Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 173 trang nguyenduy 11/08/2024 740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Luận án Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội
hợp với những khu vực chưa phát triển, 
khi số lượng đường dây, đường ống còn ít. 
Vị trí bố trí bể cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo 
đảm an toàn, mỹ quan đô thị không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông 
và người qua lại. Không xây dựng bể cáp ở các vị trí đường giao nhau. 
Bảng 2.5 . Quy định về bố trí các hệ thống[41] 
Số lớp ống 
nhựa trong một 
cống cáp 
Số ống nhựa 
trong một cống cáp 
Kích thước cống cáp (mm) 
Miệng Đáy 
1 2 450 350 
1 3 600 500 
1 4 750 650 
2 4 450 350 
2 6 600 500 
2 8 750 650 
3 9 600 500 
3 12 750 650 
4 16 750 650 
5 20 750 650 
70 
2.4.3 Bố trí các đƣờng dây và đƣờng ống chung trong c ng một hào [41] 
Do việc bố trí hệ thống các đường dây và đường ống một cách riêng rẽ trên 
phải tuân thủ quy định về cự ly tối thiểu nên trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó 
khăn khi bố trí chúng trên mặt cắt ngang và cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đào lên, 
lấp xuống để lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa trong quá trình khai thác. Chính vì lý 
do đó mà phương pháp này chỉ được sử dụng khi trình độ phát triển của đô thị 
chưa cao và số lượng đường dây và đường ống hạ ngầm không nhiều. Để khắc 
phục các yếu điểm trên, người ta đào một hào rộng trên vỉa h rồi cho đặt tất cả các 
đường dây và đường ống ngầm vào đó cùng một lúc. Phương pháp này chỉ có thể 
thực hiện được khi xây dựng đường phố đồng bộ. Khoảng cách giữa các đường 
ống có thể được rút ngắn hơn, và có thể được tính theo công thức sau: 
L = h + 0.4 (m) 
Trong đó: h là độ chênh cao giữa hai đường ống đặt gần nhau (m) 
Hình thức chôn các đường dây và đường ống chung trong cùng một hào này 
chỉ có tính chất tạm thời hoặc khi không có đủ điều kiện về kinh tế. Việc chôn trực 
tiếp này gây nhiều khó khăn cho công tác duy tu, bảo dưỡng và lắp đặt, bổ sung 
các cơ sở hạ tầng mới; gây khó khăn cho công tác quản lý, vv. Do vậy, chúng chỉ 
được áp dụng ở những khu vực chưa phát triển hoặc không có điều kiện kinh tế mà 
thôi. 
H nh 2.13: Bố trí công tr nh ngầm trong cùng một hào. 1. ng cấp nhiệt 2. ng
cấp nước 3. ng cấp khí đốt 4. Cống thoát nước b n[41][17] 
71 
2.4.4 Bố trí hệ thống dây và đƣờng ống vào chung trong một tuy nen kỹ 
thuật[41]. 
Sự phát triển đô thị và sự gia tăng nhu cầu sử dụng các cơ sở vật chất mới đã 
dẫn đến sự gia tăng về các kết cấu hạ tầng đô thị. Các kết cấu hạ tầng đô thị này lại 
thường được bố trí ngầm ở dưới lòng đất và thường chạy dọc theo đường giao 
thông; trong khi không gian ngầm lại thường bị giới hạn bởi chiều rộng của đường. 
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu sử dụng các tiện nghi đô thị và công tác duy tu, 
bảo dưỡng chúng tăng rất nhanh dẫn đến tình trạng thiếu hụt không gian ngầm đô 
thị, và trong một số trường hợp thì việc bố trí không gian để lắp đặt các tiện ích, cơ 
sở vật chất đô thị mới là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, việc đặt các hệ thống kỹ 
thuật có chức năng khác nhau (đường điện, nước, cáp thông tin, cấp nhiệt, ga,..vv), 
dù có tách riêng từng loại, nhưng do sự tiếp xúc trực tiếp các loại đường ống với 
đất sẽ làm giảm thời gian phục vụ của chúng và gây hiện tượng đào bới lòng 
đường, h phố trong quá trình lắp đặt, sửa chữa. Điều này sẽ làm cho việc khai 
thác hệ thống thiết bị kỹ thuật này trở nên tốn kém, lãng phí. Ngoài ra, việc duy tu 
bảo dưỡng các tiện ích s n có và việc lắp đặt các tiện ích mới thường gây xáo trộn 
hoặc cản trở giao thông đô thị. Hiện nay, hình thức tiên tiến nhất là đặt chúng vào 
chung trong một tuynen kỹ thuật, trong đó thường đặt các đường ống cấp, thoát 
nước có áp, đường ống cấp ga, khí đốt, cáp điện lực và đường dây thông tin. Đây 
là phương pháp tiên tiến nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giao thông 
vì không phải đào mặt đường khi bảo dưỡng, sửa chữa. 
Hệ thống tuynen kỹ thuật có thể có nhiều dạng, có loại kết hợp cả hệ thống 
cống thoát nước sinh hoạt và nước mưa, cùng với hệ thống cấp ga, khí đốt với hệ 
thống đường ống cấp nước và cáp điện lực, thông tin; có loại tách riêng hệ thống 
cáp điện lực, thông tin với hệ thống cấp, thoát nước và ga, khí đốt. Cấu tạo của 
tuynen kỹ thuật bao gồm: Tuynen kỹ thuật có kích thước và không gian đủ rộng để 
nhân viên kỹ thuật có thể đi lại bình thường để kiểm tra hệ thống hoặc đảm bảo 
cho ít nhất là 1 nhân viên và xe chuyên dụng có thể vào làm việc. Do đó kích thước 
tối thiểu của tuy nen kỹ thuật thường là 0.9m x 1.9 m. Ngoài ra, trong tuy nen kỹ 
thuật thường phải bố trí hệ thống thiết bị chiếu sáng, thông gió và phải bảo đảm 
72 
các điều kiện cần thiết để hệ thống điện, thông tin làm việc bình thường, không bị 
nhiễu, cũng như phải đảm bảo về mặt an toàn cháy nổ. 
Về hình dạng, có rất nhiều dạng như: hình chữ nhật, hình chữ nhật có nắp 
đậy, hình thang, hình tròn và hình ovan. Tuy nhiên, chỉ có hai dạng là được dùng 
phổ biến là, dạng mặt cắt chữ nhật và hình tròn vì dễ thi công. Dạng mặt cắt hình 
chữ nhật phù hợp với những khu vực có điều kiện về mặt bằng thi công, mật độ 
xây dựng thấp; mặt cắt hình tròn phù hợp với những khu vực có điều kiện về mặt 
bằng thi công hạn chế, mật độ xây dựng cao như ở trong khu trung tâm thành phố 
do phương pháp thi công thích hợp nhất là phương pháp thi công đào kín bằng các 
thiết bị khoan hầm. 
H nh 2.14 Cấu tạo điển h nh của tuy nen thường, dạng h nh tr n và ch nhật ( . 
Cáp vi n thông 2. Cáp điện trung thế 3. Cáp điện cao thế 4. Không gian dự tr 
5. ng cấp nước sạch 6. ng thoát nước)[41] 
Tuỳ theo quy mô xây dựng và loại tuyến kỹ thuật nào được yêu cầu sử dụng 
trên mặt đất, bên trong tuynen sẽ bố trí tổ hợp của nhiều tuyến ống kỹ thuật khác 
nhau hoặc chỉ một tuyến duy nhất. Hệ thống tuynen kỹ thuật có khả năng giải 
quyết vấn đề chỗ chứa các tuyến ống kỹ thuật hiệu quả nhất và chúng là một trong 
những tiêu chí chủ yếu để đánh giá mức độ hiện đại của một đô thị. Việc sử dụng 
hệ thống tuy nen kỹ thuật có nhiều ưu điểm nổi bật như sau: 
- Góp phần làm thông thoáng đô thị và làm nổi bật kiến trúc cảnh quan. Vì 
vậy xây dựng các tuyến điện - cáp trên mặt đất thường được bố trí ở trên cao nên 
73 
làm mất vẻ mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho công tác chữa cháy khi có hoả 
hoạn; 
- Tiết kiệm diện tích xây dựng công trình trên mặt đất, tránh đền bù giải 
phóng mặt bằng và đào phá đường không có kế hoạch; 
- Thống nhất các tuyến kỹ thuật với nhau, rất thuận lợi cho công tác quản lý; 
- Nhân viên kỹ thuật dễ dàng vào trong tuynen nhờ các cửa chính ra - vào, 
hố thăm. Do đó giảm nguy cơ phá hỏng đến các công trình ngầm xung quanh, cũng 
như dễ dàng biết chính xác vị trí các đường ống kỹ thuật bên trong nên tiết kiệm 
thời gian và chi phí để phát hiện đường ống có sự cố kỹ thuật; 
H nh 2.15 Bố trí hệ thống đường dây, đường ống trong tuy nen k thuật ( . Thoát 
nước mưa 2. Thoát nước thải 3. iếng thăm 4. Cáp điện 5. Cáp thông tin 6. 
 ng cấp nước 7. ng cấp nhiệt)[41][17] 
- Công tác duy tu, sửa chữa và nâng cấp tuyến được tiến hành một cách dễ 
dàng thuận lợi; 
- Các tuyến đường ống kỹ thuật bố trí bên trong tuynen: được cách ly an 
toàn và được vỏ hầm bảo vệ nên chúng sẽ có tuổi thọ sử dụng lâu dài, đảm bảo an 
toàn sử dụng; do đó có thể sử dụng đường ống dẫn có vỏ bằng vật liệu rẻ tiền hơn 
so với tuyến ống được chôn ngầm; 
74 
- Đặc biệt đối với tuyến cáp thông tin - viễn thông, việc bố trí tuynen kỹ 
thuật sẽ giảm tối đa khả năng bị gây nhiễu sóng; 
- Tuynen kỹ thuật có dự trữ không gian cho nhu cầu phát triển tương lai, nên 
chi phí đầu tư khi nâng cấp mở rộng quy mô tuyến tương đối thấp; 
Lợi ích cơ bản của hệ thống tuy nen kỹ thuật là nhằm giảm thiểu việc đào 
đường, h phố để sửa chữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật so với việc lắp đặt riêng 
từng loại một. 
Để đảm bảo thuận tiện cho công tác duy tu, bảo dưỡng hoặc lắp đặt và để 
giảm thiểu đến giao thông, chúng thường được thi công lắp đặt dưới mặt đường 
hoặc trên vỉa h . Tuy nhiên, việc chọn loại nào phụ thuộc không những vào loại 
hình dịch vụ được chứa trong hầm, kích thước đường kính của các loại đường dây, 
đường ống dịch vụ, các yêu cầu về lắp đặt, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều 
kiện mặt bằng của đường và h phố. Hệ thống tuy nen kỹ thuật ngầm thường được 
sử dụng ở khu trung tâm các thành phố, nơi có mật độ xây dựng cao. Chúng 
thường được thi công đồng thời với công tác thi công đường. 
Việc đưa các hệ thống đường dây và đường ống vào chung trong một hào 
hoặc tuy nen kỹ thuật sẽ kéo dài thời gian phục vụ của chúng, tạo điều kiện thuận 
lợi trong công tác lắp đặt, khai thác và quản lí, đồng thời sẽ làm giảm đáng kể các 
hiện tượng đào xới lòng đường, h phố, không gây trở ngại cho các phương tiện 
giao thông trên đường và người đi bộ. Điều đó giải quyết được nhu cầu sử dụng 
không gian ngầm đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác duy tu bảo dưỡng, 
lắp đặt mới, cũng như hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đối với môi trường và xã 
hội. 
Chính vì lý do đó mà ở các đô thị của các nước phát triển hệ thống tuy nen 
kỹ thuật được sử dụng rộng rãi với khẩu hiệu “Vì một thành phố không bị đào bới” 
đã được đưa ra để kêu gọi sự quan tâm của mọi người về lĩnh vực thiết kế - thi 
công các loại hào, tuy nen kỹ thuật, thậm chí ở Nhật Bản, hệ thống tuy nen kỹ 
thuật còn được thiết kế không chỉ nhằm đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị, 
cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng tới người dân đô thị, mà còn nhằm giảm tối đa sự 
75 
gián đoạn cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và làm nơi trú ẩn cho người dân 
Nhật Bản khi có thảm họa động dất hoặc chiến tranh. 
Về mặt lịch sử, công trình ngầm kỹ thuật đô thị đầu tiên được xây dựng ở 
Anh cách đây 140 năm (1866) để chứa đường ống nước uống và nước thải. Con 
người có thể đi lại được trong đường hầm này và hiện nay nó vẫn được sử 
dụng[62]. Tiếp theo đó, hệ thống công trình ngầm kỹ thuật đô thị ở Paris được xây 
dựng. Chúng được tích hợp thêm các đường ống khí đốt gas, cáp điện và đường 
ống khí hơi nén. Ban đầu, CTN- KTĐT thường hay được sử dụng ở các trường đại 
học, bệnh viện, công viên giải trí, doanh trại quân đội và nhà máy điện nguyên tử. 
Đến nay, hệ thống công trình ngầm kỹ thuật đô thị đã được phát triển ở nhiều đô 
thị lớn, đặc biệt là các nước phát triển. Sau đây là một số công trình tiêu biểu: 
- Tuyến tuynen kỹ thuật dài 7.4km trong thành phố Taukuba Science ở Nhật 
Bản, tuyến được xây dựng để chứa các ống vận chuyển nước thải, ống cung cấp hệ 
thống điều hoà và nước nóng, cáp điện năng, cáp điện thoại, cáp thông tin. 
- Tuyến tuynen kỹ thuật dài 1,8km của Trường Đại học Utah State ở Mỹ, bên 
trong hầm gồm tuyến cáp viễn thông, cáp điện, gas, cấp hơi nước. Vỏ hầm dạng 
hình chữ nhật đúc s n, kích thước tiết diện bên trong hầm 3m x 3m[54]. 
- Tuyến điện ngầm 230kV nối từ trạm điện Lardprao đến trạm Vibhavadi ở 
BangKok. Tuyến dài khoảng 7km, vỏ hầm hình tròn đường kính trong của vỏ là 
2,6m. Các đơn nguyên vỏ hầm được đúc s n tại nhà máy và được thi công bằng áp 
lực. Thời gian xây dựng từ năm 1999 - 2002. 
- Hongkong có 4 tuyến tuynen kỹ thuật bố trí chính ở trung tâm thành phố: 
Wah Fu-Bowen dài 3,1km, Nam Fung - Parker dài 5,7km. Tin Wan - Wah Fu và 
Cyberport - Wah Fu đều dài 0,8km. Hai tuyến Wah Fu và Nam Fung đều cho xe 
chuyên dụng vào hoạt động. Tuyến Wah Fu - Bowen có mặt cắt ngang dạng vòm, 
kích thước 8m x 4,5m (rộng x cao) và được xây dựng hoàn thành vào năm 1993. 
- Tuyến tuy nen kỹ thuật kết hợp với tuyến tàu điện nhanh Xinyi and Sonshan 
MRT rapid transit ở thủ đô Đài Bắc, Đài Loan[55]. 
76 
2.5 Tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi 
Để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi, nhà quản lý cần có 
cơ cấu tổ chức và cơ chế quy định mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu 
quản lý nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu đã định. 
2.5.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ ch c quản lý [26]. 
Cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi là tổng 
hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có chuyên môn hóa và có trách 
nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau, 
đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi 
nổi, để phát triển xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đòi hỏi một cơ cấu 
quản lý thích hợp. Khi xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần đảm bảo các yêu 
cầu cơ bản sau: 
- Tổ chức cần có tính tối ưu. 
- Tổ chức cần có tính linh hoạt. 
- Tổ chức cần có tính tin cậy. 
- Tổ chức cần có tính kinh tế. 
2.5.2. Nguyên tắc cơ bản tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng 
dây, cáp đi nổi. 
Các đường dây, cáp đi nổi là các công trình hạ tầng kỹ thuật, vì vậy cần phải 
đảm bảo các nguyên tắc sau: 
- Phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 
- Phải được chuyên môn hóa cao bảo đảm tính thống nhất. 
- Phải thống nhất và tập trung, dân chủ, phân công, phân cấp rõ ràng. 
2.5.3. Phƣơng pháp phân chia cơ cấu tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm 
các đƣờng dây, cáp đi nổi[26]. 
Sự phân chia công việc và giao việc cho một nhóm chuyên môn nào đó của 
quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi gọi là sự phân chia bộ phận. 
Hiện nay tồn tại nhiều cách phân chia bộ phận, nhưng có bốn kiểu phân chia bộ 
phận là: phân chia theo chức năng, phân chia theo địa lý, phân chia theo kết quả 
hoạt động của hệ thống, phân chia theo ma trận. 
77 
- Phân chia theo bộ phận chức năng: là việc hình thành một bộ phận trong đó 
có các thành viên phải hoạt động theo một chức năng nào đó tùy thuộc vào lĩnh 
vực mà họ thành thạo và những nguồn lực mà họ có được nhằm hoàn thành những 
nhiệm vụ nhất định. 
- Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý: có nghĩa là giao cho một nhóm 
thành viên thực hiện toàn bộ chức năng của tổ chức tại một địa bàn nhất định dưới 
sự điều khiển của một người quản lý. Phân chia bộ phận theo địa lý cho phép một 
hệ thống trải rộng phạm vi hoạt động của mình đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng 
của đối tượng phục vụ tại những địa bàn khác nhau trên cơ sở mục tiêu thống nhất 
của toàn bộ tổ chức. 
- Phân chia bộ phận theo kết quả hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ 
thuật đô thị: Cách phân chia này dựa vào sản phẩm hay kết quả dịch vụ; trong đó 
hệ thống được chia thành các đơn vị hoặc các bộ phận tương đối độc lập, tự chủ, 
có khả năng hoạt động như một tổ chức hoàn chỉnh để sản xuất hoặc triển khai 
dịch vụ. 
- Phân chia bộ phận theo ma trận: dựa trên một hệ thống quyền hạn và hỗ trợ 
đa chiều. Nói cách khác, mỗi bộ phận chỉ phải chịu sự quản lý theo chức năng (của 
đơn vị chủ quản). Có hai tuyến quyền hạn trong một ma trận. Một tuyến thẳng 
đứng theo đơn vị chức năng và một tuyến nằm ngang theo sản phẩm hoặc dự án. 
Do đó, việc phân chia bộ phận kiểu ma trận sẽ xuất hiện thêm người quản lý là 
giám đốc quản lý dự án. 
2.5.4. Các hình th c tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, 
cáp đi nổi. 
Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý, các hình thức tổ chức quản lý 
cũng được nhiều nhà quản lý nghiên cứu. Theo một cách tiếp cận mới, cơ cấu tổ 
chức quản lý được phân loại như sau: cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu chức năng, 
cơ cấu trực tuyến – chức năng, cơ cấu phi hình thức. 
78 
 2.5.4.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến [26]. 
Cơ cấu tổ chức trực tuyến là hình thức đơn giản nhất và thường áp dụng ở 
nhiều hệ thống. cơ cấu này mỗi bộ phận trung gian có một cấp trên và một hay 
nhiều cấp dưới. Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến được thể hiện trong hình 2.16. 
Hình 2.16. Mô h nh cơ cấu trực tuyến [26] 
Toàn bộ vấn đề được giải quyết bằng một kênh liên hệ theo đường thẳng. 
Cấp lãnh đạo điều hành và trực tiếp chịu trách nhiệm về sự tồn tại của hệ thống. 
Cơ cấu trực tuyến chủ yếu được áp dụng cho những hệ thống vừa và nhỏ, 
sản phẩm không phức tạp, tính chất sản xuất liên tục. 
Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến là người lãnh đạo hệ 
thống thực hiện tất cả các chức năng quản lý, các mối liên hệ trong tổ chức được 
thực hiện theo đường thẳng. Người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận mện lệnh qua 
một cấp trên trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó mà thôi. 
Cơ cấu trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ 
trưởng, người quản lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động của 
thành viên cấp dưới. 
Cơ cấu trực tuyến còn tồn tại một số nhược điểm như: đòi hỏi người lãnh 
đạo phải có kiến thức tổng hợp, hạn chế việc sử dụng chuyên gia, việc trao đổi 
thông tin với các đơn vị ngang quyền chậm trễ và vòng vèo. 
Để khắc phục nhược điểm của cơ cấu trực tuyến, người ta còn thiết kế cơ 
cấu trực tuyến – tham mưu. Đây vẫn là cơ cấu trực tuyến nhưng có thêm một bộ 
phận tham mưu giúp việc (xem hình 2.17). Tuy nhiên nhược điểm là tốc độ ra 
quyết định chậm vì thêm người để bàn bạc nên người lãnh đạo phải cân nhắc lâu 
hơn. 
79 
Hình 2.17. Mô h nh cơ cấu trực tuyến – tham mưu 26] 
 2.5.4.2. Cơ cấu chức năng [26]. 
Cơ cấu chức năng là cơ cấu mà những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho 
các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người 
đứng đầu các phân hệ. Mỗi phân hệ được chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện 
một chức năng nhất định. Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận mệnh 
lệnh từ người quản lý cao nhất hệ thống và từ những người lãnh đạo các chức năng 
khác nhau (xem hình 2.18) 
Hình 2.18. Mô h nh cơ cấu chức năng 26] 
Cơ cấu chức năng thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải 
quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt được 
gánh nặng về quản trị cho người lãnh đạo cao nhất của hệ thống. 
Cơ cấu chức năng có nhược điểm chủ yếu là người quản lý hệ thống phải 
điều phối, kết hợp các hoạt động của những người lãnh đạo chức năng. Vì khối 
lượng công tác quản lý lớn cho nên người lãnh đạo hệ thống khó có thể phối hợp 
được tất cả các mệnh lệnh của họ, dẫn đến tính trạng người thừa hành trong một 
lúc có thể phải thừa nhận nhiều mệnh lệnh, thậm chí các mệnh lệnh mâu thuẩn 
nhau, trái ngược nhau. 
80 
 2.5.4.3. Cơ cấu trực tuyến – chức năng [26]. 
 Để khắc phục nhược điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng, hiện 
nay kiểu cơ cấu liên hợp (trực tuyến chức năng) được áp dụng rộng rãi và phổ biến 
ở nhiều hệ thống (xem hình 2.19) 
Hình 2.19. Mô h nh cơ cấu trực tuyến – chức năng 26] 
 cơ cấu này người lãnh đạo cấp cao của hệ thóng được trợ giúp của các cán 
bộ quản lý chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực 
hiện quyết định. Người quản lý cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công 
việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi hệ thống, việc truyền mệnh lệnh vẫn 
theo tuyến đã quy định, các cán bộ quản lý ở các phân hệ chức năng vẫn phát huy 
được tài năng của mình, tuy họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi thành 
viên trong hệ thống. 
2.5.4.4. Cơ cấu phi hình thức [26]. 
Các hình thức cơ cấu quản lý đã nêu trên mang tính chính thức. Cơ cấu 
chính thức gắn liền với vai trò nhiệm vụ của các phần tử trong hệ thống được tổ 
chức một cách chính thức. 
Cơ cấu không chính thức là toàn bộ những cuộc tiếp xúc, khai thác cá nhân, 
các nhóm ngoài phạm vi cơ cấu chính thức của hệ thống. Cơ cấu không chính thức 
có vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Nó không định hình và thay đổi, luôn luôn 
tồn tại cùng với cơ cấu chính thức. Nó có tác động nhất định, đôi khi rất đáng kể 
đến hoạt động của hệ thống. 
Cơ cấu phi hình thức là cơ cấu kết hợp cả hai hình thức chính thức và không 
chính thức (các cá nhân không chính thức nằm ở ngoài tổ chức) 
81 
2.5.5 Các công cụ hỗ trợ để quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, 
cáp đi nổi[18][58]. 
Một trong những công cụ hỗ trợ quản lý xây dựng ngầm hóa các đường dây, 
cáp đi nổi là hệ thống CSDL và các công nghệ hỗ trợ được phát triển bằng cách kết 
hợp các công nghệ thu thập, xây dựng và phân tích thông tin địa lý công trình, điển 
hình là công nghệ chụp ảnh dò tìm ngầm GPR (Ground Penetrating Radar), hệ 
thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) và hệ thống thông tin địa 
lý GIS (Geographic

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_xay_dung_ha_ngam_cac_duong_day_cap_di_noi_ta.pdf