Tóm tắt Luận án Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá trình chuyển hóa không gian đô thị Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá trình chuyển hóa không gian đô thị Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá trình chuyển hóa không gian đô thị Việt Nam
G QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG 1.1 Khái quát về cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong lịch sử đô thị thế giới Luận án khái quát các cấu trúc KGĐT trên thế giới qua các thời kỳ phát triển, từ cổ đại đến hiện đại. [58] 1.1.1 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị cổ đại Đô thị cổ đại phản ánh đặc điểm của chế độ chiếm hữu nô lệ và tín ngưỡng. Cấu trúc KGĐT thể hiện sự phân chia giai cấp trong xã hội thông qua xếp đặt chức năng và các hình thái kiến trúc với luật lệ xây dựng rõ ràng để khẳng định vị trí xã hội của từng đẳng cấp. 5 1.1.2 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị trung đại Đô thị trung đại được xây dựng theo kiểu đô thị - pháo đài, rải rác trong quang cảnh nông thôn. Phản ánh chế độ phong kiến với ưu thế của vương quyền và thần quyền. 1.1.3 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị cận đại Đô thị cận đại được cải tạo và xây dựng nhằm đáp ứng những điều kiện kinh tế xã hội mới với sự xuất hiện của kinh tế tiền công nghiệp. 1.1.4 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị thuộc địa Cấu trúc KGĐT Thuộc địa có dạng hỗn hợp (lưỡng cực), gồm đô thị truyền thống bản xứ và đô thị mới được xây dựng theo các nguyên tắc qui hoạch của Châu Âu 1.1.5 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị hiện đại Cuộc cách mạng công nghiệp làm xuất hiện nhiều lý luận và giải pháp xây dựng đô thị mới, hiện đại. Đáng chú ý nhất là quy hoạch đô thị, một khoa học do Ildefonso Cerdá đề xuất năm 1863 được thế giới đón nhận. Tiếp theo là nhiều mô hình cấu trúc KGĐT mới từ không tưởng đến hiện thực ra đời và không ngừng được hoàn thiện 1.2 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị cổ đại Cổ Loa là trường hợp còn lại duy nhất cho chúng ta nhận biết rõ nhất về một cấu trúc không gian đô thị thuần Việt. 1.2.2 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị phong kiến Sau Cổ Loa là 1000 năm Bắc thuộc. Ảnh hưởng của Trung Hoa trong cách xây dựng đô thị của người Việt là không 6 tránh khỏi. Nhưng những yếu tố Việt vẫn hiện diện, là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa bền bỉ trong kiến trúc và xây dựng đô thị của người Việt. Những đô thị như Hoa Lư, Thăng Long và Huế là những ví dụ tiêu biểu. [12,33] Thăng Long: Cấu trúc KGĐT Thăng Long – Hà Nội thời kỳ phong kiến bao gồm các khu như sau: Khu hành chính - chính trị - quân sự được coi là “Đô” trong khái niệm về Đô - Thị. Khu cư trú, thủ công và thương nghiệp: Đây là khu thị dân của Thăng Long – Hà Nội xây dựng theo phương thức dân gian trên mạng lưới đường có hình dạng tự do theo điều kiện của địa hình. Tất cả làm nên nét độc đáo, riêng biệt và sống động của khu phố Việt truyền thống. Khu cư trú - nông nghiệp: Đó là làng nông nghiệp và thủ công trong đô thị, một đặc trưng truyền thống trong cấu trúc KGĐT Thăng Long – Hà Nội. Điều đó cho thấy đô thị Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển chưa bao giờ đối lập với nông thôn mà trái lại luôn tồn tại mối quan hệ khăng khít giữa đô thị và nông thôn, “trong thị có thôn và trong thôn có thị”. Khu văn hoá - giáo dục và sinh hoạt công cộng khác: Bao gồm các công trình công cộng, tôn giáo tín ngưỡng. Cấu trúc KGĐT Thăng Long – Hà Nội có đặc trưng riêng, thể hiện ở sự kết hợp hài hòa các hình thái KGĐT khác nhau và hài hòa, như một tổng thể hữu cơ không tách rời khỏi tự nhiên. 7 Hội An: Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 16, hưng thịnh vào thế kỉ 17,18 với vai trò là thương cảng lớn nhất ở Đàng Trong và suy giảm dần từ thế kỉ 19 để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Hội An có giá trị lịch sử, văn hoá độc đáo bằng sự hiện diện của một tổng thể di tích phong phú đa dạng và tương đối nguyên vẹn với với các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo tín ngưỡng dân gian. [68] Tất cả phản ánh trong cấu trúc KGĐT và các di tích kiến trúc đô thị còn lại đến ngày nay. 1.2.3 Đặc điểm thích ứng của cấu trúc không gian đô thị hiện đại - Thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945) Từ khu nhượng địa, hình thái đô thị Pháp được hình thành theo các đồ án cụ thể. Bên cạnh khu phố Pháp mới là khu phố cổ của người Việt được chỉnh trang theo qui chuẩn đô thị hiện đại. Như vậy, trong cấu trúc KGĐT Hà Nội thời Pháp thuộc, ngoài khu phố thị truyền thống có thêm các khu phố Pháp. Các thành phần của cấu trúc, tuy khác nhau về ngôn ngữ nhưng được qui hoạch hài hòa, tạo nên một vẻ đẹp mới của đô thị Hà Nội. [25] - Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa (1954-1986) Quy hoạch đô thị Hà Nội thời kì XHCN được kiểm soát và quản lý tập trung bởi Nhà nước. KGĐT Hà Nội được thiết kế theo cấu trúc tầng bậc dựa trên đơn vị tiểu khu, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguyên tắc qui hoạch XHCN của Liên Xô cũ. 8 - Thời kì Đổi mới (sau năm 1986) Từ 1986, chính sách Đổi Mới, nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế: nhà nước, tư nhân và nước ngoài. Hà Nội đã nhiều lần lập và điều chỉnh qui hoạch tổng thể. Thực tế vẫn chưa kiểm soát được quá trình phát triển. Cấu trúc KGĐT Hà Nội mở rộng đang hướng tới mô hình đa tâm dạng mạng phức hợp đô thị - nông thôn với sự xuất hiện của các đô thị đối trọng, đô thị vệ tinh. 1.3 Đặc điểm phân vùng hệ thống đô thị Việt Nam hiện nay Dựa vào 3 tiêu chí cơ bản để phân vùng hệ thống đô thị ở nước ta. Tiêu chí về lãnh thổ: Có 2 loại vùng là: Vùng đô thị và Vùng chức năng đô thị. Tiêu chí về sinh thái: Có 3 vùng sinh thái đặc trưng: Vùng sinh thái Đô thị; Vùng sinh thái Nông thôn; Vùng sinh thái Tự nhiên. Tiêu chí về hình thái kinh tế: Bao gồm các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế chủ đạo, vùng kinh tế tổng hợp. 1.4 Những công trình khoa học liên quan Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyển hóa đô thị chủ yếu về không gian hoặc một số mặt của quá trình này, chưa đề cập đến quá trình biến đổi tổng thể của cấu trúc KGĐT như: không gian, dân số, cơ cấu kinh tế, việc làm, điều kiện môi trường, chính trị, tự nhiên, lối sống cư dân đô thị. 9 1.5 Kết luận chương 1 Trong phạm vi luận án, những vấn đề sau đây được nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận về cấu trúc KGĐT thích ứng thông qua nghiên cứu quá trình chuyển hóa KGĐT Việt Nam. - Đề xuất cấu trúc, các nguyên tắc và giải pháp tạo lập cấu trúc KGĐT thích ứng trong điều kiện Việt Nam. - Áp dụng cấu trúc KGĐT thích ứng trong quy hoạch đô thị Hà Nội và Hòa Lạc - Kiến nghị các giải pháp quản lý thực hiện theo hướng thích ứng. 10 11 CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUYỂN HÓA KHÔNG GIAN VÀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG Ở VIỆT NAM 2.1 Lý luận về cấu trúc, chuyển hóa không gian và tính thích ứng của cấu trúc không gian đô thị 2.1.1 Lí luận về Cấu trúc đô thị: Đề cập đến quan hệ giữa chức năng và hình thức, hình ảnh, sức hút, cấu trúc tầng bậc và phi tầng bậc 2.1.2 Lí luận về chuyển hóa không gian đô thị Lý luận chuyển hóa dựa vào phép biện chứng duy vật của mối quan hệ giữa Lượng và Chất. Qui luật phát triển đô thị là kết quả của quá trình tiến hóa lịch sử. Chuyển hóa luận có nguồn gốc từ sinh học được vận dụng trong nghiên cứu về kiến trúc và đô thị Chuyển hóa luận trong kiến trúc: Hình thức có thể thay đổi theo yêu cầu xã hội và môi trường theo hướng linh hoạt. Công trình tồn tại 2 bộ phận: khả biến và bất biến Chuyển hóa luận đô thị: Đề cập đến rất nhiều khía cạnh đô thị từ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa sinh hóa, năng lượng, môi trường cho đến chuyển hóa không gian, kinh tế, xã hội... Trong phạm vi luận án chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến chuyển hóa về mặt vật thể, không gian của đô thị cũng như các tiền đề cho những chuyển hóa về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. 12 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới tính thích ứng của cấu trúc không gian đô thị Trong quá trình chuyển hóa, như một quy luật, cấu trúc KGĐT, để phát triển luôn hướng tới sự thích ứng với các yếu tố chi phối như: Tự nhiên, Chính trị, Kinh tế - Xã hội – Môi trường, Khoa học công nghệ, Văn hóa lịch sử, các yếu tố khác như biến đổi khí hậu và xu hướng toàn cầu hóa. 2.2 Đô thị hóa và xu hướng phát triển đô thị 2.2.1 Quy luật đô thị hóa Đô thị hoá làm thay đổi cấu trúc không gian - kinh tế - dân cư của đô thị. Về cấu trúc không gian, đô thị hóa thể hiện qua các khu vực chức năng cụ thể. Nhận biết về cấu trúc kinh tế - dân cư trong quá trình đô thị hóa qua 3 giai đoạn: 1) Chuyển từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp; 2) Kinh tế công nghiệp; 3) Phát triển kinh tế dịch vụ. 2.2.2 Tác động của đô thị hóa đối với cấu trúc không gian đô thị Đô thị hoá là sự phát triển tất yếu, thể hiện trong cấu trúc KGĐTqua các khu vực: Trung tâm - Vành đai - Vùng đô thị chức năng và theo 4 giai đoạn chủ yếu: 1) Đô thị hoá: tập trung phát triển khu vực trung tâm; 2) Ngoại ô hoá : tập trung phát triển khu vực ngoại ô; 3) Suy thoái đô thị: giảm dân cư khu vực trung tâm và các đô thị chức năng; 4) Tái đô thị hoá: dân cư tăng trở lại trong khu trung tâm và vùng đô thị chức năng. [18] 2.2.3 Dự báo các xu hướng đô thị hóa Hai xu hướng rõ nét nhất, làm nền tảng cho tương lai của các đô thị ở Châu Âu là: - Chuyển dịch sang mô hình xã hội tri thức. 13 - Châu Âu hợp nhất thể gồm cả Đông và Tây Âu. Quá trình đô thị hoá ở Châu Âu gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá. Ngược lại, đô thị hóa ở châu Á dựa trên một hệ thống các đô thị được phân bố đều hơn với mức tập trung dân số thấp hơn tại các đô thị lớn và cực lớn, có quan hệ cộng sinh giữa các khu vực đô thị và nông thôn trong một hệ thống không gian liên tục. 2.2.4 Xu hướng phát triển đô thị Phát triển đô thị bền vững là mục đích của việc nghiên cứu, đề xuất mô hình cấu trúc KGĐT thích ứng. Trong những năm gần đây, theo hướng này, trên thế giới nhiều mô hình cấu trúc KGĐT mới được đề xuất. Đó là mô hình: 1) Thành phố Sinh thái và Tiết kiệm (Eco2 city) và 2) Thành phố Thông minh (Smart city). 2.3 Quy luật chuyển hóa không gian đô thị Khả năng chuyển hóa và thích ứng của cấu trúc KGĐT được đánh giá dựa trên mối quan hệ của 03 thành phần cấu thành đô thị, bao gồm: Cấu trúc đô thị, Hình ảnh đô thị, Chức năng đô thị: Đánh giá sự chuyển hóa của cấu trúc KGĐT được tính theo công thức: P= Pct+Pha+Pcn+ α. Trong đó: P: Tổng số điểm; Pct: Biến đổi cấu trúc đô thị ; Pha: Biến đổi hình ảnh đô thị; Pcn: Biến đổi chức năng đô thị, α: Số dư Đánh giá tổng thể mức độ chuyển hóa theo các mức cho điểm sau: 14 2.4 Tính thích ứng của cấu trúc không gian đô thị Việt Nam trong quá trình chuyển hóa Kết quả phân tích quá trình chuyển hóa KGĐT thông qua của hai TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy quy luật chuyển hóa KGĐT phổ biến là liên tục và hài hòa theo hướng cộng sinh có chọn lọc của các hình thái kiến trúc đô thị khác nhau, đồng thời hài hòa với điều kiện tự nhiên, nhằm thích ứng với các yêu cầu phát triển của đô thị cũng như tạo giá trị đặc trưng của cấu trúc KGĐT. Đó chính là tính thích ứng của cấu trúc KGĐT trong quá trình chuyển hóa theo quy luật. 2.5 Kinh nghiệm quốc tế trong tạo lập cấu trúc không gian đô thị thích ứng Rotterdam - Hà Lan là một trong số các thành phố năng động, thích ứng bậc nhất ở Châu Âu. Đây là một ví dụ điển hình thể hiện quá trình tái đô thị hóa tạo nên một thành phố năng động, có khả năng thích ứng với nhu cầu phát triển mới. Tại Châu Á, điển hình là trường hợp Singapore. Tổng điểm (P) 0-10 10-30 30-60 60-90 90-100 Mức độ biến đổi Biến đổi không đáng kể Biến đổi ít Biến đổi đáng kể Biến đổi mạnh Biến đổi hoàn toàn 15 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ BÀN LUẬN 3.1 Quan điểm tạo lập cấu trúc không gian đô thị thích ứng ở Việt Nam Quan điểm Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo lập hệ thống đô thị Việt Nam phải bảo đảm: - Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Phân bố hợp lý, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước; - Phát triển bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; - Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật. - Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội; - Thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu 16 - Thích ứng với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương 3.2 Đề xuất nguyên tắc tạo lập cấu trúc không gian đô thị thích ứng ở Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 2 về quy luật chuyển hóa KGĐT và tính thích ứng của cấu trúc KGĐT trong quá trình chuyển hóa, luận án đề xuất 07 nguyên tắc tạo lập cấu trúc KGĐT thích ứng gồm: 1. Quy mô dân số; 2. Tính năng động về không gian với nguyên tắc cấu trúc không gian linh hoạt (mềm); 3. Phân bố hợp lí và hỗn hợp về chức năng; 4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có khả năng chuyển đổi; 5. Yếu tố cân bằng động về môi trường; 6. Đảm bảo khả năng chuyển hóa không gian liên tục; 7. Mô hình quản lý thích ứng. 3.3 Đề xuất cấu trúc không gian đô thị thích ứng ở Việt Nam Đô thị thích ứng là một kiểu đô thị phát triển dựa trên khả năng biến đổi các yếu tố liên quan đến quá trình hình thành phát triển đô thị. Cụ thể hơn là dựa trên cấu trúc đô thị hiện hữu kết hợp những biến đổi chủ yếu trong tương lai để đề xuất một cấu trúc ngưỡng dân cư phù hợp với không gian tương ứng, thoả mãn yếu tố dư (Delta) trong tính toán từ dân số, sử dụng đất, hệ thống hạ tầng khác, không gian mở... cho từng cấu trúc KGĐT theo hướng phát triển bền vững trong tương lai. Mối quan hệ giữa các yếu tố được biểu diễn trong phương trình sau: RiC = f(ip/l;is;im;iI;iE/S) + ic 17 Trong đó: ip/: Dân số và tiềm năng lao động; is: Tiềm năng về vị trí ; im Tiềm năng thị trường; iI Hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị; iE/S Khả năng ổn định kinh tế - xã hội; Số dư Delta: Đây là nền tảng lí thuyết để đề xuất cấu trúc KGĐT thích ứng của từng địa phương với số dư Delta khác nhau. 3.4 Đề xuất các giải pháp tạo lập cấu trúc không gian đô thị thích ứng ở Việt Nam Đề xuất các giải pháp tạo lập cấu trúc KGĐT thích ứng, chính là việc cụ thể hóa 7 nguyên tắc đã được đề xuất ở mục 3.2 3.5 Áp dụng cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quy hoạch xây dựng đô thị Hà Nội 3.5.1 Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội Qua nhiều giai đoạn phát triển, Hà Nội được mở rộng và định hình dạng đô thị hướng tâm vành đai nhiều nhánh và có biểu hiện của mô hình đô thị lan toả. (Hình 3.9) [72] Hình 3. 9 Đồ án QHC thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: VQHQG 18 3.5.2. Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quy hoạch đô thị Hòa Lạc a. Định hướng quy hoạch Đô thị vệ tinh Hòa Lạc được phát triển trên vùng đồi gò bán sơn địa, kết nối thuận lợi với đô thị trung tâm qua đại lộ Thăng Long và các đô thị xung quanh qua quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Tại Hòa Lạc đã và đang triển khai các dự án lớn của quốc gia, như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội; Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Đồng Mô cùng với vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam ; dự án hạ tầng xã hội khác như: Trung tâm y tế, các cơ sở đào tạo đại học cùng các dự án khu đô thị mới đang đầu tư xây dựng. (Hình 3.13) Hình 3. 13 Qui hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc theo đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Nguồn: VQHQG 19 b. Các yếu tố thích ứng: 1 Quy mô và ngưỡng dân số; 2 Tính năng động của cấu trúc không gian đô thị; 3 Phân bố hợp lý và có khả năng chuyển đổi các khu vực chức năng; 4 Hệ thống hạ tầng có khả năng mở rộng theo nhu cầu phát triển đô thị; 5 Cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường; 6 Mô hình quản lý Quá trình hình thành cấu trúc KGĐT thích ứng của Hòa Lạc bao gồm: Qui hoạch đô thị “Tĩnh”: Là kết quả của QHC xây dựng chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, Hà Tây (Quyết định 372/TTg ngày 02/06/ 1997 về việc phê duyệt định hướng qui hoạch các đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc - Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây) Hình 3.14 Qui hoạch chung xây dựng chuỗi các đô thị Miếu Môn – Xuân Mai - Hòa Lạc – Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây Nguồn: VQHQG Chú thích (Hình 3.14): 1. Khu Công nghệ cao; 2. Khu Đại học quốc gia; 3. Khu Nhà ở cán bộ; 4.Khu công nghiệp Kĩ thuật cao; 5.Khu du lịch thể thao Hồ Đồng Mô 1 2 3 4 5 20 Qui hoạch đô thị “Quá độ” Dựa vào QHC xây dựng đô thị vệ tinh Hòa lạc trong đồ án QHC Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và Tầm nhìn 2050 (Hình 3.15) Chú thích: 1. Khu Công nghệ cao; 2. Khu Đại học quốc gia; 3. Khu Nhà ở cán bộ; 4.Khu công nghiệp Kĩ thuật cao; 5.Khu du lịch thể thao Hồ Đồng Mô Qui hoạch đô thị thích ứng: Dựa vào giả thiết Đô thị vệ tinh Hòa Lạc phát triển mạnh do 2 động lực: Khu CNC Hòa Lạc và Khu Đại học Quốc gia (một phần ngân sách Nhà nước và chủ yếu nguồn vốn tư nhân hoặc vốn vay của tổ chức tiền tệ thế giới). Hình 3.15 Qui hoạch đô thị “Quá độ”: dựa vào QHC xây dựng đô thị vệ tinh Hòa lạc trong đồ án QHC Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 5 2 3 4 1 21 Chú thích: 1. Khu Công nghệ cao; 2. Khu Đại học quốc gia; 3. Khu Nhà ở cán bộ; 4. Khu công nghiệp kỹ thuật cao; 5. Khu du lịch thể thao Hồ Đồng Mô 3.6 Đề xuất một số giải pháp đổi mới mô hình quản lý quy hoạch đô thị Hà Nội theo hướng thích ứng Hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Thành lập bộ máy chính quyền: Mô hình chính quyền đô thị từ đổi mới tổ chức bộ máy đến phân công phân cấp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cải cách hành chính và hiện đại hoá phương tiện quản lý Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực trọng tâm: Đảm bảo phát triển đồng bộ cả đô thị và nông thôn, từ cơ cấu kinh tế, hiện đại hoá sản xuất, môi trường, cấu trúc lao động ở nông thôn, tổ chức môi trường sống thích hợp với từng loại điểm dân cư. Hình 3.16 Đề xuất mô hình qui hoạch đô thị thích ứng cho đô thị vệ tinh Hòa Lạc 3 2 1 4 5 22 3.7 Bàn luận kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu về đô thị hóa để khẳng định một số qui luật biện chứng liên quan đến cấu trúc KGĐT. Nghiên cứu sinh cho rằng: Nghiên cứu để hiểu quy luật đô thị hóa là quan trọng và là điều kiện tiên quyết đối với việc nghiên cứu, đề xuất cấu trúc KGĐT thích ứng để phát triển hiệu quả đô thị Việt Nam theo hướng hiện đại và có bản sắc. - Lý luận về chuyển hóa trong kiến trúc và qui hoạch đô thị là lý luận cơ bản được chọn để nghiên cứu nhằm chứng minh tính thích ứng của cấu trúc KGĐT với những biến đổi về kinh tế và xã hội trong từng thời kì lịch sử như là một quy luật tất yếu, khách quan của quá trình chuyển hóa. - Mô hình cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam và ứng phó với biến đổi khí hậu là hướng tiếp cận phù hợp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Luận án đã đúc kết thành những kết quả nghiên cứu chính như sau: 1. Tập hợp các cơ sở lý luận về cấu trúc KGĐT thích ứng trong điều kiện phát triển đô thị ở Việt Nam. 2. Xác định các yếu tố tác động đến quá trình chuyển hóa cấu trúc KGĐT để đánh giá tính thích ứng của cấu trúc KGĐT Việt Nam. Đó là 6 yếu tố: 1) Yếu tố tự nhiên (Khí hậu, đị
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_cau_truc_khong_gian_do_thi_thich_ung_trong_q.pdf