 
hình MBTB để xây dựng mô hình MBTN trên vùng biển Việt Nam [16]. Do đó, mô 
hình MBTN trên vùng biển Việt Nam được xây dựng dựa trên độ cao MBTN tại các 
trạm QTMN dọc bờ biển và trên một số đảo/ đá của Việt Nam do Viện Khoa học Đo 
đạc và Bản đồ, Đoàn Đo đạc Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển và Trung tâm Hải 
văn đo đạc trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017 bằng phần mềm ArcGis. 
3.1.1.2. Xây dựng mô hình mặt biển trung bình khu vực và mô hình mặt biển 
thấp nhất khu vực 
Dựa vào công thức: 
n n m
0
m
0
0.890 m
0 khi B 19 57 '
MDTVN MDT MDT
0.318 m khi B<19 57 '.
+−= − +
 
 − 
 (3.11) 
trong đó: 
n mMDT − - số cải chính chuyển giá trị nMDT từ hệ không phụ thuộc triều về 
hệ triều trung bình và được xác định theo công thức: 
2
n m 0.066 0.1972 sin B− = − + 
 (3.12) 
với B là vĩ độ trắc địa của đỉnh ô chuẩn tương ứng với ellipsoid WGS84 quốc 
tế 
công trình [16] đã chuyển mô hình địa hình động lực trung bình toàn cầu DTU10 
MDT trong hệ không phụ thuộc triều về mặt biển trung bình dựa trên hệ độ cao Hòn 
Dấu trong hệ triều trung bình, phục vụ xây dựng mô hình mặt biển trung bình 
MDTVN2015 trên vùng biển Việt Nam. 
Dựa vào kết quả tính chuyển mô hình DTU10 MDT trong hệ không phụ thuộc 
77 
triều về mặt biển trung bình dựa trên hệ độ cao Hòn Dấu trong hệ triều trung bình, 
kết hợp với độ cao mặt biển trung bình tại 36 trạm nghiệm triều dọc bờ biển và trên 
một số đảo của Việt Nam thuộc công trình [16] và Thuật toán loang trong phần mềm 
ArcGis, công trình [28] đã xây mô hình mặt biển trung bình khu vực MBTBKV36 
trên vùng biển Việt Nam. 
Dựa trên độ cao mặt biển thấp nhất tại 36 trạm nghiệm triều thuộc công trình 
[16] và độ chênh giữa mặt biển trung bình vào mặt biển thấp nhất tại 29 trạm nghiệm 
triều dọc bờ biển và trên một số đảo của Việt Nam do Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ 
và Nghiên cứu biển, Quân chủng Hải quân đo đạc trong giai đoạn từ năm 2001 đến 
năm 2010, công trình [28] đã xây mô hình mặt biển thấp nhất khu vực MBTNKV65 
trên vùng biển Việt Nam bằng Thuật toán loang trong phần mềm ArcGis. 
Thực hiện nhiệm vụ đánh giá độ sâu bản đồ ĐHĐB và hải đồ trên vùng biển 
Việt Nam, dựa vào thuật toán được phát triển trong công trình [37], mô hình DTU10 
MDT đã được chuyển về hệ độ cao Hòn Dấu và độ chênh giữa mặt biển trung bình 
vào mặt biển thấp nhất tại 72 trạm nghiệm triều dọc bờ biển và trên một số đảo của 
Việt Nam thuộc tài liệu [61], công trình [37] đã xây dựng mô hình mô hình mặt biển 
thấp nhất khu vực MBTNKV108 trên vùng biển Việt Nam. 
Để hoàn thiện các mô hình mặt biển đã được xây dựng, dựa vào dữ liệu đã sử 
dụng trong công trình [37] và bổ sung độ cao MBTB và MBTN tại 62 trạm QTMN 
dọc bờ biển Việt Nam do Trung tâm Hải văn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam 
đo đạc, thu thập trong giai đoạn 2011–2014 [63], công trình [38] đã xây dựng mô 
hình MBTB khu vực MBTBKV98 và mô hình MBTN khu vực MBTNKV170. 
Sử dụng độ chênh giữa mặt biển trung bình vào mặt biển thấp nhất tại 23 trạm 
nghiệm triều dọc bờ biển và trên một số đảo của Việt Nam do Đoàn Đo đạc, Biên vẽ 
hải đồ và Nghiên cứu biển, Quân chủng Hải quân đo đạc trong giai đoạn từ năm 2001 
đến năm 2017, công trình [37] đã đánh giá độ chính xác độ chênh giữa mô hình 
MBTBKV98 và mô hình MBTNKV170 đạt 0.128m. 
Cơ sở dữ liệu của mô hình MBTBKV98 trong phạm vi Biển Đông bao trùm 
vùng biển Việt Nam là mạng lưới (grid) các ô chuẩn hình vuông độ phân giải 1 x 1 
78 
với các đỉnh của các ô chuẩn hình vuông bắt đầu từ vĩ tuyến 240N thay đổi với bước 
nhảy B = 1' cho đến vĩ tuyến 70N. Tại một vĩ tuyến xác định, các đỉnh lại được bố 
trí theo kinh tuyến bắt đầu từ kinh tuyến 1000E thay đổi với bước nhảy L = 1' cho 
đến kinh tuyến 1160E. Dữ liệu trê

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_gps_dong_thoi_gian_thu.pdf
  • pdf4-Thông tin tóm tắt về kết luận mới của LATS_ Nguyễn Thị Hồng.pdf
  • pdf3- Tóm tắt LATS_ Tiếng Anh_Nguyễn Thị Hồng.pdf
  • pdf2- Tóm tắt LATS_ Tiếng Việt_Nguyễn Thị Hồng.pdf