Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 258 trang nguyenduy 26/08/2024 830
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam
xuất khẩu 
Nghiên cứu sinh đã khảo sát 3926 hồ sơ TVXK của các doanh nghiệp 
XKTV đại diện cho tất cả các nhóm, nhóm có lượng TVXK đứng hàng đầu (6 
doanh nghiệp), nhóm có lượng TVXK trung bình (6 doanh nghiệp) và nhóm có 
lượng TVXK hàng năm ít (4 doanh nghiệp). Dựa trên dữ liệu của 3926 hồ sơ là TV 
của các doanh nghiệp XKTV gồm, Công ty VINIC, Công ty ISALCO, Công ty Cổ 
phần Hàng hải liên minh, Công ty INLACO Sài Gòn, Công ty Sumaser, Công ty 
VOSCO, Công ty VITRANSCHART,  cung cấp, NCS đã tổng hợp cơ cấu đội 
89 
ngũ TVXK của các doanh nghiệp tiêu biểu này giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Số 
liệu này có thể đại diện phần nào cho cơ cấu đội ngũ TVXK Việt Nam trong thời 
gian qua như sau: 
Về giới tính: Do đặc thù của nghề nghiệp100% TVXK là nam giới. 
Về trình độ đào tạo: 
- Có 24 người có trình độ trên đại học, tập trung tại ba công ty có lượng 
TVXK ở nhóm lớn nhất là Công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh, và hai công ty 
thuộc trường Đại học Hàng hải Việt nam là VINIC và ISALCO. Và có 2 TV có 
trình độ trên đại học, họ đều là giảng viên của các trường Hàng hải làm việc theo 
hợp đồng với Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông. Trình độ đại học 
chiếm gần một nửa, với 1913 người. Trình độ cao đẳng có 1426 người, trình độ 
trung cấp có 467 người và trình độ sơ cấp có 94 người 
Bảng 2.20. Cơ cấu trình độ đào tạo thuyền viên xuất khẩu 
TRÌNH ĐỘ 
ĐÀO TẠO 
Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 
Số người 26 1913 1426 467 94 
Tỷ lệ % 0,662 48,726 36,322 11,895 2,395 
Nguồn: NCS Tổng hợp số liệu từ những đơn vị XKTV đại diện được khảo sát 
Như vậy, nếu xét về trình độ đào tạo thì TVXK có trình độ đào tạo tương đối 
cao và khá hợp lý. Đây là một tín hiệu tốt cho NNLTVXK 
Bảng 2.21. Cơ cấu độ tuổi thuyền viên xuất khẩu 
CƠ CẤU VỀ 
TUỔI 
Dưới 
25 tuổi 
Từ 25 tuổi 
đến 
34 tuổi 
Từ 35 tuổi 
đến 
44 tuổi 
Từ 45 tuổi 
đến 
54 tuổi 
Trên 
55 tuổi 
CHỨC 
DANH 
Số người 24 644 591 283 89 Sĩ quan 
Tỷ lệ % 1,471% 39,485% 36,235% 17,351% 5,458% 
Số người 241 999 693 261 101 
Rating Tỷ lệ % 10,501% 43,529% 30,196% 11,373% 4,401% 
Tỷ lệ chung 6,75% 41,849% 32,705% 13,856% 4,84% 
Nguồn: NCS Tổng hợp số liệu từ những công ty XKTV đại diện được khảo sát 
90 
Về độ tuổi: 
Nếu xét riêng về độ tuổi TVXK dưới 44 tuổi, chiếm tỷ lệ 81,304%, nếu tính 
số lượng TV dưới 55 tuổi sẽ vào khoảng trên 95,16%, một tỷ lệ rất cao. 
Như vậy, về cơ cấu đội ngũ TVXK tại những doanh nghiệp XKTV lớn của Việt 
Nam có thể thấy rằng: 
- Về trình độ đào, TVXK có trình độ khá cao và chắc chắn hơn mặt bằng chung 
của đội ngũ TVVN. Cụ thể trình độ đại học đạt 48,726% đây là một tỷ lệ không nhỏ, 
trong thành phần TVXK có cả những TV có trình độ trên đại học, còn nếu tính TV có 
trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm đến gần 86%. 
- Đối với tỷ lệ Sĩ quan/Rating, hợp lý nhất là 2/3(hay 8/12) [96, 97, 104, 127]. 
Tuy nhiên tỷ lệ này theo khảo sát là 1631/2295 0,711 (0,711< 2/3). Đây là một tỷ lệ 
chưa hợp lý, dẫn tới hiện tượng “thừa sĩ quan”, “thiếu thủy thủ, thợ máy”. 
- Tỷ lệ SQQL/SQVH/Rating hợp lý nhất là 3/5/12 [96, 97, 104, 127] trong khi 
đó tỷ lệ này theo khảo sát là 596/1035/2295 2,79/4,844/10,741. Điều này cho thấy số 
sĩ quan nhiều hơn Rating và đó cũng chính là thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, trong 
khi hiện nay trên thị trường thuyền viên quốc tế đang dư thừa Rating. Trong đội ngũ sĩ 
quan, tỷ lệ SQQL/SQVH nhỏ hơn tiêu chuẩn, tức là số lượng SQQL ít hơn số lượng 
SQVH. Đây là một vấn đề rất cần được quan tâm. Nó cho thấy, công tác quản lý nhà 
nước, công tác định hướng và chính sách về TV của Việt Nam chưa khoa học, thiếu sự 
phân tích dự báo, cũng như chế độ tiền lương, thâm niên, đãi ngộ đối với đội ngũ TV 
của các doanh nghiệp chưa phù hợp, có sự phân biệt và khoảng cách khá lớn  
Đánh giá chung TVXK độ tuổi hợp khá hợp lý và về trình độ đào tạo đã đáp 
ứng được yêu cầu, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao 
trình độ, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh của ngành, qua 
đó giúp cho công tác phát triển NNL này cũng như hoàn toàn có thể mở rộng thị 
trường XKTV, nếu cơ cấu TVXK như trên còn được duy trì ổn định. Tỷ lệ 
SQQL/SQVH/Rating thì chưa được hợp lý và chính tỷ lệ này đã phản ánh hình ảnh 
ngược với tình trạng thiếu hụt đội ngũ sĩ quan của lực lượng TV quốc tế, nhưng lại 
là thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, đó là rất thiếu đội ngũ Rating nhưng lại dư 
thừa đội ngũ sĩ quan. Chúng ta cần phải điều chỉnh vấn đề này bằng các chính sách 
91 
và chế độ cho phù hợp. Ví dụ như đảm bảo sao cho những thủy thủ, thợ máy có 
thâm niên 10 năm sẽ có mức thu nhập tương đương 2/O hay 2/E. 
2.3.5. Doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên và thuyền viên xuất khẩu 
 Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế tại các đơn vị, các loại hình 
doanh nghiệp XKTV của Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm cơ bản. 
Nhóm thứ nhất, đó là những doanh nghiệp vừa XKTV, vừa có đội tàu riêng 
kinh doanh vận tải biển. Những doanh nghiệp này luôn có một lượng TV phục vụ 
đội tàu của chính doanh nghiệp mình. Thuyền viên xuất khẩu luôn được bổ sung 
thay thế hoặc hoán đổi với số TV nội địa từ chính TV của doanh nghiệp hoặc 
những TV nội địa từ các công ty khác. Doanh nghiệp luôn luôn duy trì một lượng 
thuyền viên dự trữ cho cả lực lượng TVXK lẫn TV nội địa. Đây là những doanh 
nghiệp có NNL bổ sung lực lượng TVXK rất hiệu quả về chất lượng và dồi dào về 
số lượng. Tiêu biểu cho nhóm thứ nhất này là các Công ty VOSCO, 
VITRANSCHART, INLACO Sài Gòn. Doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên ổn 
định, không có sự thay đổi lớn về thị trường XKTV, luôn xây dựng kế hoạch hoạt 
động kể cả việc tuyển dụng TV mới, ; chủ động về lực lượng TVXK, đồng thời 
chất lượng TV được giữ ổn định làm hài lòng các chủ tàu. Các đối tác chủ tàu nước 
ngoài đặt niềm tin cao vào các doanh nghiệp thuộc nhóm này. Cũng vì những lý do 
đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất luôn chiếm lĩnh những thị trường xuất 
khẩu hàng đầu tốt nhất, có thu nhập cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng 
TV cao tương xứng, như thị trường Châu Âu, Nhật Bản, các chủ tàu lớn, uy tín của 
Singapore hay Đài Loan. 
Nhóm thứ hai, gồm các doanh nghiệp hoạt động như các công ty môi giới 
thuyền viên nhưng có sự quản lý thuyền viên và luôn có một số lượng TV cố định 
và lượng TV dự trữ nhất định. Thường lượng TV dự trữ từ 40% đến 45% tổng định 
biên lượng tàu khai thác. Những doanh nghiệp điển hình trong nhóm này là các 
Công ty VINIC, Hàng hải Liên Minh, Công ty ISALCO.Trong các doanh nghiệp 
thuộc nhóm này, đối với những doanh nghiệp có đại diện của đối tác nước ngoài 
đặt tại Việt Nam, mọi kế hoạch, kể cả kế hoạch thay thuyền viên trên các tàu cũng 
do đối tác nước ngoài kiểm soát và thực hiện. Việc tuyển dụng TV bổ sung bị 
92 
không chế và không nhiều, thường do chủ tàu nước ngoài yêu cầu hoặc thực hiện. 
Việc phát triển thêm đối tác mới thường chậm, mà chỉ mở rộng thị trường đang có 
(nhận thêm tàu từ đối tác nước ngoài). Tuy nhiên, thời gian mở rộng thị trường 
cũng thường chậm, chỉ sau khi đã có sự đề xuất của đối tác nước ngoài. Mặt khác 
do trình độ và năng lực quản lý không cho phép nhận thêm quá nhiều thuyền bộ 
trong cùng một thời gian. Họ cố gắng duy trì ổn định số lượng thuyền bộ cũng như 
số lượng TV và chất lượng TV theo yêu cầu của chủ tàu nước ngoài. Đối tác và thị 
trường của doanh nghiệp thuộc nhóm này là những chủ tàu lớn, uy tín của Nhật 
Bản, Singapore hay Đài Loan. 
Một điểm đáng lưu ý đó là các doanh nghiệp XKTV thuộc nhóm thứ nhất và 
nhóm thứ hai không vì mong muốn xuất khẩu được nhiều TV mà mở rộng sang 
các thị trường dễ dãi hơn, họ trung thành duy trì thị trường mà họ đang cung cấp 
TV. Họ thường từ chối những đối tác của các doanh nghiệp nhóm thứ ba. 
Nhóm thứ ba, đây đúng nghĩa là các doanh nghiệp môi giới thuyền viên. Điểm 
khác biệt giữa nhóm thứ hai và nhóm thứ ba, đó là các doanh nghiệp thuộc nhóm 
thứ ba không “nuôi” TV dự trữ, do vậy không phải mất chi phí trong việc chi trả 
lương “chờ đợi” cho TV. Với các cách thức khác nhau, các doanh nghiệp nhận 
được thông tin chào mời đặt hàng thuê TV từ các chủ tàu nước ngoài hay từ các 
công ty quản lý thuyền viên quốc tế, khi đó họ mới bắt đầu đi thu gom, đăng tuyển, 
mời chào TV, nhất là TVXK từ các doanh nghiệp khác. Tiêu biểu cho nhóm này là 
các Công ty như SUMASER, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ vận tải 
biển phía bắc, HP Marine Services and Trading Investment Co., Ltd, Công ty Cổ 
phần quốc tế Nhật Minh (NAMICO), Công ty TNHH Quản lý tàu TMM,. Đối 
tác nước ngoài của những doanh nghiệp thuộc nhóm này thường kém hấp dẫn về 
nhiều mặt và thường đã bị các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai 
từ chối. Đối tác và thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp nhóm này là những 
chủ tàu có yêu cầu chất lượng thuyền viên không cao, đồng nghĩa với mức lương 
trả cho thuyền viên thấp, như là những chủ tàu nhỏ của Hàn Quốc, Đài Loan, các 
chủ tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm thứ ba chiếm 
tỷ lệ lớn, áp đảo trong tổng số doanh nghiệp XKTV của Việt Nam. 
93 
Các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ ba hoạt động thiếu kế hoạch, hạn chế trong 
định hướng lâu dài và thiếu sự đầu tư cũng như thiếu sự quản lý điều hành cơ bản 
và chuyên nghiệp. Lúc đầu họ đồng ý và chấp nhận mọi đơn hàng từ mọi đối tác 
nước ngoài và đi tìm kiếm TV tương xứng phù hợp. Nếu trong thời hạn doanh 
nghiệp không gom đủ lượng TV theo yêu cầu, đối tác nước ngoài sẽ kí hợp đồng 
thuê số TV đã được doanh nghiệp tìm kiếm hoặc sẽ kí với những doanh nghiệp 
khác (tại các quốc gia khác nhau). Một số doanh nghiệp trong nhóm này đã tạo nên 
tình trạng cạnh tranh không đáng có giữa các đơn vị liên quan đến XKTV, tạo ra 
sự biến động, dịch chuyển TV từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác dẫn 
đến sự bất ổn, xóa trộn TVXK ngay tại Việt Nam, khó kiểm soát đối với TVXK 
cũng như gây khó khăn rất lớn cho công tác dự báo, thống kế NNLTVXK. 
Một đặc điểm quan trọng, đó là các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ ba không 
quản lý TV một lượng TV cố định và không có TV dự trữ. Thuyền viên “của” các 
doanh nghiệp này hoạt động tự do (còn gọi là thuyền viên tự do). Thuyền viên làm 
việc và bổ sung cho các doanh nghiệp nhóm thứ ba, gồm hai dạng, thứ nhất là 
những TV có chất lượng không bằng TV thuộc sự quản lý của hai nhóm đầu và 
dạng thứ hai, đó là TVXK của các doanh nghiệp khác chuyển sang để mong muốn 
“đi” chức danh cao hơn hoặc “đi tàu” sớm hơn. 
 Đội ngũ thuyền viên xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát trình độ đào tạo đội 
ngũ TVXK, tỷ lệ TV có trình độ cao đẳng, đại học chiếm rất cao (trên 85%). Đây 
là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên mặt trái của nó lại là nỗi lo về NNLTVXK. 
Vì một phần TV tốt nghiệp cao đẳng và đại học chỉ chấp nhận chức danh rating 
trong khoảng thời gian cho thâm niên “đi tàu” từ 3 đến 4 năm, đủ điều kiện thi sĩ 
quan, sau đó họ không chấp nhận chức danh rating nữa mà đòi hỏi phải là sĩ quan. 
Phần còn lại, họ cho rằng do mình tốt nghiệp cao đẳng, đại học họ không “đi tàu” 
với chức danh rating lương thấp, mà đòi hỏi phải được trả lương cao đúng với 
“bằng tốt nghiệp” họ có. Trong khi đó, chủ tàu nước ngoài trả lương theo năng lực 
làm việc, mà không trả lương theo “bằng tốt nghiệp” và họ cũng không quan tâm 
đến “bằng tốt nghiệp” của thuyền viên. Thêm vào đó, TV nhiều quốc gia Đông 
Nam Á khác như Malaysia, Indonesia hay Myanmar sẵn sàng “đi tàu” với chức 
94 
danh rating với mức lương thấp hơn TVVN nhiều. Chính do đặc thù (cơ chế chính 
sách), tại Việt Nam lượng rating chuyên nghiệp gắn bó cả đời chiếm tỷ lệ rất thấp 
so với các quốc gia khác trên thế giới. Do vậy, hiện tại và tương lai sẽ rất thiếu lực 
lượng thủy thủ, thợ máy đặc biệt là thủy thủ, thợ máy chuyên nghiệp. Đây là một 
hiện tượng thực tế rất bất cập, cần có giải pháp về mặt cơ chế mới giải quyết triệt 
để tình trạng này hướng tới sự ổn định về nhân lực của ngành vận tải biển. 
2.3.6. Công tác quản lý nhà nước về thuyền viên xuất khẩu 
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về NNLTVXK ở Việt Nam chưa được rõ 
ràng, cụ thể. Cục Hàng hải có chức năng quản lý chung về thuyền viên, nhưng việc 
cấp “Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” 
lại thuộc thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-T&XH. Cục 
quản lý lao động ngoài nước, quản lý tất cả đối tượng là người Việt Nam lao động 
tại nước ngoài, kể cả TVXK nhưng thực tế lại không trực tiếp quản lý đội ngũ 
TVXK Việt Nam [34]. Công tác quản lý này còn nhiều hạn chế, chủ yếu do các 
công ty, doanh nghiệp hay trung tâm XKTV tự quản lý, hoạt động không theo một 
định hướng thống nhất chung. Đến nay vẫn chưa có văn bản riêng, cụ thể nào tạo 
cơ sở hành lang pháp lý về công tác XKTV. 
Lĩnh vực tạo NNLTVXK chỉ mới dừng lại ở công tác đào tạo, bồi dưỡng 
TV. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhiều bộ, ban ngành như Bộ LĐ-TB & XH 
(Tổng cục dạy nghề), Bộ GD&ĐT, trong đó cơ quan chịu trách nhiệm chính là Bộ 
Giao thông Vận tải mà đại diện là Cục Hàng hải Việt Nam với vai trò là cơ quan 
quản lý ngành. Và thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng TV chủ yếu do các cơ sở 
đào tạo và HLHH thuộc Bộ GTVT và Bộ LĐ-TB&XH thực hiện. Tuy nhiên, nhiều 
cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc nhiều cơ quan chủ quản khác nhau như Bộ Quốc 
Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ GTVT và Bộ LĐ-TB&XH 
cũng có thể đào tạo đội ngũ “tiền thuyền viên. Chính do sự khác biệt về cơ quan 
chủ quản và ảnh hưởng của cơ quan chủ quản rất lớn tới các cơ sở đào tạo đã gây 
nên những khó khăn nhất định, trong việc liên thông giữa các bậc học, công nhận 
văn bằng chứng chỉ, công nhận chất lượng đào tạo chung giữa các trường, cơ sở 
đào tạo, huấn luyện. 
95 
Mặc dù có nhiều luật và các chiến lược sẽ được xây dựng và hoàn chỉnh, 
nhưng chưa thể chi tiết hóa trong từng việc cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn 
thực thi dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai áp dụng trong thực tiễn. 
2.3.7. Đánh giá về cung, cầu thuyền viên xuất khẩu của Việt Nam 
Qua phân tích về nhu cầu thuyền viên tại những thị trường chính, nghiên 
cứu cung cầu trên thị trường thuyền viên quốc tế, kết hợp với phân tích đánh giá về 
công tác xuất khẩu thuyền viên của Việt Nam trong thời gian qua, có thể rút ra 
những nhận xét và kết luận sau: 
- Trong những năm qua TVXK đã có sự tăng trưởng về số lượng, cùng với đó 
chất lượng cũng được từng bước nâng cao. Điều đáng ghi nhận nhất đó là TVVN 
đã đảm nhận được tất cả các vị trí chức danh trên phần lớn các cỡ tàu, kể cả những 
con tàu siêu lớn, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên sự tăng trưởng còn chậm, đồng 
thời loại tàu mà TVVN đảm nhận phần nhiều là tàu hàng rời. Các loại tàu khác 
TVVN chưa có nhiều. Tất nhiên, một phần của vấn đề này là do định hướng của 
chủ tàu và các công ty quản lý thuyền viên quốc tế trong việc thuê và sử dụng TV, 
nhưng một phần nguyên nhân cũng do từ chính đội ngũ TVXK của Việt Nam. 
- Nhu cầu về thuyền viên của thị trường quốc tế nói chung và của các chủ tàu 
thị trường chính của Việt Nam nói riêng là rất lớn, và nhu cầu này còn diễn ra 
trong thời gian rất dài trong tương lai. Riêng số lượng TV cần thiết để đảm bảo 
khai thác và vận hành đội tàu của 5 quốc gia thị trường chính của TVVN là Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Trung Quốc vào khoảng trên dưới 
500.500 TV. 
- Số lượng TVVN xuất khẩu được hàng năm ở những giai đoạn cao nhất chỉ 
vào khoảng trên dưới 4.500 TV/năm, đồng nghĩa với số lượng TV có thể xuất khẩu 
chỉ vào khoảng trên dưới 7.800 TV. Nếu so sánh với số lượng TV theo nhu cầu của 
thị trường thì số lượng TVXK của Việt Nam quá nhỏ bé. Có thể nói rằng, trong 
nhiều năm qua cho đến thời điểm hiện tại lượng cung TVXK của Việt Nam luôn 
không theo kịp cầu. Lượng cung chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của nhu cầu. 
Trong số nhiều nguyên nhân của hiện tượng này, có một nguyên nhân đó là chưa 
có sự dự báo, định hướng NNLTVXK và phân tích thị trường. 
96 
- Số lượng xuất khẩu hàng năm còn rất nhỏ, tốc độ phát triển chậm, mặc dù 
gần như chưa có sự cạnh tranh mãnh liệt giữa TV của các quốc gia khác với TV 
Việt Nam. Nguyên nhân lượng xuất khẩu TV thấp một phần do chất lượng TV còn 
hạn chế, nhưng cũng còn một nguyên nhân khác, đó là chưa có đầy đủ thông tin dự 
báo về cả lực lượng TV cũng như từng thị trường để phân loại và phân lớp TV phù 
hợp với từng thị trường chủ tàu. 
- Cũng do không có được thông tin dự báo về NNLTVXK và không có định 
hướng thị trường dẫn đến hiện tượng khan hiếm TV không đáng có. Nếu có được 
dự báo tốt về NNLTVXK, các doanh nghiệp XKTV sẽ tuyển dụng được đủ và rất 
nhiều TV phù hợp cho từng đối tác chủ tàu nước ngoài. Dựa trên thông tin về dự 
báo NNLTVXK, các doanh nghiệp sẽ có những phương án, giải pháp thích hợp 
duy trì, mở rộng và phát triển thị trường. Thuyền viên sau một thời gian tích lũy 
kiến thức, kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm trong thời gian làm việc cho chủ 
tàu nhỏ sẽ có khả năng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của những chủ tàu lớn 
hơn. Không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp XKTV không thể đáp ứng được 
nhiều đơn chào hàng của các chủ tàu và các nhà tuyển dụng lớn, uy tín nước ngoài. 
- Doanh nghiệp XKTV tuy đa dạng, nhưng phần nhiều đóng vai trò như công 
ty môi giới TVVN với các chủ tàu nước ngoài. Không có sự phối kết hợp giữa các 
đơn vị đào tạo, HLHH và doanh nghiệp XKTV trong công tác đào tạo, bồi dưỡng 
tạo và phát triển NNLTVXK. 
- Hoạt động XKTV của Việt Nam rời rạc, thiếu sự quản lý, chưa có định 
hướng và điều hành từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp XKTV 
có mối liên hệ với đối tác nước ngoài chưa chặt chẽ. Đặc biệt, cũng do không có 
thông tin dự báo về NNLTVXK và thị trường dẫn đến các doanh nghiệp không có 
sự liên kết với nhau. 
- Ngược lại, do hoạt động XKTV chưa có sự kiểm soát, chưa có định hướng 
rõ ràng cụ thể dẫn đến NNLTVXK không ổn định, phát triển chậm không có sự 
quản lý, định hướng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, dự báo, thống kê. 
Việc dự báo NNLTVXK đã khó, việc dự báo số lượng XKTV hàng năm còn khó 
khăn hơn. 
97 
- Chưa có giải pháp hữu hiệu tạo ra sự phân luồng trong đào tạo hàng hải, 
HLTV, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp dẫn đến không có lực lượng thủy thủ 
và thợ máy chuyên nghiệp gắn bó cả đời với nghề. Đây là nguyên nhân tạo ra hiện 
tượng thừa sĩ quan hàng hải nhưng lại thiếu thủy thủ và thợ máy. 
- Suy nghĩ của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hàng hải về việc làm, lương 
và thu nhập chưa đúng, chưa theo kịp xu hướng quốc tế và còn có sự khác biệt lớn 
với chủ tàu nước ngoài – những người chi trả tiền lương và thu nhập cho TV. 
Như vậy có thể thấy rằng, nhu cầu thuê TV của thị trường quốc tế nói chung 
và của các chủ tàu thị trường chính của Việt Nam nói riêng là rất lớn, và còn diễn 
ra trong thời gian rất dài nhưng trong nhiều năm qua số lượng TVXK của Việt 
Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của nhu cầu này. Mặc dù có rất nhiều điều 
kiện thuận lợi, nhưng số lượng TVXK cũng như lượng XKTV của chúng ta rất 
nhỏ, tốc độ phát triển chậm trong thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân của sự việc 
trên như chất lượng TVVN còn hạn chế,  nhưng trong đó có nguyên nhân, đó là 
chưa có thông tin đầy đủ dự báo về NNLTVXK cũng chưa có thông tin phân tích 
về từng thị trường, dẫn đến chưa thể định hướng, phân luồng ra từng lớp TV cho 
phù hợp với mỗi thị trường. Có được thông tin dự báo về NNLTVXK sẽ giúp cho 
các doanh nghiệp định hướng thị trường, xây dựng kế hoạch, giải pháp phù hợp để 
duy trì và phát triển thị trường cũng như phát triển NNLTVXK. Tuy nhiên, dự báo 
NNLTVXK phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để dự báo NNLTVXK đạt độ chính xác 
cao cần phải nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến nó. Xác định và đánh 
giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng TV cũng như tác động đến kết quả dự báo 
lượng TV đáp ứng yêu cầu của chủ tàu nước ngoài là công việc quan trọng cần 
thực hiện đầu tiên trong quá trình tính toán dự báo NNLTVXK. 
2.4 Cá

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_du_bao_nguon_nhan_luc_th.pdf
  • pdfThông tin Luận Án - Tiếng Anh.pdf
  • pdfThông tin Luận án - Tiếng Việt.pdf
  • pdfTóm tắt Luận Án.pdf