Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 22/08/2024 1300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại i thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh
 và tự 
phát, trong đó vấn đề giao thông là một trong những trở ngại lớn. Sự 
khác biệt giữa các đô thị ở các nước phát triển với đô thị ở các nước đang 
phát triển chính là công tác quy hoạch và quản lý MLĐ đô thị. 
7 
7 
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VỆT 
NAM. 
1.2.1. Tổng quan quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I trực 
thuộc Trung ương 
 Trong hệ thống đô thị ở nước ta hiện nay có 5 thành phố trực thuộc 
Trung ương gồm 2 TP Loại Đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí 
Minh và 3 thành phố loại I gồm TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng và TP Cần 
Thơ. 
a. Về Hiện trạng mạng lưới đường 
Các đô thị đều có cơ cấu mạng lưới đường được chia làm 3 khu vực: 
Khu vực 1 là khu vực trung tâm mạng lưới đường có mật độ cao, khu 
vực sát trung tâm mật độ đường thưa hơn và khu vực ngoại ô mật độ 
đường rất thấp. GTCC chiếm một tỷ trọng khá thấp ví dụ TP Hải phòng 
12%, TP Đà Nẵng 15% 
b. Về quy hoạch mạng lưới đường 
Các thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch được 
thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông và đây là quy hoạch chuyên 
ngành. Cả 3 thành phố nêu trên đều đã tiến hành quy hoạch giao thông 
thành phố. Đó là điều kiện quan trọng để quản lý mạng lưới đường tốt 
hơn. 
c.Về Tổ chức quản lý mạng lưới đường 
Là các thành phố trực thuộc trung ương do đó cơ cấu tổ chức về quản 
lý GTVT do sở GTVT trực tiếp quản lý và có sự phối hợp với sở Xây 
Dựng. Do đều là là TP Trực thuộc trung ương nên tính chủ động cao và 
sự phân cấp từ Trung ương đối với thành phố là tương đối rõ ràng. Các 
đơn vị chịu trách nhiệm quản lý công tác mạng lưới đường gồm: 
- Phòng Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng và Phát triển đô thị; Phòng 
Hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng. 
- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện, người lái và phòng Quản lý 
chất lượng công trình giao thông của sở Giao thông vận tải. 
- Phòng Quản lý đô thị của các quận và phòng Kinh tế - Hạ tầng của 
các huyện 
1.2.2. Tổng quan quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I trực thuộc 
tỉnh. 
8 
8 
a. Hiện trạng mạng lưới đường 
Cũng như các thành phố trực thuộc trung ương do trải qua các thời 
gian nên hầu hết mạng lưới đường cũng chia làm 3 khu vực rõ rệt: 
 - Khu vực đô thị trung tâm với mạng lưới đường tương đối dày 
nhưng không có hệ thống đường đi bộ và xe đạp. 
- Khu vực phát triển tự phát với mạng lưới đường không theo quy 
hoạch, chất. Trong khu vực này có khu vực mới phát triển. Là các khu 
đô thị mới mạng lưới đường tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn thiếu hệ 
thống đường đi bộ xe đạp theo đúng tiêu chuẩn lượng đường không đáp 
ứng nhu cầu giao thông. 
- Khu vực các làng xóm mạng lưới đường thưa thớt, nhỏ hẹp chất 
lượng đường chưa đảm bảo 
b. Quy hoạch mạng lưới đường 
Theo báo cáo Bộ Xây Dựng các thành phố thuộc tỉnh cho đến nay 
đều tiến hành Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2035 và tầm nhìn 
đến năm 2050 như TP Quy Nhơn- tỉnh Bình Định, hay Điều chỉnh quy 
hoạch chung thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn 
đến 2050. Trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung có Quy hoạch hệ 
thống giao thông làm cơ sở cho công tác quản lý mạng lưới đường đô 
thị. 
c. Về quản lý mạng lưới đường của các đô thị 
Cho đến nay các thành phố đã hoàn thành công tác quy hoạch chung 
và quy hoạch mạng lưới đường là một nội dung trong quy hoạch chung 
thành phố. Thực tế trong công tác quản lý MLĐ đô thị còn nhiều hạn chế 
từ công tác bảo trì và nguồn vốn đầu tư cho mạng lưới đường. Phòng 
Quản lý đô thị là đơn vị tham mưu cho UBND thành phố về quản lý 
MLĐ đô thị tuy nhiên nhiệm vụ và quyền hạn cũng hạn chế do ngân 
sách xây dựng và bảo trì phụ thuộc vào sở giao thông vận tải trong phân 
bổ kinh phí. 
1.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 
LOẠI I TRỰC THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HÔNG 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH 
1.3.1. Giới thiệu chung về vùng Đồng bằng sông Hồng 
 Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cả 
nước, khu vực có dân cư đông đúc và các đô thị tập trung tương đối phát 
9 
9 
triển so với các vùng khác. Hiện nay vùng đồng bằng Sông Hồng đã có 
trên 25 đô thị từ loại IV trở lên chiếm gần ¼ số đô thị loại IV trở lên 
trong cả nước. Trong đó có 2 đô thị loại I thuộc tỉnh là TP Nam Định, TP 
Hạ Long và 6 đô thị hiện là đô thị loại II sẽ lên đô thị loại I trong thời 
gian gần. 
1.3.2. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị loại I và II trực thuộc tỉnh của 
vùng. 
 - Mật độ mạng lưới đường khu vực nội thành là khá cao vì khu vực 
trung tâm thành phố đáp ứng tốt nhu cầu đi lại nên không bị ách tắc giao 
thông. Nhưng nếu tính chung cho toàn thành phố thì mật độ mạng lưới 
đường là thấp ví dụ như TP Hải Dương chỉ đến 4,5 Km/km2. 
- Về vận tải của GTCC theo thống kê trung bình là 15% và chủ yếu là 
hệ thống xe tắc xi có những TP tỷ lệ này là khá cao như TP Hạ Long là 
35% vì có cả giao thông đường thủy. 
- Về diện tích bãi đỗ xe của các thành phố xấp xỉ trên dưới 1% như 
vậy so với tiêu chuẩn là 4% thì mới chỉ đáp ứng 1/4 theo quy định đặc 
biệt là khu vực trung tâm của thành phố. Yêu cầu thực tế về bãi đỗ xe 
của TP ngày cáng thiếu trong khi xu hướng ô tô cá nhân sẽ ngày càng 
tăng lên 
1.3.3. Thực trạng quản lý mạng lưới đường của các đô thị loại I và 
II vùng đồng bằng sông Hồng. 
a. Thực trạng công tác quy hoạch mạng lưới đường thành phố. 
Cho đến thời điểm hiện nay cả 7 thành phố đều đã tiến hành lập đồ án 
quy hoạch chung đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Là các 
thành phố thuộc tỉnh nên quy hoạch giao thông không được thực hiện 
quy hoạch chuyên ngành mà chỉ là một nội dung thiết kế trong đồ án quy 
hoạch chung. 
Hình 1.2.a 
Sơ đồ hiện 
trạng giao 
thông TP 
Hạ Long 
Hình 1.2. 
b. Sơ đồ 
hiện trạng 
giao 
thông TP 
Vĩnh Yên 
10 
10 
b. Ban hành và thực hiện văn bản về quản lý quy hoạch MLĐ đô thị 
và các hoạt động liên quan đến quy hoạch MLĐ thành phố. 
Trong công tác quản lý quy hoạch MLĐ thành phố, UBND các tỉnh 
đã ban hành các quyết định về phân cấp quản lý đường đô thị dựa trên 
Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 2 năm 2008 về Hướng 
dẫn quản lý đường đô thị của Bộ Xây Dựng, như TP Hải Dương, Ninh 
Bình, Vĩnh Yên. 
 c. Về quản lý quỹ đất xây dựng MLĐ theo quy hoạch ngoài thực địa. 
Hiện nay việc quản lý đất xây dựng MLĐ theo quy hoạch chưa đươc̣ 
thưc̣ hiêṇ. Việc giải phóng mặt bằng quỹ đất xây dựng MLĐ chỉ được 
thực hiện khi đã có dự án đầu tư được phê duyệt; Hội đồng bồi thường 
thành phố thưc̣ hiêṇ giải phóng mặt bằng sau đó bàn giao laị cho chủ đầu 
tư dự án. 
d. Bộ máy tổ chức quản lý mạng lưới đường đô thị 
Trong công tác quản lý mạng lưới đường chịu sự chỉ đạo ở 2 sở đó là 
Sở GTVT và sở Xây dựng 
*Sở GTVT thuộc tỉnh. 
Theo Thông tư liên tich số 42/2015/TTLT - BGTVT- BNV ngày 
14/8/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông Vận tài đã có thông tư 
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan 
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý 
nhà nước thuộc ngành Giao thông vận tải. 
*Sở Xây dựng thuộc tỉnh 
Theo Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV, ngày 
16/11/2015, Bộ Nội Vụ và Bộ Xây dựng đã có thông tư liên tịch về 
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan 
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý 
nhà nước thuộc ngành Xây dựng 
* Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thành phố. 
Qua tìm hiểu của tác giả hiện nay hầu hết các phòng quản lý đô thị ở 
các đô thị trong Vùng đồng bằng sông Hồng đều có cơ cấu 1 trưởng 
phòng, từ 2-3 phó trưởng phòng và dưới là một số chuyên viên. Cơ cấu 
phòng như vậy được tổ chức theo mô hình tập trung, phân công nhiệm 
11 
11 
vụ trực tiếp từ Trưởng phòng hoăc̣ Phó phòng xuống các chuyên viên. 
Như vậy sự phối hợp giữa các chuyên viên trong phòng sẽ có hạn chế. 
1.4. QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ NAM 
ĐỊNH 
1.4.1. Giới thiệu chung về TP Nam Định 
Thành phố Nam Định là đô thị loại I thuộc tỉnh, nằm ở phía Bắc của 
tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông 
Hồng. có diện tích tự nhiên là 4.644 ha. và dân số là 350.000 người. 
1.4.2. Hiện trạng hệ thống giao thông thành phố Nam Định 
- Đường bộ: Mạng lưới đường bộ đối ngoại bao gồm hệ thống đường 
hướng tâm, đường vành đai đã được nâng cấp, cải tạo như QL 21, QL10 
- MLĐ đô thị cũng có nhiều đặc điểm như các đô thị loại và loại II 
trong vùng. 
1.4.3. Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường thành phố Nam Định 
 a. Về cơ cấu tổ chức. 
Công tác quản lý mạng lưới đường thành phố Nam Định cũng có 
nhiều điểm tương đồng với các đô thị loại I trực thuộc tỉnh của Vùng đặc 
biệt sau khi có thông tư liên tịch số 07/ 2015 BXD - BNV cũng như 
Thông tư liên tich số 42/2015 BGTVT – BNV 
- Sở Xây dựng tỉnh Nam Định có 7 đơn vị trong đó có 2 phòng liên 
quan tới công tác quản lý mạng lưới đường đô thị đó là: Phòng Quản lý 
Kiến trúc và Quy hoach; phòng Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị. 
- Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam định có 7 đơn vị nhưng có 2 phòng 
quan hệ tới quản lý mạng lưới đường đó là: Phỏng Quản lý giao thông 
và Phòng Quản lý vận tải – phương tiện người lái. 
- Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị 
thành phố Nam Định ban hành tháng 7/2016, nhiệm vụ của phòng có 4 
lĩnh vực lớn với 32 nhiệm vụ 
 Về cơ cấu tổ chức của phòng; Hiện có 11 người với cơ cấu 
- Lãnh đạo phòng: Trưởng phòng và 03 Phó Trưởng phòng giúp việc 
cho đồng chí Trưởng phòng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của 
phòng hiện nay phòng chia thành 4 tổ công tác: Tổ Kế hoạch và Tài 
chính, Tổ Quản lý lĩnh vực Xây dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị và nhà 
ở, Tổ Quản lý lĩnh vực Giao thông vận tải, an toàn giao thông, Tổ Quản 
12 
12 
lý thoát nước, điện chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang. và vệ 
sinh môi trường. 
b. Ban hành và thực hiện văn bản về quản lý quy hoạch MLĐ đô thị. 
c.Quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch MLĐ thành phố. 
Các tuyến đường làm mới được quản lý chặt chẽ theo quy hoac̣h 
thông qua việc giới thiệu hướng tuyến. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn 
chế như: việc cung cấp thông tin về quy hoạch MLĐ chưa được rộng rãi, 
để mọi người dân đều biết. 
d.Về quản lý quỹ đất xây dựng MLĐ theo quy hoạch ngoài thực địa. 
Thành phố đã xây dựng quy trình giải phóng mặt bằng, tăng cường 
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, từng bước tạo sự đồng thuận, 
ủng hộ trong nhân dân; đồng thời kiên quyết tổ chức bảo vệ thi công một 
số dự án tồn tại về mặt bằng theo đúng Luật. 
e. Sự tham gia của cộng đồng với công tác quản lý mạng lưới đường 
đô thị thành phố Nam Định. 
Đã có nhiều chuyển biến hơn nhưng quản lý MLĐ theo hướng GTX 
có sự tham gia của người dân vẫn còn nhiều điểm cần được khắc phục 
1.6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI 
NƯỚC 
1.6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 
Tác giả đã nghiên cứu một số công trình của các nhà khoa học và 
của các tổ chức quốc tế Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng 
ADB, Habitat như: Quản lý MLĐ theo hướng GT phát triển triển bền 
vững, GTX... 
1.6.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước 
 Tác giả cũng đã nghiên cứu một số công trình khoa học bao gồm các 
đề tài cấp Bộ, Ngành, các luận án TS, luận văn có liên quan. 
CHƯƠNG II 
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI 
THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 
2.1.1. Những xu hướng mới trong phát triển và quản lý giao thông đô thị. 
a. Giao thông đô thị phát triển bền vững 
13 
13 
Nhiều nhà khoa học Quốc tế và trong nước đã nêu quan điểm về GTĐT 
phát triển bền vững như: Mathew Carmona – Hoa Kỳ, PGS.TS Lưu Đức Hải 
. 
b. Giao thông thông minh. 
 Hình 2.1. Các yếu tố đảm bảo hệ thông giao thông đô thị PTBV- 
quan điểm của Mathew Carmona và Hình 3, hệ thống GTTM áp dụng 
trong quản lý GTTP 
c. Giao thông xanh. 
Trên thế giới nghiên cứu về giao thông xanh đã có từ cách đây mấy 
chục năm, với những quan điểm và tiêu chí thay đổi tùy theo mối quan 
tâm của mỗi nước. Tác giả xin giới thiệu một số quan điểm về tiêu chí 
giao thông xanh của các nhà khoa học trên thế giới như: GS David 
Herron, Joan Roelofs–Mỹ, Terry White (Hoa kỳ) và Lioyd Wrigh Các 
nhà khoa học đều có những quan điểm chung là: 
i)Giảm sự phụ thuộc của con người vào xe ô tô cá nhân, và vào dầu 
mỏ, ii) Có quy hoạch tốt để đi lại của mỗi người trong đô thị được an 
toàn iii) Đất đai được sử dụng hợp lý hơn trong quy hoạch giao thông đô 
thị iv) Tổ chức tốt giao thông công cộng v) Tổ chức tốt đường đi bộ và 
xe đạp trong đô thị và phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu sạch 
2.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về quản lý mạng lưới đường đô 
thị 
Quản lý quy hoạch MLĐ đô thị là một bộ phận trong quản lý quy 
hoạch đô thị. Hiêṇ nay việc quản lý quy hoạch MLĐ đô thị thực hiện 
theo Thông tư số: 04/2008/TT-BXD, ngày 20/ 02/2008 của Bộ Xây 
dựng. Nội dung của công tác quản lý mạng lưới đường đô thị bao gồm: 
Công tác Quy hoạch, Công tác thiết kế xây dựng, công tác khai thác và 
sử dụng. Luận án xin đề cập tới một số nội dung chủ yếu của Thông tư 
có liên quan tới quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh. 
14 
14 
2.1.3. Yêu cầu chung đối với mạng lưới đường đô thị. 
a. Phân loại đường đô thị 
Phân loại đường phố có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức giao thông 
trong thành phố trên cơ sở đó có biện pháp cải tạo cũng như nâng cấp 
đường phố cũng như toàn mạng. Trong từng trường hợp cụ thể phải xem 
xét tình hình hiện tại cũng như dự báo cho tương lai phát triển lâu dài, tối 
thiểu cũng phải là 20 đến 30 năm. Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 
số 01/2008, mạng lưới đường được phân cấp: Cấp đô thị, cấp khu vực và 
cấp nội bộ 
b. Chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng mạng lưới đường 
Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng MLĐ đô thị gồm: Mật độ 
mạng lưới đường đô thị (δ)- km/km2, Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây 
dựng đô thị ( ) (%), Diện tích đường theo người dân (m2/ người) và hệ 
số không thẳng. 
c. Quy hoạch mạng lưới đường xe đạp trong đô thị. 
2.1.4. Các yêu cầu trong quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng 
giao thông xanh. 
 Quản lý Mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh là một 
lĩnh vực đan xen của nhiều ngành và nhiều bên đòi hỏi có sự nghiên cứu 
tổng hợp. Những yêu cầu đó được đúc rút ra từ lý luận đến thực tế của 
các nước với các yêu cầu cơ bản sau 
a. Yêu cầu lồng ghép giữa quy hoạch giao thông và sử dụng đất. 
Giao thông đô thị và quy hoạch sử dụng quỹ đất trong đô thị luôn có 
quan hệ tương tác, nhất là trong quá trình quản lý, thực hiện quy hoạch 
xây dựng đô thị và quy hoạch giao thông. Thực hiện tốt phát triển theo 
định hướng giao thông (TOD) 
Hình 2.2. Phát triển theo định hướng giao thông TOD 
15 
15 
b. Mạng lưới giao thông phải kết nối tốt giữa trong và ngoài đô thị. 
c.Yêu cầu giữa mạng lưới đường với phương tiện giao thông 
d.Yêu cầu đối với phương tiện giao thông trong sử dụng nhiên liệu 
sạch 
e. Yêu cầu đối với năng lực quản lý của các cơ quan tổ chức giao thông 
đô thị 
g. Yêu cầu đối với sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan 
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO 
HƯỚNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC 
TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
2.2.1. Các Luật về quản lý MLĐ đô thị 
Các văn bản Luật như Luật Quy hoạch, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất 
đai. 
2.2.2. Các văn bản dưới luật 
Nghị định, và Quy chuẩn và Tiêu chuẩn đối với quản lý MLĐ đô 
thị.Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 
2.2.2. Các định hướng quy hoạch phát triển đô thị liên quan 
- Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT về phương hướng, kế hoạch phát triển 
kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2015, định 
hướng đến năm 2020. 
- Định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 
và tầm nhìn đến năm 2050”. 
- Quyết định của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố 
Nam Định đến 2025 
2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 
ĐÔ THỊ LOẠI I HƯỚNG TỚI GIAO THÔNG XANH VÙNG ĐỒNG 
BẰNG SÔNG HỒNG. 
Sáu yếu tố tác động tới quản lý MLĐ theo hướng GTX bao gồm: 
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 
2.3.3.Tốc độ đô thị hóa 
2.3.4. Điều kiện KHCN và cơ cấu hạ tầng kỹ thuật của vùng 
2.3.5. Yếu tố quy hoạch tác động tới quản lý 
2.3.6. Các chính sách và năng lực của bộ máy quản lý. 
2.3.7. Sự tham gia của cộng đồng 
16 
16 
2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRONG VÀ NGOÀI 
NƯỚC VỀ QLCTRSHĐT 
2.4.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài 
- Kinh nghiệm từ TP Calgary- Canada, Copenhagen - Đan Mạch và 
Singapore trong thực hiện tốt giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao 
thông, khuyến khích người dân đi bộ và đi xe đạp hàng ngày, Chương trình 
Phủ xanh thành phố và các phương tiện GT sử dụng nhiên liệu sạchXây 
dựng một chiến lược giao thông có tầm nhìn dài hạn và chính sách quản lý 
nhất quán là những bài học kinh nghiệm để các đô thị loại I vùng ĐBSH học 
tập. 
2.4.2. Kinh nghiệm Quản lý mạng lưới đường hướng tới Giao thông 
xanh ở trong nước. 
Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này nhưng một số 
thực tiễn tốt hiện nay ở một vài thành phố có thể tham khảo. Như TP Hồ 
Chí Minh mở rộng không gian xanh đô thị kếthợp với tuyến BRT; sử 
dụng nhiên liệu sạch, hay Hà Nội tổ chức khu vực đi bộ tại trung tâm TP 
mà các đô thị khác có thể học tập áp dụng. 
CHƯƠNG III 
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ 
LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH 
3.1. QUAN ĐIỂM CHO VIỆC ĐỀ XUẤT 
Luận án đã đề xuất 6 quan điểm trong quản lý MLĐ theo hướng 
GTX đối với các đô thị Loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: - 
Đây là một phương pháp tiếp cận mới cần được đặt ra trong chiến lược 
phát triển của các thành phố trong tương lai và gắn với chiến lược quốc 
gia về tăng trưởng xanh (TTX) và ứng phó với biến đổi khí hậu 
(BĐKH); - Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quản lý quy hoạch đô 
thị với quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị và quy hoạch sử dụng 
đất với phát triển phương tiện giao thông; - Gắn với Quy hoạch tổng thể 
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng theo “Quy hoạch phát 
triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” và “Định 
hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 
năm 2050”; - Cần ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong quy 
hoạch xây dựng mạng lưới đường và lựa chọn phương tiện vận chuyển 
17 
17 
hành khách phù hợp với điều kiện Việt Nam và của mỗi đô thị; - Là 
trách nhiệm của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và của mỗi người 
dân trên tinh thần cùng chia sẻ trách nhiệm hướng tới một môi trường 
giao thông thân thiện; - Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, 
pháp luật Việt Nam và với điều kiện thực tiễn, đặc thù của mỗi đô thị. 
3.2. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ GIAO THÔNG XANH CÁC 
ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG 
a. Dựa vào quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước 
về các tiêu chí đối với giao thông xanh 
b. Đúc kết kinh nghiệm của một số đô thị trên thế giới và trong nước về 
xây dựng giao thông xanh 
c. Dựa trên những đặc điểm của các đô thị cũng như các đặc điểm của 
mạng lưới đường bộ các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
và sự phát triển về kinh tế, xã hội trong những năm sắp tới đã được đề cập ở 
chương II, Luận án đề xuất hệ thống tiêu chí GTX cho các đô thị loại I thuộc 
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trên 3 cơ sở: 
- Hạ tầng giao thông 
- Phương tiện giao thông 
- Chính sách và tổ chức quản lý giao thông (hình 4) 
Hình 3.1.. Đề xuất hệ thống tiêu chí giao thông xanh cho các đô thị loại I 
vùng đồng bằng sông Hồng 
18 
18 
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ MẠNG 
LƯỚI ĐƯỜNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_phap_quan_ly_mang_luoi_duong_cac_do_thi.pdf