Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 237 trang nguyenduy 26/04/2024 850
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ du lịch tại Việt Nam
 với đó, vòng đời thiết bị 
CNTT ngắn trong khoảng từ 3-5 năm, dẫn đến tình trạng trang thiết bị, hạ tầng CNTT 
của đơn vị đã lạc hậu cần được thay thế nhưng “lực bất tòng tâm”. 
 Có thể nói, các đơn vị trong ngành đã có sự đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng 
CNTT phục vụ hoạt động chuyên môn nói chung, HĐTT nói riêng. Tuy nhiên, sự đầu 
tư còn có sự chênh lệch giữa các đơn vị. Cùng với đó, do chưa có sự chỉ đạo chung của 
ngành nên việc lựa chọn thiết bị, công nghệ, phần mềm không đồng nhất, gây khó khăn 
trong việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành. 
 96 
 2.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động thông tin phục vụ du lịch 
 2.5.1. Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động du lịch 
 Mục tiêu của HĐTTDL là đáp ứng được NCT của NDT du lịch, và cũng là lí 
do tồn tại của mỗi CQTT du lịch.Vì vậy, để HĐTT đạt hiệu quả cao, các CQTT 
phải nhận định rõ đối tượng mà mình cung cấp thông tin. Tùy theo tính chất công 
việc và lứa tuổi, NDT sẽ có những NCT khác nhau. 
 2.5.1.1. Các nhóm người dùng tin du lịch 
 NDT du lịch là những người có NCT về du lịch. Với cách hiểu này, NDT mà 
các CQTT trong ngành du lịch phục vụ mang tính đa dạng, phức tạp hơn nhiều so 
với các ngành khác, bởi NDT du lịch không chỉ là những người công tác trong 
ngành, mà còn cả những người ngoài ngành, đặc biệt có một đối tượng quyết định 
sự tồn tại của ngành du lịch đó là khách du lịch. Tùy theo tính chất hoạt động mỗi 
CQTT có cách phân chia các nhóm NDT khác nhau. Trong luận án, chúng tôi dựa 
vào tính chất công việc, mục đích của từng đối tượng khi tham gia hoạt động du lịch 
NDT du lịch được chia thành bốn nhóm chính như sau: 
 1) Khách du lịch 
 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, từ năm 2001 đến nay, lượng 
khách du lịch của Việt Nam tăng lên không ngừng. Nếu năm 2001, du lịch Việt 
Nam đón hơn 14 triệu lượt khách thì đến năm 2014, Việt Nam đã đón hơn 46,3 triệu 
lượt khách [PL4, tr.224]. Đây là nhóm NDT đa dạng, phức tạp bởi họ thuộc nhiều 
lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp, mang nhiều quốc tịch khác nhau và là nhóm người 
mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. 
 2) Người công tác trong ngành du lịch 
 Tính đến năm 2010, nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch là 1,3 triệu 
lao động chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước [59]. Đây là nhóm người quyết 
định chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Dựa vào tính chất công việc, nhóm đối 
tượng này được chia thành ba đối tượng: 
 97 
 Nhà lãnh đạo, quản lí du lịch: Là người giữ vai trò quan trọng trong tổ chức 
điều hành hoạt động du lịch, có trình độ cao về chuyên môn và quản lí nhà nước, có 
sự nhạy bén với những biến động về kinh tế - xã hội, lĩnh vực kinh doanh du lịch 
trong nước và thế giới. Đây cũng chính là những người có khả năng cung cấp thông 
tin có giá trị cao về lĩnh vực du lịch. 
 Những người phục vụ trong ngành du lịch: Tính đến năm 2010, Việt Nam có 
khoảng 420.000 lao động trực tiếp trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ cấu lao động 
ngành có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển 
sang, 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ với trình độ học 
vấn không cao: trên đại học chiếm 3,4%, đại học cao đẳng chiếm 12,8%, trung cấp 
18,6%, sơ cấp 23,6%, nghề 41,4% [59]. Những người này trực tiếp thực hiện chương 
trình du lịch, và cung cấp thông tin cho du khách. 
 Học sinh, sinh viên đang theo học ngành du lịch: Là nhóm người đang tiếp 
cận, tìm hiểu kiến thức nghiệp vụ du lịch thông qua giáo trình và bài giảng của giáo 
viên, chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với thực tiễn. Đây là nhóm người sẽ tham gia 
hoạt động du lịch trong tương lai. 
 3) Người công tác trong ngành liên quan đến quản lí du lịch 
 Là nhóm người không công tác trong ngành du lịch, song trong công việc lại 
liên quan đến hoạt động du lịch. Họ là những người thuộc ngành: văn hóa, ngoại 
giao, công an, hải quan, giao thông vận tải... có nhiệm vụ phối hợp với ngành du 
lịch để quản lí khách du lịch và hoạt động du lịch, góp phần giữ vững an ninh, chính 
trị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường 
cảnh quan tại các điểm du lịch 
 4) Người dân địa phương 
 Là những người hiện đang sinh sống tại địa phương có điểm du lịch, không 
phân biệt lứa tuổi, giới tính, địa vịĐây là nhóm người trực tiếp tham gia và hưởng 
lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản 
sắc văn hoá, giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường địa phương tạo sự hấp dẫn 
cho du khách. 
 98 
 Việc phân chia NDT thành bốn nhóm như trên chỉ mang tính chất tương đối. 
Mỗi đối tượng tùy theo mục đích sẽ có NCT khác nhau. Do vậy để đáp ứng được 
NCT của NDT, CQTT cần phải tìm hiểu NCT đối với từng nhóm NDT. 
 2.5.1.2. Đặc điểm nhu cầu tin của từng nhóm 
 NCT của NDT du lịch là khái niệm động, luôn phát triển, nó gắn với nhiều 
yếu tố như trình độ, năng lực, nhu cầu của công việc và nhu cầu nhận thức của con 
người. Mỗi nhóm NDT có mục đích, lí do tìm kiếm thông tin khác nhau [PL 2,tr.216] 
dẫn đến nhu cầu về loại hình tài liệu, nội dung thông tin, và DVTT khác nhau. 
 1) Nhu cầu về loại hình tài liệu 
 Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, bên cạnh sự phát triển của 
các SPTT truyền thống, đã xuất hiện nhiều SPTT hiện đại như website, CSDL, đĩa 
DVD, đĩa CD- ROM... Các SPTT này có ưu điểm vượt trội so với SPTT truyền thống 
như không bị giới hạn không gian và thời gian, nội dung dễ bổ sung, cập nhật. Vì 
vậy, điểm chung của NDT du lịch là đều có nhu cầu sử dụng SPTT hiện đại (chiếm 
66,2%). Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của mỗi loại tài liệu sẽ phù hợp với từng 
điều kiện công việc và khả năng kinh phí của mỗi nhóm NDT. 
 - Đối với khách du lịch: Theo kết quả điều tra, kết hợp với hệ thống các đầu 
ấn phẩm đã được cung cấp từ Tổng cục Du lịch và những SPTT khách lựa chọn 
trong quá trình tham gia tour du lịch tại Việt Nam, số lượng khách lựa chọn tài liệu 
hướng dẫn và bản đồ chiếm 72,1%, các loại tập gấp, tờ rơichiếm 50,8%. Lí do 
khách du lịch lựa chọn các tài liệu này là do chúng gọn nhẹ, nội dung ngắn gọn 
chứa những thông tin cần thiết, cơ bản về các điểm du lịch cũng như khả năng cung 
ứng dịch vụ, tổ chức chương trình du lịch của doanh nghiệp, giúp du khách có được 
những chỉ dẫn cần thiết trong chuyến đi, và có thể tự tìm những điểm đến phù hợp 
với sở thích, kinh tế của mình. Ngoài ra, để tìm hiểu thông tin du lịch trước khi lựa 
chọn tour du lịch Việt Nam, khách du lịch tiềm năng thường tìm hiểu qua CSDL, 
website, hoặc xem các đĩa DVD, VCD, CD-ROM Loại tài liệu này được 66,8% 
trong tổng số 558/836 người lựa chọn, đứng ở vị trí thứ 2. 
 99 
 - Đối với người công tác trong ngành du lịch: Do tính chất nghề nghiệp, họ 
thường xuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin về mọi lĩnh vực hoạt động du lịch của 
Việt Nam và các nước trên thế giới. Vì vậy, họ thường sử dụng loại hình tài liệu 
mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu là sách (chiếm 56,3%), tiếp đó là báo chí của 
ngành (chiếm 44,4 %), đặc biệt, tài liệu điện tử được họ chú trọng sử dụng hơn cả 
(chiếm 70,3%), loại hình tài liệu này giúp họ khai thác tối đa thông tin nội bộ trong 
ngành phục vụ công việc chuyên môn . 
 - Đối với người công tác trong ngành liên quan đến quản lí du lịch: Họ cần 
thông tin mang tính tổng hợp, khái quát, chuyên sâu nên nhóm NDT này thường sử 
dụng CSDL (chiếm 81,2%), sách (chiếm 57%) để tìm kiếm các loại văn bản pháp 
luật, các thủ tục hướng dẫn và quản lí du lịch. 
Hình 2.1. Biểu đồ về nhu cầu về loại hình tài liệu của các nhóm người dùng tin 
 - Đối với người dân địa phương: Do trình độ cũng như các điều kiện kinh phí 
giữa các đối tượng trong nhóm khác nhau, nên việc lựa chọn tài liệu cũng có sự 
 100 
khác nhau, bởi vậy các loại tài liệu mà họ nghiên cứu cũng dàn trải, tương đồng từ 
30-50% cụ thể: báo–tạp chí (chiếm 48,6%), CSDL (chiếm 35,1%), sách (chiếm 
33,8%), tài liệu hướng dẫn, bản đồ (chiếm 30,4%), mục đích tìm kiếm thông tin về 
điểm du lịch và các hoạt động du lịch của địa phương nơi họ đang sinh sống. 
 Như vậy, xuất phát từ tính chất công việc và khả năng kinh phí, mỗi nhóm 
NDT có nhu cầu về các loại hình tài liệu khác nhau [PL2,tr.216] song tựu trung lại 
bốn loại tài liệu ngành du lịch cần phải chú trọng phát hành và nâng cao chất lượng 
là: CSDL, tài liệu hướng dẫn, bản đồ, sách [Hình 2.1,tr.99]. 
 2) Nhu cầu về nội dung thông tin 
 Để nhận định nhu cầu về nội dung thông tin của NDT du lịch, nhóm nghiên cứu 
đã đặt câu hỏi “Nội dung thông tin du lịch mà bạn quan tâm” và đưa ra 8 nội dung 
thông tin cơ bản về du lịch để NDT lựa chọn, kết quả đạt được như sau: 
 - Đối với khách du lịch: Trước khi đi du lịch, khách du lịch cần có thông tin 
về điểm du lịch, vì vậy trong số 836 người được hỏi thì có tới 97,6% lựa chọn SPTT 
chứa thông tin về điểm du lịch; nội dung thông tin quan trọng thứ hai khách du lịch 
không thể không biết trước khi lựa chọn là cơ sở hạ tầng, chất lượng các loại dịch 
vụ, sản phẩm du lịch (chiếm 63,8%), và nội dung thứ ba là các vấn đề về ẩm thực 
(chiếm 52%) bởi họ thích tìm hiểu và thưởng thức các món ăn địa phương để khám 
phá những điều mới lạ, độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa bản địa. 
 - Đối với người công tác trong ngành du lịch: Thông tin về hai lĩnh vực quan 
tâm hàng đầu của cán bộ du lịch là điểm du lịch (chiếm 95,6%), cơ sở hạ tầng, chất 
lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch (chiếm 77,9%), vì đây là những thông tin phục vụ 
trực tiếp đến công việc, yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch, tiếp đó 
hai nội dung cũng không thể thiếu trong công việc là thông tin văn bản, chính sách 
pháp luật (chiếm 48,3%), khí hậu, môi trường du lịch (chiếm 47,1%). 
 - Đối với người công tác trong ngành liên quan đến quản lí du lịch: Nếu như 
thông tin về điểm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch là tâm điểm chú ý của khách 
du lịch và cán bộ du lịch, nhưng đối với nhóm NDT là cán bộ công tác trong ngành 
 101 
liên quan đến quản lí du lịch lại đứng ở vị trí thứ tư. Bởi xuất phát lí do tìm kiếm 
thông tin phục vụ công việc quản lí một số hoạt động du lịch, loại thông tin quan 
tâm nhất của nhóm NDT này là an ninh tại nơi du lịch (chiếm 83,9%), mối quan 
tâm thứ hai là thông tin về các loại văn bản, chính sách du lịch phục vụ việc quản lí, 
giám sát các đơn vị du lịch trong hoạt động kinh doanh (chiếm 77,8%), mối quan 
tâm thứ ba là thông tin về môi trường du lịch (chiếm 57,7%) nhằm giảm thiểu sự 
ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường. 
 - Đối với người dân địa phương: Trong số các thông tin được người dân địa 
phương quan tâm hàng đầu là điểm du lịch (chiếm 68,9%) bởi họ muốn tìm hiểu giá 
trị văn hóa, giá trị kinh tế của các điểm du lịch mang lại cho gia đình và địa phương, 
tiếp đến thông tin thứ hai họ quan tâm là các hoạt động thể thao, giải trí về du lịch 
(chiếm 59,4%); 
 120
 100
 80
 60
 40
 20
 0
 Khách du lịch Người công tác trong ngành du lịch Người công tác trong ngành liên quan Dân địa phương
 đến quản lí du lịch
 Điểm du lịch Phong tục, Lễ hội
 Ẩm thực Hoạt động thể thao, giải trí
 An ninh du lịch Khí hậu môi trường
 Cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ du lich Văn bản chính sách du lịch
 Khác 
 Hình 2.2: Biểu đồ về nhu cầu về nội dung thông tin của người dùng tin du lịch 
 Tổng hợp số liệu điều tra, có thể thấy, các nhóm NDT rất coi trọng hai loại 
thông tin gắn liền với các hoạt động du lịch là điểm du lịch và cơ sở hạ tầng, chất 
lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch [Hình 2.2]. Đây là cơ sở để ngành du lịch chú 
trọng hơn trong việc lựa chọn các thông tin phù hợp đưa vào các SPTT du lịch. 
 102 
 3) Nhu cầu dịch vụ thông tin 
 Đi cùng với nhu cầu về loại hình tài liệu và nội dung thông tin, một nhu cầu 
không thể thiếu đối với NDT là nhu cầu DVTT từ các CQTT giúp họ tra cứu, tiếp 
cận, tìm kiếm, thông tin. Tùy theo điều kiện về thời gian, trình độ, sở thích..., giữa 
các nhóm NDT có nhu cầu khác nhau về DVTT. 
 - Đối với dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến: Là loại dịch vụ NDT du lịch 
sử dụng cao hơn nhiều so với các dịch vụ khác. Theo kết quả điều tra, có tới 74,2% 
khách du lịch trả lời thường sử dụng dịch vụ này để lựa chọn điểm đến trước khi 
quyết định một tour du lịch; 75,2% cán bộ du lịch, 71,1% cán bộ quản lí du lịch 
không thuộc ngành du lịch sử dụng dịch vụ này phục vụ cho công việc chuyên môn, 
nghiệp vụ; đối với người dân địa phương do điều kiện kinh tế nên tỉ lệ sử dụng dịch 
vụ này thấp hơn một chút là 61,5%. 
 - Đối với dịch vụ cung cấp tài liệu gốc: Đây cũng là loại dịch vụ được NDT du 
lịch hay sử dụng: 
 Có tới 57% khách du lịch sử dụng dịch vụ cung cấp tài liệu gốc (dưới dạng tờ 
rơi, tập gấp, sách mỏng, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch...). Các loại tài liệu này 
họ thường được các doanh nghiệp phát miễn phí khi khách du lịch đã đến Việt Nam. 
 59,8% cán bộ du lịch; 63% cán bộ làm công tác quản lí du lịch không thuộc 
ngành du lịch; và 84,4% người dân địa phương thường sử dụng dịch vụ cung cấp tài 
liệu gốc thông qua hình thức mượn, đọc, tài liệu tại các TTTT, thư viện, tài liệu gốc là 
các loại báo, tạp chí, sách nghiên cứu, giáo trình, văn bản pháp luật.... 
 - Đối với dịch vụ tư vấn thông tin: Chủ yếu là khách du lịch sử dụng dịch vụ 
này từ các công ti lữ hành giúp họ có được thông tin cần thiết để quyết định lựa 
chọn chuyến đi du lịch của mình. Còn các nhóm NDT khác hầu như không sử dụng 
loại hình dịch vụ này. 
 - Đối với dịch vụ trao đổi thông tin: Dịch vụ này thường được tổ chức trong các 
cuộc hội thảo, hội nghị du lịch, các doanh nghiệp trao đổi thông tin với khách hàng 
thông qua hình thức email nên tỉ lệ NDT du lịch dùng dịch vụ này chưa nhiều (17,4%). 
 103 
 - Đối với dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc: Đây là loại dịch vụ NDT phải 
đăng kí với CQTT và phải trả một khoản kinh phí nhất định. Đối tượng sử dụng chủ 
yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lí, nghiên cứu (7,3%) bởi họ không có nhiều thời gian tìm 
kiếm thông tin, nhưng họ cần thông tin ngắn gọn, chính xác, kịp thời để giúp họ lựa 
chọn, đưa ra được quyết định tối ưu phù hợp với thực tế. 
 Phổ biến thông tin chọn lọc 5.2
 Trao đổi thông tin 17.4
 Tư vấn thông tin
 25.6
 Cung cấp tài liệu gốc 60.9
 Cung cấp thông tin trực tuyến 72.9
 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỉ lệ % 
 Hình 2.3. Biểu đồ về nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin 
 mà người dùng tin du lịch thường sử dụng 
 Như vậy, nhu cầu DVTT của NDT du lịch chủ yếu tập trung vào hai loại dịch 
vụ chính là cung cấp thông tin trực tuyến và cung cấp tài liệu gốc [hình 2.3]. Đây là 
cơ sở để các CQTT du lịch điều chỉnh, đầu tư các DVTT phù hợp với sự phát triển 
của khoa học kĩ thuật và nhu cầu của NDT. 
 Tóm lại, NCT của mỗi đối tượng NDT du lịch có sự khác nhau cả về loại 
hình tài liệu, nội dung thông tin và DVTT. Đây là cơ sở để ngành du lịch đánh giá 
thực trạng các SP&DVTT hiện có, lên kế hoạch điều chỉnh cả nội dung lẫn hình 
thức các SP&DVTT phù hợp với từng nhóm NDT du lịch. 
 2.5.2. Sự phối hợp hoạt động thông tin của ngành du lịch với bộ 
ngành có liên quan 
 Qua điều tra và kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đến nay, sự phối hợp HĐTT 
giữa ngành du lịch với các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động quản lí du lịch còn 
rời rạc, chưa tạo lập được sự trao đổi thông tin hai chiều. Đặc biệt, các CQTT của 
 104 
ngành du lịch chưa chủ động liên kết, trao đổi và chia sẻ thông tin với CQTT thuộc 
ngành có liên quan đến quản lí du lịch. Ngành du lịch mới quan tâm đến việc phối hợp 
cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch như sau: 
 Các đơn vị trong ngành du lịch đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình, 
cơ quan báo chí để tuyên truyền chủ trương,đường lối chính sách của Đảng, Nhà 
nước Việt Nam trong phát triển du lịch, về hoạt động của ngành, về tình hình phát 
triển du lịch trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng 
các phóng sự, chương trình chuyên đề về du lịch, mở chuyên trang du lịch trên các 
báo Nhân dân, Quan hệ quốc tế, Lao động, Việt Nam New... 
 Tổng cục Du lịch phối hợp với Hàng không Việt Nam và các cơ quan Đại sứ 
quán của Việt Nam tại nước ngoài và một số kênh truyền hình quốc tế, báo chí của 
một số nước (TTG của Thái Lan, Travel của Hoa K‎ỳ, Echotourisme và Voyages của 
Pháp, Paradise của Australia) để giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt Nam. Tuy nhiên, 
việc thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin nước 
ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế do kinh phí chi trả quá cao. 
 2.6. Đánh giá chung 
 Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và HĐTTDL như trên, có thể 
đưa ra một số đánh giá chung về hiệu quả HĐTTDL Việt Nam trong giai đoạn hiện 
nay như sau: 
 2.6.1. Về chất lượng 
 Thứ nhất, về tổ chức CQTT: Hiện ngành du lịch có gần 17.000 cơ quan, bộ 
phận thuộc các đơn vị trong ngành tham gia HĐTTDL, nhưng các CQTT này chưa 
đồng nhất về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, chưa được tổ chức theo một trật tự 
nhất định. Các CQTT hoạt động độc lập theo kiểu “tự trị”, chưa có cơ chế HĐTT, 
chưa có sự quản lí điều hành, giám sát từ cơ quan quản lí ngành. 
 Thứ hai, về hoạt động thông tin du lịch:Quy trình thu thập, xử lí, lưu trữ và 
cung cấp thông tin tới NDT chưa thực sự khoa học, giữa các CQTT chưa có sự liên 
 105 
kết, phối hợp nhau trong HĐTTDL, chưa tạo được nguồn lực thông tin dùng chung 
trong toàn ngành. 
 Thứ ba, về đội ngũ cán bộ thông tin: Mỗi CQTT đều bố trí cán bộ phụ trách 
HĐTT, song số lượng CBTT đáp ứng yêu cầu xử lí thông tin chưa nhiều. 
 Thứ tư, về cơ sở vật chất, kĩ thuật, hạ tầng CNTT: Các CQTT đều có sự đầu 
tư cơ sở vật chất, triển khai ứng dụng CNTT, sử dụng mạng internet, mạng nội bộ 
và cài đặt phần mềm phục vụ hoạt động chuyên môn nói chung, HĐTT của đơn vị 
nói riêng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT giữa các đơn vị có sự chênh lệch 
khá lớn, cộng với việc lựa chọn công nghệ, phần mềm không đồng nhất, làm hạn chế 
khả năng liên kết xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin. 
 Với những điểm mạnh, điểm yếu về công tác tổ chức và HĐTTDL như trên, 
điều tất yếu dẫn đến kết quả HĐTTDL đạt chất lượng chưa cao. Điều này được chứng 
minh bằng sự nhận xét của NDT về chất lượng thông tin mà họ nhận được như sau: 
 1) Về nội dung thông tin 
 * Thông tin chưa chính xác, còn sai lệch với thực tế với sản phẩm và dịch vụ du lịch: 
 Để đánh giá mức độ chính xác, sự trung thực của thông tin trong SPTT du lịch 
so với thực tế tác giả đánh giá theo tiêu chí phù hợp nội dung với bốn mức: khác 
hẳn, khác nhiều, khác ít, không khác. Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ NDT chưa cảm 
thấy hài lòng với thông tin họ được cung cấp còn chiếm tỉ lệ tương đối cao. 
 Với khách du lịch trong số 836 khách thì có tới 325 người trả lời thông tin 
mà họ nhận được qua tờ rơi, tập gấp, website... khác hẳn (9%) và khác nhiều 
(29,9%) so với chất lượng thực tế và dịch vụ du lịch. Điều này dẫn đến tình trạng 
làm mất lòng tin của du khách. 
 Tiếp đến là nhóm cán bộ trong ngành liên quan đến quản lí du lịch, trả lời 
thông tin họ nhận được qua báo cáo của một số đơn vị (chủ yếu doanh nghiệp du 
lịch) còn chưa chính xác, ví dụ như thông tin về lĩnh vực: an toàn vệ sinh, môi 
trường, dịch vụ, doanh thu... ở mức khác hẳn (8%) và khác nhiều (18,8%). 
 106 
 Với người dân địa phương đôi lúc họ cũng phàn nàn thông tin mà họ nhận 
được về các điểm du lịch địa phương nơi họ cư trú không đồng nhất, đôi lúc còn sai 
lệch, tổng hai mức khác hẳn và khác nhiều chiếm 21%. 
 Với nhóm cán bộ trong ngành du lịch do đặc thù công việc nên những thông 
tin mang tính chỉ đạo đều đảm bảo tính chính xác, song bên cạnh đó, họ vẫn nhận 
phải một số thông tin về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch còn sai lệch với thực 
tế chiếm tỉ lệ 14,3%. 
 7.8 % 
 %%% 21.4 %
 Khác hẳn
 41.8 %
 Khác nhiều 
 29.0 % Khác ít
 Không khác
 Hình 2.4. Biểu đồ về sự khác nhau giữa thông tin 
 với thực tế chất lư

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_thong_tin_phuc_vu_du_li.pdf