Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ặc ểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên tỉnh Thanh Hóa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ặc ểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ặc ểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên tỉnh Thanh Hóa
ng Voọc xám sinh sống. 2.3.9. iều tra thành phần thức ăn * Nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên Trong quá trình nghiên cứu Voọc xám trên các tuyến điều tra, khi phát hiện được loài thực vật Voọc xám chọn ăn, tiến hành xác định tên cây, bộ phận chọn ăn. Đồng thời, thu mẫu vật của các cây mà Voọc xám ăn; xử lý sơ bộ các mẫu thức ăn này bằng cồn 70o, ép và sấy khô tạm thời tại thực địa. Các mẫu này sẽ được xử lý và lưu trữ ở Phòng tiêu bản của Khu 9 BTTN Xuân Liên và được Phạm Văn Thế - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Nguyễn Anh Đức – Trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội giúp định loại. * Nghiên cứu trong điều kiện nuôi nhốt Để bổ sung nguồn tư liệu hạn chế về thức ăn và tập tính ăn của Voọc xám trong tự nhiên, tiến hành nghiên cứu hoạt động ăn uống của Voọc xám được nuôi nhốt ở Vườn thú Hà Nội và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp - VQG Cúc Phương trong các tháng 7- 8/2015 và 5 - 7/2016: Tại Vườn thú Hà Nội, theo dõi 2 cá thể Voọc xám: Một cá thể cái trưởng thành (khối lượng khoảng 10 kg), được đưa từ Lai Châu về nuôi nhốt từ tháng 7/1993 và một cá thể đực còn non (khối lượng khoảng 3 kg), được đưa từ Điện Biên về từ tháng 9/2014. Cả 2 cá thể này được nuôi nhốt chung trong cùng một chuồng lưới. Tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp - VQG Cúc Phương, theo dõi 4 cá thể Voọc xám cái trưởng thành (Cân nặng của mỗi cá thể từ 9 - 11 kg). Tất cả 4 cá thể đều được nuôi nhốt chung trong cùng một nhà lưới thoáng dưới tán rừng và không có mái che. Bên trong nhà lưới có khay dựng thức ăn, máng đựng nước uống và nhiều cây tre khô gắn kết thành 3 tầng thuận tiện cho Voọc xám vận động. Tên và lai lịch của 4 cá thể Voọc xám như sau: NOISY nhập về ngày 22/01/1997 (không rõ nơi bắt), khối lượng thân khi nhập là 2,2 kg; HEICHI nhập về ngày 14/4/2000 từ Vườn quốc gia Pù Mát, khôi lượng thân khi nhập là 1,6 kg; HUE được sinh ra tại Trung tâm ngày 24/01/2002 bởi cá thể mẹ là NOISY và cá thể bố có mã số ID 4 - 06 (đã chết do già) và OMA nhập về ngày 20/3/2012 (không rõ nơi bắt), khối lượng khi nhập là 7,8 kg. 2.3.10. Xác định mối đe dọa đối với loài và sinh cảnh Ghi nhận trực tiếp các chứng cứ và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ, các dạng hành vi tác động của tổ chức, cá nhân và người dân các cộng đồng sống trong vùng đệm của Khu bảo tồn đến quần thể Voọc xám và sinh cảnh của chúng. Thu thập dữ liệu từ các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn khu bảo tồn Xuân Liên trong thời gian 11 năm, giai đoạn 2006 đến 2016 từ hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng. Tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu và sắp xếp mức độ nghiêm trọng các đe dọa theo mức độ ảnh hưởng của các dạng hành vi tác động và được sắp xếp theo số tự nhiên từ 1 cho đến n theo phương pháp của Margoluis and Salafsky (1998). Mỗi tác động sẽ được đánh giá theo 3 tiêu chí: 1) phạm vi tác động của đe dọa, 2) mức độ gây hại trong phạm vi tác động của đe dọa và 3) Tính cấp thiết phải xử lý đe dọa đó. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu thu được nhập, lưu giữ và phân tích bằng máy tính, với các chương trình thông dụng như: Word, Excel, SPSS 24.0, MapInfo 15.0... Sử dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ phân bố của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. * Xác định các chỉ tiêu cấu trúc sinh cảnh rừng tầng cây cao - Độ tàn che trung bình của sinh cảnh (Ctb) Ctb = Tổng độ tàn che của các ô mẫu chia cho tổng số các ô mẫu thực hiện. - Mật độ trung bình cây gỗ của sinh cảnh (Ntb) - Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp chiều cao Phân bố tần suất cây gỗ trưởng thành theo chiều cao thể hiện đặc trưng cấu trúc không gian tầng cao (tầng tán và tầng dưới tán) của sinh cảnh rừng. Lập bảng phân bố tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp chiều cao và vẽ biểu đồ phân bố tần suất cây của sinh cảnh. - Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân DBH Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân DBH thể hiện đặc trưng cấu (2.2) 10 trúc tuổi (tương đối) của quần xã cây gỗ trong các hệ sinh thái rừng. Lập bảng phân bố tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân DBH và vẽ biểu đồ phân bố tần suất cây của sinh cảnh. - Mật độ tre, nứa Mật độ tre nứa trong sinh cảnh rừng cây gỗ và hỗn giao gỗ - tre nứa được tính theo mật độ cây/ha và mật độ bụi/ha. - Xác định chỉ số giá trị quan trọng IVI (Important Value Index) Chỉ số giá trị quan trọng IVI được áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần xã thực vật (Mishra, 1968) [104]. Chỉ số này biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế... Thông qua chỉ số IVI có thể xác định được cấu trúc không gian, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong quần xã thực vật. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 chỉ có duy nhất một loài cây nào đó. Chỉ số IVI của mỗi loài có thể xác định một trong hai công thức sau: IVI = RD + RF + RC (Sharma, 2003) (2.3) IVI = RD + RF + RBA (Mishra, 1968) (2.4) Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF tần suất xuất hiện tương đối, RC là độ tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện ngang tương đối của mỗi loài: Rastogi (1999), Sharma (2003), Pandey et al (2002). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng công thức (2.4) để tính giá trị chỉ số Important Value (IVI), Mishra (1968) dựa trên cơ sở tỷ lệ % theo số cây của loài trong ÔTC và tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong rừng. Mật độ tương đối RD (%): Mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ÔTC (quadrat), được tính theo công thức sau đây: Tổng số cá thể của loài nghiên cứu xuất hiện ở tất cả các ô mẫu NC Mật độ= Tổng số các ô mẫu nghiên cứu (quadrat) Tần suất xuất hiện tương đối RF (%): Tần suất xuất hiện (Frequency) cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm. Mức hay gặp là > 50%; mức thường gặp: 25% - 50%; mức ít gặp là < 25 %. Diện tích tiết diện tương đối của mỗi loài RBA(%): Diện tích tiết diện là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thế loài, nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thể của loài chiếm được để sinh trưởng phát triển trên một hiện trường cụ thể Diện tích tiết diện cây (BA) (cm2) = x (đường kính)2/4 Tiết diện ngang G (m2/ha): Được suy từ tiết diện ngang của ô điều tra (Gô), được tính từ tiết diện ngang (g) của cây cá thể trong ÔTC, trong đó g được tính theo công thức sau: (2.5) (2.6) (2.7) (2.8) (2.9) 11 Trong đó: Sô là diện tích ÔTC; tiết diện ngang của ÔTC điều tra Gô= ; tiết diện ngang gi = 3.1416 x (đường kính)2/40.000. - Chỉ số đa dạng sinh học loài H’ (Shannon and Weiner’s Index):Sử dụng công thức của Shannon and Weiner, 1963 [153]: n H’= - ∑ {Ni/N} ln{Ni/N} (2.11) i=1 Trong đó: H’ = Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon- Wiener; Ni = Số lượng cá thể của loài thứ I; N = Tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong hiện trường. - Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Concentration of Dominance-Cd): Chỉ số này được tính toán theo Simpson (1949) như sau: n Cd= ∑ {Ni/N}2 (2.12) i=1 Trong đó: Cd= Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson; Ni= Số lượng cá thể của loài thứ i; N= Tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong hiện trường. * Xác định đặc điểm cây tái sinh ở các sinh cảnh rừng Nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu cho lớp cây tái sinh ở các sinh cảnh rừng nơi Voọc xám sinh sống (D1.3< 10cm): - Xác định tỷ lệ tổ thành: (Nếu: Ni≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành; Ni<5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành). - Xác định hệ số tổ thành: Ki= x 10 (Ki: hệ số tổ thành loài thứ i; Ni: Số lượng cá thể loài i; m: Tổng số cá thể điều tra). - Xác định mật độ cây tái sinh: N/ha= (S là tổng diện tích các ô dạng bản (ÔDB) điều tra cây tái sinh (m2), n là số lượng cây tái sinh điều tra được). - Xác định tỷ lệ chất lượng cây tái sinh: n%= x 100 (n%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, xấu; n: tổng số cây tốt, xấu; N: tổng số cây tái sinh). - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao thống kê số lượng theo 3 cấp: I (H<50 cm); II (51cm 151cm). 2.5. Nguồn tƣ liệu, vật liệu cho xây dựng luận án Luận án được xây dựng trên cơ sở phân tích nguồn vật liệu và tư liệu khoa học đã thu thập được như sau: - Tổng số 140 giờ theo dõi Voọc xám tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp - VQG Cúc Phương, 56 giờ tại Vườn thú Hà Nội. - Tổng số 2.400 giờ theo dõi Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên, từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2017 được thực hiện bởi NCS và các trợ lý nghiên cứu. Các hoạt động nghiên cứu ngoài hiện trường bao gồm: xác định hiện trạng và phân bố quần thể, nghiên cứu một số tập tính, nghiên cứu thức ăn của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên và điều tra, đánh giá tác động (2.10) (2.13) (2.14) (2.15) (2.16) 12 trong Khu bảo tồn. - Tổng số 708 tệp/đoạn phim quay, tương đương tổng số 72 giờ với 5.663 ghi nhận tập tính hoạt động của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. - Tổng số 525 ảnh chụp Voọc xám và sinh cảnh. - 2.124 phiếu điều tra, phỏng vấn. - Các ghi chép trong số nhật ký nghiên cứu. C ƢƠ 3 KẾ QUẢ Ê CỨU VÀ ẢO UẬ 3.1. Hiện trạng quần thể Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 3.1.1. Kích thƣớc quần thể Kết quả điều tra thực địa đã ghi nhận được năm (5) đàn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. Ngoài ra, còn có một đàn được quan sát bởi Nguyễn Trường Sơn và Lê Anh Dũng (2012). Thông tin chi tiết về các lần quan sát, thời gian quan sát và số lượng cá thể voọc của mỗi đàn được trình bày tại Phụ lục 3. Vị trí, địa danh ghi nhận các đàn Voọc xám được thể hiện tại Bảng 3.1 và Hình 3.1. Bảng 3.1. Các đàn Voọc xám ghi nhận ở Khu BTTN Xuân Liên Tên đàn Khu vực ghi nhận Quan sát Nq Nu Tiểu khu ịa danh Số lần Min-Max Đàn 1 489 Thôn Phống, xã Bát Mọt 4 7-15 15 30 Đàn 2 485, 495 Thôn Phống, xã Bát Mọt 15 4-22 22 30 Đàn 3 485, 495 Thôn Phống, xã Bát Mọt 36 1-35 35 35 Đàn 4 497 Thôn Vịn, xã Bát Mọt 6 10-19 19 30 Đàn 5 499 Thôn Lửa, xã Yên Nhân 7 25-30 30 35 Đàn 7* 497, 505 Thôn Vịn, xã Bát Mọt 1 1-8 8 20 Tổng số 69 - 129 180 Ghi chú: Nq- số cá thể tối đa quan sát được của đàn, Nu - Số cá thể ước tính của đàn (*) Số liệu quan sát của Nguyễn Trường Sơn và Lê Văn Dũng (2012) Hình 3.1. Vị trí ghi nhận các đàn Voọc xám tại KBTTN Xuân Liên Như vậy, tại KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận được 5 – 6 đàn Voọc xám, trong đó có 5 đàn ghi nhận khẳng định và 1 đàn ghi nhận trước đây. Tổng số cá thể Voọc xám quan sát trực tiếp là 129 và tổng số cá thể ước tính là 180. Nếu tính cả 2 đàn chỉ ghi nhận tạm thời 13 qua phỏng vấn thì tổng số cá thể quan sát được là 151 cá thể và tổng số cá thể ước tính là 224. 3.1.2. Kích thƣớc và cấu trúc đàn Kết quả nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên cho thấy, trong số 5 đàn Voọc xám trực tiếp quan sát được, đàn có số lượng cá thể lớn nhất là 35 cá thể (Đàn 3) và đàn có số lượng cá thể thấp nhất là 15-30 cá thể (Đàn 1). Kích thước trung bình của đàn Voọc xám quan sát được là 24,2 và ước tính là32 cá thể. Về cấu trúc đàn, do không quan sát được tất cả cá thể của mỗi đàn và cũng không thể xác định được cấp tuổi và giới tính của tất cả các cá thể quan sát được nên chưa thể có số liệu cụ thể về tỷ lệ đực-cái và tỷ lệ các cấp tuổi của các đàn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. Các số liệu thu được và kết quả phân tích cho thấy cấu trúc đàn Voọc xám bao gồm: các cá thể đực trưởng thành, các cá thể cái trưởng thành, các cá thể bán trưởng thành,các con non cấp 1 hoặc/và cấp 2. Số cá thể của mỗi loại ít nhất là 1 cá thể và số cá thể cái trưởng thành lớn hơn số cá thể đực trưởng thành, chi tiết tại Bảng 3.5 dưới đây: Bảng 3.5. Cấu trúc tuổi và giới tính của năm đàn Voọc xám àn Số lần quan sát đƣợc cấu trúc đàn Số cá thể quan sát (cá thể) CTT BTT CN1 CN2 KX Đàn 1 1 1 1 - 1 1 3 Đàn 2 5 1 -3 2 1-4 - 1 3-22 Đàn 3 14 1 -5 1- 8 1 -7 4 1- 3 5-20 Đàn 4 6 1 1 – 5 1 – 3 - 1- 2 4-10 Đàn 5 5 1 – 2 3 – 4 3- 20 3 1- 3 3-17 Chú thích: ĐTT: Đực trưởng thành; CTT: Cái trưởng thành; BTT: Bán trưởng thành; CN1: Con non loại 1; CN2: Con non loại 2, KXĐ: không xác định được. 3.1.3. Tổ chức đàn Kết quả nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận đàn Voọc xám có 2 dạng tổ chức đàn: đàn 1 đực + nhiều cái và đàn nhiều đực + nhiều cái. Mỗi đàn có 1 con đực to khỏe làm đầu đàn. Trong quá trình nghiên cứu đã có 24 lần xác định được cấu trúc giới tính của đàn, trongđó số lần quan sát được đàn có cấu trúc 1 đực và nhiều cái là 13 lần, chiếm 54,2% tổng số lần quan sát; số lần quan sát được đàn nhiều đực + nhiều cái là 11 lần, chiếm 45,8% tổng số lần quan sát. 3.2. Phân bố của Voọc xám trong KBTTN Xuân Liên 3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên phân bố (sinh sống) ở 4 dạng sinh cảnh rừng gồm: 1) Rừng thường xanh trên núi đá vôi, 2) Rừng thường xanh á nhiệt đới bị tác động nhẹ, 3) Rừng thường xanh nhiệt đới bị tác động nhẹ và 4) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa (Hình 3.2). Trong đó, thường gặp Voọc xám nhiều nhất ở 3 sinh cảnh đầu. Sinh cảnh Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa chỉ gặp Voọc xám sinh sống ở khu vực đỉnh dông Pù Cố và dông Pù Khóe (xã Yên Nhân) thuộc tiểu khu 499. 14 Hình 3.2. Phân bố theo sinh cảnh của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 3.2.2. Phân bố theo khu vực và độ cao Voọc xám sinh sổng ở 4 dạng sinh cảnh rừng với tổng diện tích khoảng 12.444 ha, chiếm 53,5% tổng diện tích của KBTTN Xuân Liên. Kết quả nghiên cứu đã xác định ở KBTTN Xuân Liên Voọc xám sinh sống ở độ cao từ 490- 1217 m so với mặt biển ( chi tiết tại Bảng 3.9) Bảng 3.9. ộ cao bình độ vùng cƣ trú của đàn Voọc xám ên đàn Tiểu khu ộ cao (m) Đàn1 489 660-720 Đàn 2 495 820- 1.090 Đàn 3 485, 495 590-1029 Đàn 4 497 1.100-1.217 Đàn 5 499 490-765 Kết quả nghiên cứu đã xác định ở KBTTN Xuân Liên Voọc xám sinh sống ở độ cao từ 490 – 1217 m so với mặt biển (chi tiết tại Bảng 3.9) 3.3. Một số đặc điểm sinh thái học của Voọc xám 3.3.1. Thức ăn của Voọc xám * Thành phần thức ăn Tổng hợp kết quả theo dõi ở KBTTN Xuân Liên, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp – VQG Cúc Phương và Vườn thú Hà Nội, đã lập được danh sách gồm 58 loài thực vật thuộc 28 họ là cây thức ăn của Voọc xám. * Đặc điểm thức ăn của Voọc xám Trong số 58 loài cây thức ăn đã biết của Voọc xám, có tới 44 loài cây thân gỗ, chiếm 74,6% tổng số loài cây thức ăn đã ghi nhận. Tỷ lệ cao thành phần cây thức ăn là cây gỗ cho thấy các sinh cảnh rừng có nhiều cây gỗ thích hợp hơn cho Voọc xám sinh sống. Bên cạnh thức ăn chính là các bộ phận thực vật, Voọc xám còn có nhu cầu bổ sung chất khoáng cho cơ thể từ các nguồn khoáng tự nhiên. 3.3.2. Kích thƣớc vùng sống Kết quả đã ghi nhận đàn Voọc xám xuất hiện tại 294 ô lưới, trong đó có 44 ô lưới xác định trong năm 2015 và 250 ô lưới xác định trong năm 2016, kích thước ô lưới 0,01 km2 15 (100 x 100 m) (hình 3.3). Từ các số liệu này tính được kích thước vùng sống của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên là: HRs(100 x 100 m) = 294 x 0,01 = 2,94 km 2 (294 ha). Hình 3.3. Bản đồ các điểm ghi nhận đàn phân bố Voọc xám 3 tại KBTTN Xuân Liên 3.3.3. Tập tính hoạt động Trong thời gian 4 tháng (10 - 11/2016, 1/2017 và 3/2017), đã tiến hành quan sát và thu thập số liệu tập tính của Voọc xám ở các sinh cảnh rừng tại KBTTN Xuân Liên với tổng thời gian hơn 72 giờ và 5.663 ghi nhận về các tập tính: Kiếm ăn (Fe), Chải lông (Gr), Quan sát (Ob), Nghỉ ngơi (Re), Giao tiếp (S), Đi lại (Tr) và Không xác định (Un). Các số liệu này được thu thập chính trong khoảng thời gian từ 6:00 sáng tới 17:00 chiều. * Quỹ thời gian hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở KBTTN Xuân Liên, Voọc xám dành nhiều thời gian cho hoạt động Kiếm ăn (48,88%) và nghỉ ngơi (21,89%); các hoạt động khác: Giao tiếp (15,03%), Đi lại (6,20%), Quan sát (5,75%), Chải lông (1,64%) và Không xác định (0,61%) chiếm thời gian ít hơn. * Sự thay đổi quỹ thời gian hoạt động theo tháng So sánh giữa các tháng (10 - 11/2016, 1/2017 và 3/2017) cho thấy, Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên có thay đổi về quỹ thời gian hoạt động. Voọc dành nhiều thời gian cho việc "Kiếm ăn" trong tháng 10/2016 (63,24%) và tháng 3/2017 (58.06%); ít hơn vào tháng 11/2016 (44,28%) và tháng 1/2017 (33,64%). Voọc xám cũng dành nhiều thời gian "Nghỉ ngơi" vào tháng 1/2017 (38,37%) và tháng 10/2016 (25,05%); ít hơn vào tháng 3/2017 (15,89%) và tháng 11/2016 (14,28%). Voọc xám dành nhiều thời gian "Đi lại" trong các tháng 11/2016 (7,98%), 10/2016 (6,74%), 3/2017 (5,88%) và ít hơn vào tháng 1/2017 (3,72%). Các tập tính xã hội của Voọc xám có nhiều ở các tháng 1/2017 (19,21%), 11/2016 (17,19%), 3/2017 (16,21%) và ít hơn vào tháng 10/2016 (2,19%). * Sự thay đổi quỹ thời gian hoạt động theo nhóm tuổi Các tập tính cũng có sự sai khác giữa các nhóm tuổi. Các cá thể Voọc xám trưởng thành dành nhiều thời gian cho việc kiếm ăn (51,79%) hơn các con chưa trưởng thành 16 (37,70%) và con non (4,08%). Các cá thể Voọc xám trưởng thành cũng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi (23,29%) hơn con non (21,16%) và con chưa trưởng thành (4,02%). Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu vì số liệu của con bán trưởng thành và con non còn ít nên có thể chưa phản ánh đúng với thực tế. Các cá thể Voọc xám non dành nhiều thời gian cho các tập tính xã hội (69,12%) hơn con chưa trưởng thành (33,42%) và con trưởng thành (11,05%). Ngược lại, các con voọc chưa trưởng thành dành nhiều thời gian đi lại và chải lông (14,14% và 2,49% tương ứng) hơn các con trưởng thành (5,86% và 1,65%) và con non (0,78% và 0,05%) 3.4. ặc điểm sinh cảnh của Voọc xám 3.4.1. Phạm vi, phân bố và trạng thái rừng * Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đá vôi (Sinh cảnh 1) Sinh cảnh này có diện tích nhỏ, khoảng 767,15 ha, chiếm 3,28% tổng diện tích khu bảo tồn. Sinh cảnh phân bố trên các khu vực núi đá, tập trung chủ yếu ở khu vực Pù Nậm Mua thuộc phía Tây Bắc khu bảo tồn và một phần nhỏ ở khu vực Pù Gió thuộc phía Tây Nam của Khu bảo tồn. Dạng sinh cảnh này hình thành trên núi đá vôi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 25 - 45o, có nơi lên đến 60 - 70o. Địa hình núi đá vôi kaxtơ khá hiểm trở, rất khó đi lại, độ cao bình độ có nơi lên tới trên 800 m. Hình 3.7. Sinh cảnh rừng thƣờng xanh trên núi đá * Sinh cảnh rừng thường xanh á nhiệt đới (Sinh cảnh 2) Sinh cảnh rừng thường xanh á nhiệt đới bao gồm kiểu rừng kín thường xanh chủ yếu là cây lá rộng á nhiệt đới. Sinh cảnh có diện tích khoảng 2.337,20 ha, chiếm 9,66% tổng diện tích Khu bảo tồn. Sinh cảnh 2 phân bố ở độ cao từ 800 - 1.600m so với mực nước biển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trại Keo, Vũng Bò, Pù Nậm Mua thuộc phía Tây Bắc Khu bảo tồn và một phần nhỏ ở khu vực Pù Gió thuộc phía Tây Nam của Khu bảo tồn. Địa hình núi đất, bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 25 - 40o. Hình 3.8. Sinh cảnh rừng thƣờng xanh á nhiệt đới 17 * Sinh cảnh rừng thường xanh nhiệt đới (Sinh cảnh 3) Sinh cảnh rừng thường xanh nhiệt đới có diện tích 2.801,33 ha, chiếm 11,97% tổng diện tích Khu bảo tồn. Sinh cảnh này phân bố ở độ cao dưới 800m, tập trung chủ yếu ở khu vực Pù Nậm Mua, Hón Hích thuộc phía Bắc của Khu bảo tồn. Địa hình núi đất, chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 25 - 40o. Khu vực có nhiều suối nước chảy quanh năm, độ ẩm cao. Hình 3.9. Sinh cảnh rừng thƣờng xanh nhiệt đới * Sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ - giang, nứa (Sinh cảnh 6) Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ-giang, nứa có diện tích là 6.617,3 ha, chiếm 26,65% tổng diện tích Khu bảo tồn. Sinh cảnh này phân bố rải rác khắp vùng từ Xuân Cẩm đến Bát Mọt. Sinh cảnh 6 có nguồn gốc từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và là hậu quả trực tiếp của quá trình làm nương rẫy hoặc khai thác chọn. Thành phần chủ yếu là 2 loài Giang hoặc Nứa, mọc xen với các loài cây gỗ với các loài chiếm ưu thế như: Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Hồ mộc lá thuôn (Neolitsea oblongifolia),
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_ac_em_sinh_thai_va_bao_ton_quan_t.pdf
- TomTatLuanAn (TiengAnh) - ncs.NguyenDinhHai_DHLN.pdf