Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 1

Trang 1

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 2

Trang 2

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 3

Trang 3

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 4

Trang 4

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 5

Trang 5

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 6

Trang 6

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 7

Trang 7

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 8

Trang 8

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 9

Trang 9

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 187 trang nguyenduy 24/09/2024 690
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

Luận án Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo
sắc rất 
lớn. Mầu sắc luôn là yếu tố kích thích trí tưởng tượng vì thế nếu thiếu ánh sáng tự nhiên 
sẽ làm giảm năng lực sáng tạo của trẻ. 
Hình 2.18: Mối quan hệ tương hỗ giữa chiếu sáng tự nhiên và phát triển năng 
lực sáng tạo của trẻ 
Thông thường nội thất phòng học sẽ chịu ảnh hưởng của các kiểu lấy sáng tự 
nhiên, Cơ bản có những hình thức lấy sáng như sau: lấy sáng qua cửa sổ, là cách phổ 
biến nhất nhận ánh sáng ban ngày vào không gian nội thất. Hướng thẳng đứng cửa sổ 
cho phép nhận ánh sáng cả trực xạ và tán xạ, vì vậy cần có những biện pháp bảo vệ để 
hạn chế bức xạ và gây chói. Khi phải đối diện phía mặt trời, các cửa sổ có thể gây chói, 
do đó sử dụng các ô lấy sáng để trên cao có thể khắc phục nhược điểm này. 
Cửa mái (Skylight) đặt tại các mái của tòa nhà, thường được sử dụng cho ánh 
sáng khuếch tán và phân bố đều trên các khu vực trong phòng. Cửa mái nhận được 
nhiều ánh sáng cho mỗi đơn vị diện tích sàn hơn so với cửa sổ và phân phối đều hơn 
trong không gian. Với thiết kế cửa mái thích hợp, có thể tiết kiệm năng lượng đáng 
kể trong nhà. Tiết kiệm từ chiếu sáng tự nhiên có thể giảm sử dụng năng lượng chiếu 
sáng lên đến 80%. 
- Chiếu sáng nhân tạo: 
Khi điều kiện chiếu sáng tự nhiên không thể đáp ứng, chúng ta cần thiết kế ánh 
sáng để hỗ trợ hệ thống sinh học cơ thể. Điều này là khả thi với nguồn sáng LED có khả 
năng hỗ trợ nhịp sinh học đã ra đời. Thực chất đó là một kiểu thay đổi môi trường ánh 
Chiếu 
sáng tự 
nhiên 
Nhịp sinh 
học của trẻ 
Chu kỳ ngày 
và đêm 
Tâm sinh lý -
sức khỏe 
tâm thần 
Cung cấp 
vitamin-sức 
khỏe thể chất Tạo ra 
mầu sắc 
Phát triển 
năng lực sáng 
tạo của trẻ - 
tìm hiểu thế 
giới chung 
quanh 
70 
sáng trong nhà được mô phỏng từ bình minh đến hoàng hôn, với nhiệt độ màu của ánh 
sáng thay đổi từ 2.700K (vàng ấm) đến 6.500K (lạnh) và trở lại 2.700K [48]. 
Sự ra đời của ánh sáng LED đã mang lại kết quả chiếu sáng phù hợp và có quang 
phổ gần ánh sáng tự nhiên hơn (Hình 2.19). Giá trị của ánh sáng LED là không chỉ điều 
chỉnh cường độ ánh sáng, mà còn cả chất lượng màu - bao gồm chỉ số nhiệt độ màu 
tương quan (correlated color temperature - CCT) và hiển thị màu (color rendering index 
- CRI). Bằng cách kiểm soát cả cường độ và màu sắc của ánh sáng, thiết kế ánh sáng có 
thể cải thiện hơn sự hài lòng và năng suất lao động của người sử dụng. 
Hình 2.19: Quang phổ của ánh sáng tự nhiên và của đèn huỳnh quang, đèn LED 
Những nghiên cứu trong thời gian gần đây đã xác định được lợi ích của chiếu 
sáng hỗ trợ nhịp sinh học, giúp tỉnh táo vào buổi sáng, tâm trạng được cải thiện trong 
suốt cả ngày, đến việc xử lý nhận thức nhanh hơn. Tại những khu vực thiếu ánh sáng 
tự nhiên thì ánh sáng sinh học là một biện pháp có thể đạt được các hiệu ứng sinh học 
gần với ánh sáng ban ngày trong một môi trường nhân tạo [56] Cơ thể người tiếp xúc 
với ánh sáng sinh học đã cải thiện năng suất từ 10-25%, và cũng ngủ ngon hơn vào 
buổi tối khi tiếp xúc với ánh sáng sinh học vào ban ngày, dẫn đến sức khỏe tổng thể 
tốt hơn [57]. 
Hình 2.20: Bốn chế độ chiếu sáng của Hệ thống chiếu sáng động Philips SchoolVision 
(từ trái sang phải: bình thường, năng lượng, tập trung, yên bình) [47] 
Giáo viên có thể chọn bốn chế độ chiếu sáng: Bình thường, cho các hoạt động 
thường xuyên trong lớp; Năng lượng, cho một buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn trưa 
71 
tăng; Bình yên, để sử dụng khi trẻ em hoạt động quá mức; và Tập trung, khi cần sự tập 
trung cho các bài kiểm tra, bài kiểm tra hoặc hướng dẫn đọc viết (Hình 2...,). 
Tuy nhiên, không có giải pháp chiếu sáng nhân tạo nào phù hợp cho tất cả mọi 
người. Như vậy chúng ta sẽ chịu tác động của ánh sáng không giống nhau. Chính vì 
vậy, chúng ta càng chân quý giá trị của chiếu sáng tự nhiên. Đây là nguồn sáng quan 
trọng và phù hợp nhất đối với cơ thể sinh học của con người, đặc biệt là với lứa tuổi 
mẫu giáo [22]. 
e. Mầu sắc tác động tới TDST lứa tuổi MG: 
Màu sắc có thể tạo ra độ rộng hẹp không gian; giúp phòng ốc hấp dẫn; tăng cường 
khả năng hấp thụ hoặc phản chiếu ánh sáng, và nhất là tạo nên nhiều tâm trạng khác 
nhau. Nghiên cứu của Sugawara và Brandt năm 1999 cho thấy màu sắc ảnh hưởng đến 
hành vi hợp tác của trẻ trong phòng học. Đồ nội thất màu sắc rực rỡ có thể quá kích thích 
trẻ; màu trung tính tạo ra bầu không khí tự nhiên hơn; nên tránh màu trắng vì nó sẽ phản 
chiếu ánh sáng mạnh và không tốt cho mắt của trẻ; màu vàng kích thích hoạt động của 
não rất tốt nên thường được dùng trong các phòng học. Thông tin sẽ được chuyển từ các 
dây thần kinh ở mắt tới não bộ, sẽ kích thích não bộ phát triển tư duy, tâm trạng, hành 
vi, vì thế, ngay từ việc trang trí đồ nội thất phòng ngủ hay chọn đồ chơi màu sắc cũng 
phải chú ý màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ. Màu sắc thường được 
chia ra thành 2 gam màu: gam màu nóng và gam màu lạnh. Với gam màu nóng thường 
thích hợp với những trẻ có cá tính mạnh, tính độc lập cao; còn với gam màu lạnh sẽ phù 
hợp với những trẻ nhẹ nhàng có nội tâm phong phú. 
Màu cam: Bản chất màu cam nhìn rất thoải mái, cho người nhìn cảm giác ấm 
áp và có khả năng điều chỉnh tâm lý của trẻ. Nhưng không nên vì vậy mà sử dụng quá 
nhiều gam màu cam, nhất là màu cam đậm có thể khiến bé bị hào hứng quá mức, dễ 
tăng động và mang lại ảo giác; Màu đỏ: màu đỏ khiến cho tính cách các bé dễ trở nên 
hung hăng. Chỉ nên áp dụng vào 1 vài điểm nhấn thì nó sẽ phát huy tác dụng rất tốt như 
tăng sự hoạt bát, năng động vào khả năng thể thao của trẻ; Màu vàng: đây là màu vui 
vẻ, tràn đầy năng lượng. Màu này có thể giúp phát huy tính kiên trì đối với những em 
bé bắt đầu bước vào độ tuổi đi học; Màu hồng: Màu này mang lại cảm giác dịu dàng, 
thư giãn, nếu phòng ngủ sơn màu hồng sẽ đem lại cho trẻ giấc ngủ sâu, nhưng ngược 
72 
lại nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra hiệu ứng kích động hoặc trầm cảm cho bé; Màu 
tím: Cảm giác bình tĩnh thoải mái, thư giãn và ấm áp mang lại cho trẻ. Tuy nhiên, nếu 
như dùng quá nhiều màu tím vào cùng một vị trí dễ gây mệt mỏi thị giác và thậm chí 
là chóng mặt; Màu trắng: hình thành tính cách vui vẻ, hoạt bát cho trẻ, tính lạc quan và 
ảnh hưởng nhất định về một số mặt khác; Màu xanh da trời: Xanh da trời là màu sắc 
đem đến sự yên tĩnh, thanh nhã cho căn phòng, làm giảm sự lo lắng và kìm hãm những 
hành vi bạo lực của trẻ; Màu xanh lá cây: Đây là màu của thiên nhiên tượng trưng cho 
sức khỏe và hạnh phúc. Màu này giúp kích thích tinh thần, phát triển tư duy logic, tăng 
khả năng đọc hiểu, thúc đẩy ham muốn của trẻ em để tìm hiểu những vấn đề mới. Màu 
này là sự lựa chọn cho các trường mẫu giáo trang trí các phòng học bởi có khả năng 
làm dịu tâm hồn và thúc đẩy sự tự tin ở trẻ; Màu nâu: mang lại sự thân thiện, gần gũi 
và ấm áp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm giảm trí tưởng tượng và 
khả năng làm việc độc lập ở trẻ. 
 Trẻ được tiếp xúc nhiều với các gam màu như xanh nhạt, vàng nhạt, da cam 
thường chỉ số IQ cao hơn bình thường, có tính sáng tạo hơn. 
 Gam màu nóng, thường làm cho không gian nhỏ trở nên nhỏ hơn và không 
gian lớn trông ấm cúng và thân mật hơn. Màu lạnh tác dụng làm dịu tâm trí. Trong 
một căn phòng, các tông màu lạnh có thể khiến không gian căn phòng như lớn hơn. 
Vì những tông màu này mang lại cảm giác lạnh hơn, rất hiệu quả khi được sử dụng 
tại các không gian có nhiều ánh sáng tự nhiên và không hiệu quả lắm đối với các 
phòng có ít ánh sáng tự nhiên. 
Hình 2.21: Khi chọn màu sắc chủ đạo cho không nội thất, là sự kết hợp giữa 
gam màu nóng và gam màu lạnh sẽ tạo ra sự cân bằng cho cả căn phòng. 
73 
g. Vật liệu và kỹ thuật cho nội thất phòng học trẻ mẫu giáo: 
 - Vật liệu nội thất rất quan trọng và đa dạng: gỗ, nhựa, da, bìa, giấy, thạch 
caoBên cạnh các yếu tố thẩm mỹ, đối với trẻ mẫu giáo độ an toàn của vật liệu (độc 
hại, dễ bắt cháy, không an toàn, dễ gây thương tích) rất quan trọng cần phải được 
quan tâm tối đa. 
- Tính chất cơ lý của vật liệu và khả năng đáp ứng yêu cấu trong tổ chức không 
gian nội thất phòng học trẻ mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo, là tính 
bền vững, trọng lượng nhẹ, khả năng linh hoạt dễ thay đổi...là những đặc tính rất quan 
trọng. Hiện nay chất liệu nhựa và bìa cứng đang là những vật liệu có nhiều đặc tính 
lý hóa có thể đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. 
- Tính chất hóa học (độc hại) của vật liệu và khả năng đáp ứng yêu cấu trong 
tổ chức không gian nội thất phòng học trẻ mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng 
tạo. 
- Khả năng gia công của vật liệu và khả năng đáp ứng yêu cấu trong tổ chức 
không gian nội thất phòng học trẻ mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo. 
Các vật liệu dễ gia công và an toàn hiện nay đa số vẫn là nhựa, bìa ép. Gỗ công nghiệp 
cũng thường được sử dụng, nhưng chủ yếu cho các đồ dùng, trang bị nội thất có tính 
cố định, sử dụng đơn chức năng. Các loại vật liệu nhẹ như bìa ép, nhựa cứng, 
composite... thường được sử dụng cho các thiết bị linh hoạt dễ vận chuyển, lắp ghép, 
biến đổi theo nhiều chức năng khác nhau. 
- Vật liệu làm các chi tiết kết nối giữa các loại vật liệu khác nhau và giống 
nhau, đáp ứng yêu cấu trong tổ chức không gian nội thất phòng học trẻ mẫu giáo theo 
hướng phát triển tư duy sáng tạo thường cũng là những mối nối đơn giản nhưng vững 
chắc để trẻ có thể tự tháo lắp theo yêu cầu trong mỗi hoàn cảnh, bối cảnh bài học khác 
nhau. 
- Bìa cứng: là một loại vật liệu phổ biến trong cuộc sống thường ngày của 
chúng ta. Bìa cứng có ưu điểm là nhẹ, an toàn và thân thiện với môi trường (có khả 
năng tái chế cao). Với những tiến bộ trong công nghệ, sản xuất vật liệu bìa cứng hiện 
nay được các nhà thiết kế nội thất đang khám phá những hữu ích của loại vật liệu này 
trong thiết kế và trang trí đồ dùng trong nhà. Tại nhiều nước phát triển, trong các 
74 
trường mẫu giáo, bìa cứng đã trở thành nhiều đồ dùng nội thất cho trẻ có thể vừa sử 
dụng, vừa khám phá do khả năng dễ lắp ráp gấp xếp của nó...tạo điều kiện biến hình 
từ chức năng sử dụng của đồ vật này sang chức năng khác theo các mong muốn của 
trẻ. 
 Tuy nhiên về cơ bản, bìa cứng chủ yếu sẽ thuận lợi cho trẻ mẫu giáo như một 
loại vật liệu giúp hiện thực hóa các ý tưởng của trẻ dưới dạng là các vật liệu sử dụng 
cho mô hình hoặc cắt dán đồ thủ công, trang trí phòng học... 
- Nhựa tổng hợp có nhiều loại, tuy nhiên trong các loại nhựa được chia thành 
2 loại chính là an toàn và không an toàn. Đố với trẻ em, cần sử dụng các loại nhựa an 
toàn không độc hại, bền, không cháy. Chính vì vậy sử dụng vật liệu trong nội thất của 
trẻ mẫu giáo không được sử dụng nhựa PVC có chứa BPA-(BPA - Bisphenol A có 
thể gây rối loạn hệ nội tiết, vô sinh, rối loạn thần kinh, ung thư, các bệnh về tim mạch, 
dậy thì sớm) là hợp chất độc hại. Chỉ được phép sử dụng các loại nhựa không chứa 
chất này. Các loại nhựa an toàn và không an toàn đã bắt buộc phải được ký hiệu trên 
sản phẩm. 
Trong không gian nội thất, nhựa được dùng vào rất nhiều thiết bị nội thất, đồ 
dùng học tập hoặc trở thành một yếu tố như một mặt phẳng hoặc hình khối tạo hình 
không gian nội thất. 
- Gỗ công nghiệp: là một loại vật liệu từ thiên nhiên, có thể tái chế, dễ gia công 
và có độ bền cao, nên thường được ưu tiên sử dụng trong nội thất lớp mẫu giáo. Từ 
gỗ có thể chế biến thành nhiều loại đồ dùng nội thất cũng như đồ dùng học tập hoặc 
giáo cụ giảng dạy...điều này giúp cho gỗ trở thành vật liệu chính được sử dụng cho 
nội thất phòng học trẻ mẫu giáo. 
- Các loại vật liệu tự nhiên: được coi là các loại vật liệu thân thiện với môi 
trường như tre, tre ép, gỗ công nghiệp, cói, đất nung, gốm, sứ, các loại bìa, giấy (từ 
tre, gỗ), vải bông...Các loại vật liệu này phần lớn không độc hại và có khả năng tái 
chế, không gây ô nhiễm, nên không gây ra các độc hại, an toàn đối với trẻ. Về phương 
diện an toàn cơ học, các loại vật liệu này đều nhẹ, dẻo (trừ gốm), dễ gia công, không 
gây những tác hại trong quá trình sử dụng. Ngoài ra về an toàn hóa học, các vật liệu 
này được lấy từ thiên nhiên nên rất thân thiện môi trường. 
75 
2.2. Cơ sở thực tiễn trong việc tổ chức không gian nội thất theo hướng 
phát triển tư duy sáng tạo 
2.2.1. Không gian đa cấp độ (cá nhân - nhóm - chung), và sự thay đổi không 
gian linh hoạt là một mô hình không gian kích thích sáng tạo 
- Không gian sáng tạo đã được biết đến từ lâu ở châu Âu. Không gian này được 
biết đến và gọi thành tên từ những thập niên 90 của thế kỷ trước, khi cơ chế thị trường 
mở ra với thế giới bên ngoài. 
 Nhiều không gian sáng tạo tại Việt Nam đã được các bạn trẻ sáng lập như nhà 
ga 3A tại Thành phố Hồ Chí Minh, X8 tại Hà Nội, như Work Saigon hiện là một 
không gian cùng làm việc và sáng tạo hiện đại với bể bơi, một khu vườn, bàn làm 
việc và studio, quán cà phê và nhà hàng. Nói về không gian sáng tạo chúng ta không 
thể không đề cập tới sự truyền cảm hứng từ những ngày đầu của Hội đồng Anh Việt 
Nam, Letspath .không gian sáng tạo là một không gian được tổ chức sao cho có 
thể hình thành một môi trường thuận lợi tập hợp các nhóm người có chung một niềm 
đam mê hoặc sở thích. Với quan điểm nêu trên, không gian phòng học sáng tạo sẽ là 
một môi trường sao cho trẻ mẫu giáo có thể bộc lộ tốt nhất sở thích cũng như đam 
mê của mình một cách tối đa. Với nhận thức như trên, nội thất phòng học phát triển 
tư duy sáng tạo phải là một không gian cùng với các trang thiết bị linh hoạt, đa chức 
năng, có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau từ chung cả lớp, chung theo nhóm 
đến không gian cho từng cá nhân. 
 Hình 2.22: Không gian đa cấp độ - mô hình không gian kích thích phát triển 
tư duy sáng tạo 
Thiên nhiên xung quanh 
Không gian hoạt động chung 
Không gian hoạt động nhóm 
Không gian 
cá nhân 
76 
Ngoài ra, sự hình thành các không gian phải do chính các chủ thể của nó tạo 
ra. Không gian chung cho cả phòng học sẽ do toàn bộ trẻ trong lớp đưa ý tưởng và 
xây dựng. 
Không gian nhóm sẽ do mỗi nhóm đảm nhận, còn không gian cá nhân, do cá 
nhân tự xây dựng theo mong muốn của bản thân. 
2.2.2. Không gian giáo dục STEM 
Với mong muốn thúc đẩy năng lực sáng tạo, sáng chế của học sinh, tạo môi 
trường nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học và công nghệ, Vinschool đã đầu tư xây 
dựng trung tâm sáng tạo (Innovation Center). Trung tâm được xây dựng dựa trên mô 
hình “Maker Space” - Không gian thực nghiệm sáng tạo rất phổ biến ở các nước phát 
triển. Tại trung tâm sáng tạo (Innovation Center), học sinh được khuyến khích sự tò 
mò, sáng tạo trong quá trình tham gia thực hiện những dự án đa dạng trong các lĩnh 
vực. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất 
như học qua dự án - chủ đề. Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học qua thực 
hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM [53]. 
Tác giả Nguyễn Thành Hải, Nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Giáo dục Khoa 
học, Viện nghiên cứu Giáo dục STEM của Đại học Missouri (Mỹ) đã có bài viết rút 
ra 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM (giáo dục phát triển sáng tạo). 
- Thứ nhất đó là cách tiếp cận “liên ngành” khác với “đa ngành”. Mặc dù cũng 
là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng “liên ngành” thể hiện sự kết nối và bổ trợ 
lẫn nhau trong các ngành. Do vậy, nếu một chương trình học, một trường học chỉ có 
nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối và bổ 
trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM. 
- Thứ hai là sự lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực 
tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không 
còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, các chương trình 
giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến 
thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. 
77 
Hinh 2.23: Sơ đồ hình thành không gian phòng học phát triển tư duy sáng tạo 
(tương tự không gian học tập theo phương pháp STEM) 
Từ những vấn đề nêu trên, việc tổ chức không gian kiến trúc nội thất phòng học 
theo hướng phát triển tư duy sáng tạo là tổ chức một không gian học tập không phải 
thuận lợi cho việc truyền đạt kiến thức mà phải đáp ứng được các yêu cầu sử dụng các 
kiến thức liên ngành để giải quyết vấn đề. Với mục tiêu đó, việc tạo ra các không gian 
học tập đủ linh hoạt cho sự tương tác của nhiều hoạt động là rất cần thiết, nghĩa là 
không gian học tập vừa đáp ứng cho các hoạt động của cả một phòng học, của nhiều 
nhóm học tập, hoặc của từng cá nhân....tùy theo các yêu cầu của người học. 
2.2.3. Không gian thiên nhiên - không gian kích thích phát triển sáng tạo 
- Không gian của sức khỏe: Theo nghiên cứu của Dorothy Matthews - một nhà 
khoa học của Đại học Sage, Mỹ. Trẻ thường xuyên vui chơi ở môi trường ngoài trời 
với bùn, đất có thể duy trì và tăng Serotonin trong cơ thể. Điều này giúp mức độ stress 
sẽ thấp hơn so với trẻ ít ra ngoài. Khả năng phát triển tính cách như tò mò, khám phá 
Phòng học 
truyền thống 
Truyền đạt lý thuyết 
Không gian phòng 
học đơn chức năng - 
không gian cố định 
Không xét đến 
năng lực khác nhau 
của người học 
Phòng học phát triển năng lực sáng tạo 
Tự phát triển bảm thân theo 
năng lực thông qua các hoạt 
động trải nghiệm 
Xét đến năng 
lực khác nhau 
của người học, 
nhóm người học 
Không gian 
phòng học đa 
chức năng - 
không gian linh 
hoạt, có thể sử 
dụng cho cá 
nhân, cho các 
nhóm cùng năng 
lực và cho toàn 
bộ phòng học 
Tự tạo không gian học theo sở thích 
không gian cho các hoạt động giao lưu 
không gian cho các hđộng trải nghiệm 
không gian cho hđộng thư giãn, giải trí 
78 
và tự biết tạo động lực cho bản thân sẽ cao hơn rất nhiều. Khi trẻ được tiếp xúc với 
môi trường bên ngoài, hệ miễn dịch sẽ “học” được cách đối phó với vi khuẩn, vì vậy 
bé sẽ khỏe mạnh hơn. Khi chơi đùa cùng thiên nhiên, trẻ con như thân cây non, được 
hấp thụ không khí, ánh sáng. Hệ cơ xương, hệ hô hấp của trẻ được cải thiện khi vui 
đùa ngoài tự nhiên. Thiên nhiên chứa nhiều món chất khoáng tự nhiên có trong đất, 
nước, không khí, ánh mặt trời giúp tổng hợp Vitamin D rất tốt cho sức khỏe của 
trẻ mẫu giáo. 
- Không gian của học tập sáng tạo: thiên nhiên còn là quyển bách khoa toàn 
thư: Trẻ học v

File đính kèm:

  • pdfluan_an_to_chuc_khong_gian_noi_that_phong_hoc_trong_cac_truo.pdf
  • pdf6. Trichyeu LATS- Khoa.pdf
  • pdf5.Trangthongtin LATS-tieng Viet_Khoa.pdf
  • pdf4.Trangthongtin English LATS-Nguyễn Việt Khoa.pdf
  • pdf3. Tóm tắt LA Eng2011_Khoa.pdf
  • pdf2. Tóm tắt LA TV Nguyễn việt Khoa.pdf