Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang nguyenduy 23/08/2024 820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội

Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội
còn bỏ trống, hổng rất nhiều. Điều này rào cản lớn đến hiệu quả 
quản lý KCN hiện nay ở Hà Nội. 
1.4. Các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ 
có liên quan. 
 Các nghiên cứu bao gồm 16 luận án tiến sĩ và 02 luận văn thạc sĩ cùng với 
nhiều cuốn sách, các đề tài nghiên cứu khoa học và các hội thảo trong và ngoài 
nước. Các tác giả đã đề xuất nhiều mô hình và giải pháp về quy hoạch, cảnh quan, 
cũng như các giải pháp nâng cao năng lực quản lý KCN trên các lĩnh vực và góc 
độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu phân tích một 
cách cụ thể về vấn đề quản lý KG, KT, CQ cho KCN tại TP Hà Nội cũng như chưa 
đề xuất các giải pháp, thống nhất đồng bộ trong bộ máy quản lý; các giải pháp mới 
trong giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiện đại hiện nay. 
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu 
 Thông qua các phân tích, đánh giá tổng hợp về thực trạng công tác quản lý 
KG, KT, CQ KCN trong và ngoài nước cũng như tại TP Hà Nội. Những vấn đề 
trọng tâm cần nghiên cứu của luận án như sau: 
 - Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội 
 - Giải pháp quản lý hiệu qủa về KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội 
 - Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội 
 - Đề xuất mô hình bộ máy quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý KG, KT, 
CQ KCN tại TP Hà Nội 
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và giải quyết mối quan hệ giữa 
các chủ thể liên quan trong công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội 
9 
- Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát đối với KCN trên địa bàn TP. 
 - Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị tiên tiến vào công tác quản lý KG, KT, 
CQ KCN tại TP Hà Nội. 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, 
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP HÀ NỘI 
2.1.Cơ sở lý thuyết 
 - KCN trong cấu trúc đô thị 
 - Vai trò KCN đối với đô thị 
 - Phân loại và tiêu chí phân loại 
+ Theo đặc điểm quản lý 
+ Theo quy mô 
+ Theo cấp quản lý 
+ Hình thức đầu tư 
+ Theo loại hình sản phẩm 
 + Theo mức độ xây dựng. 
Sơ đồ 2.1: KCN trong cấu trúc đô thị 
- Các lý thuyết về quy hoạch và nguyên lý tổ chức cảnh quan trong KCN. 
- Lý luận về quản lý nhà nước tại đô thị ; Quản lý đô thị; Quản lý nhà nước đối với 
phát triển KCN; Các cơ sở quản lý KCN; Lý luận về quản lý nhà nước đối với KG, 
KT, CQ đô thị; Vai trò quản lý KG, KT, CQ KCN; Các xu hướng lý luận về phát 
triển KCN 
- Nội dung quản lý KG, KT, CQ KCN 
 + Đối với không gian KCN: Không gian tổng thể và không gian cụ thể trong 
KCN được quản lý theo đồ án quy hoạch KCN, quy chế quản lý KCN, thiết kế đô 
thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý không gian KCN theo các khu vực 
cơ bản sau: phần KCN đã xây dựng, đang xây dựng và sẽ xây dựng, khu vực giáp 
ranh và khu vực lân cận KCN; Đảm bảo tính liên hệ, thống nhất chặt chẽ về KG, 
KT, CQ giữa trong và ngoài KCN; Kết hợp các địa hình, các khu vực đặc thù, hệ 
thống cây xanh, mặt nước, hệ thống giao thông hiện có tạo ra không gian nối kết 
liên thông, thống nhất, bảo vệ và cải thiện môi trường KCN. 
 + Đối với kiến trúc KCN:Các công trình kiến trúc trong KCN bao gồm (công 
trình công cộng, dịch vụ; nhà máy sản xuất, kho tàng, công trình kỹ thuật, phụ trợ) 
được xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch 
KCN, tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại quy chế quản lý KCN cụ 
thể và kiến trúc của địa phương trong suốt toàn bộ quá trình thuê và sử dụng đất. 
KHU Ở
KHU Ở
KCN
KCN
TRUNG 
TÂM 
ĐÔ THỊGIAO THÔNG 
ĐỐI NGOẠI
KHU VỰC
DÂN DỤNG
KHU VỰC NGOÀI 
DÂN DỤNG
RANH GIỚI ĐÔ THỊ
10 
+ Đối với cảnh quan KCN: Khi nói về quản lý cảnh quan KCN tức là xem xét nội 
dung và hiệu quả biểu hiện mối tương hợp giữa cảnh quan cây xanh, mặt nước, 
các công trình kiến trúc nói chung bao gồm cả công trình kỹ thuật như: tượng đài, 
quảng cáo, biển hiệu và tiện ích nghỉ ngơi; Cảnh quan KCN cũng được BQL KCN 
trực tiếp quản lý và chủ các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, duy 
trì trong quá trình khai thác và sử dụng; Việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các 
công trình kiến trúc, công trình tiểu cảnh tại các khu vực cảnh quan trong KCN 
phải tuân thủ theo quy chế quản lý KCN, hạn chế tối đa việc làm thay đổi địa hình 
và các điều kiện môi trường. Ngoài ra một vấn đề không nhỏ trong quản lý cảnh 
quan đó là quản lý chất lượng môi trường cảnh quan KCN. 
+ Mối quan hệ giữa GK, KT, CQ KCN: KG, KT, CQ là ba đối tượng khá riêng 
biệt nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ, giao thoa và thống nhất với nhau. 
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ hữu cơ giữa không gian, kiến trúc, cảnh quan trong KCN 
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại Hà Nội 
 - Các chủ trương, định hướng và chính sách lớn theo phân cấp: các văn bản 
quy phạm pháp luật được ban hành theo phân cấp liên quan đến KCN và quản lý 
KCN thông quy các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư 
 - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật: Khung pháp lý liên quan đến 
quy hoạch, xây dựng, quản lý KCN do các cấp có thẩm quyền ban hành là những 
công cụ để quản lý KCN. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý xây 
dựng và quản lý KG, KT, CQ được tóm lược tại sơ đồ 2.3 
- Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 
 Quy chuẩn quốc gia QCXDVN 01:2019 về Quy hoạch Xây dựng chưa nêu 
các quy định đặc thù đối với KCN. 
 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4514:2012 về xí nghiệp công nghiệp -Tổng mặt 
bằng- Tiêu chuẩn thiết kế. Quy định các nội dung thiết kế cơ bản đối với XNCN 
nhưng thiếu những tiêu chuẩn cho các hạng mục công trình công cộng, dịch vụ và 
công trình phụ trợ trong KCN cũng như xí nghiệp công nghiệp. 
GHI CHÚ: 1. KIẾN TRÚC
2. CẢNH QUAN A,B,C : CÁC HÌNH THỨC
3. KHÔNG GIAN 
3
2
1
3
2
1
3
2
1
A B C
11 
- Đồ án quy hoạch và quy chế quản lý KCN: 
 Đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã 
được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 
26/7/2011; Theo đó định hướng phát triển công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, các khu 
công nghệ cao. 
 Thông tư 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn 
lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, theo đó đưa ra nguyên tắc quản lý 
KG, KT, CQ đô thị. 
 Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 ban hành Quy chế quản 
lý quy hoạch, kiến trúc chung TP Hà Nội, trong đó tại điều 27 và 28 đã phân định, 
giới hạn khu vực QL các KCN tập trung và QL QH và KG khu vực công nghiệp. 
Sơ đồ 2.3. Quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý trong công tác xây dựng và quản lý KCN tại VN 
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN 
tại TP Hà Nội 
- Yếu tố vị trí, môi trường và cảnh quan xung quanh KCN: Vị trí KCN có tác 
động lớn đến công tác quản lý KG, KT, CQ do bị chi phối bởi các điều kiện như 
vị trí gần các tuyến giao thông trọng điểm, cửa ngõ TP, gần các địa điểm đặc biệt 
như sân bay, khu quân sự, khu dân cư..; Điều kiện môi trường và cảnh quan xung 
quanh là thành phần tác động lớn đến giải pháp tổ chức KG, KT, CQ cho KCN. 
12 
- Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý KCN. 
Nếu cơ sở pháp lý không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu phát triển trong 
tương lai thì việc quản lý nhà nước đối với KCN sẽ kém hiệu quả đồng thời kìm 
hãm sự phát triển của các KCN. 
- Yếu tố tổ chức chính quyền – Bộ máy quản lý KCN: là đơn vị quản lý trực tiếp 
hoạt động của KCN thông qua các công cụ quản lý. Chính vì vậy việc tổ chức hoạt 
động, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền TP cũng như địa 
phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đối với KCN. 
Sơ đồ 2.4: Các 
yếu tố ảnh hưởng 
đến quản lý 
không gian, kiến 
trúc, cảnh quan 
KCN 
- Yếu tố nhà 
đầu tư: Chủ 
đầu tư của các KCN hiện nay tại Hà Nội khá đa dạng và có vai trò rất lớn trong 
công tác quản lý bởi họ đại diện cho cơ quan nhà nước quản lý, giám sát, thực hiện 
và vận hành KCN. Do đó nếu chủ đầu tư không nghiêm túc thực hiện các quy định 
hoặc hợp tác các doanh nghiệp trong KCN vì lợi ích kinh tế và quyền lợi của mình 
thì quá trình quản lý nhà nước cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ra không ít 
những hậu quả cho nhà nước và người dân. 
- Sự tham gia của cộng đồng (người lao động và cư dân sống xung quanh KCN): 
Vai trò của cộng đồng giám sát các hoạt động của chính quyền trong việc thực 
hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực là không nhỏ. Ngoài ra sự tham 
gia của cộng đồng vào công tác quản lý cũng làm cân bằng cán cân lợi ích, góp 
phần xây dựng và phát triển KCN hiệu quả và bền vững hơn. 
- Các yếu tố khác: các yếu tố như công nghệ; điều kiện tự nhiên; kinh tế, xã hội; 
khoa học hiện đại và ứng dụng công nghệ mới, mỗi lĩnh vực đều có tác động không 
nhỏ đến công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội. 
2.4. Kết quả khảo sát thực địa và điều tra xã hội học 
 - Điều tra khảo sát thực địa và điều tra xã hội học (XHH): Luận án đã triển khai 
điều tra, khảo sát, đo vẽ, thống kê, tổng hợp và phân tích 08 KCN đang hoạt động 
ở TP Hà Nội về các chỉ số liên quan đến quản lý KG, KT, CQ KCN. Bên cạnh đó 
QUẢN LÝ KHÔNG 
GIAN, KIẾN TRÚC, 
CẢNH QUAN KCN 
VỊ TRÍ, MÔI 
TRƯỜNG VÀ CẢNH 
QUAN XUNG 
QUANH KCN
BỘ MÁY, CƠ 
QUAN QUẢN LÝ
CHỦ ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG
CƠ SỞ PHÁP LÝ 
VÀ THỂ CHẾ
CÁC YẾU TỐ KHÁC: 
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 
VĂN HÓA XÃ HỘI, 
CÔNG NGHỆ.
13 
luận án điều tra XHH 4 KCN với ba đối tượng là Nhà quản lý, Người lao động và 
Người dân sống kề cạnh KCN. Với 489 phiếu điều tra, luận án đã thu thập tổng 
kết và phân tích kết quả làm cơ sở thực tiễn đưa ra giải pháp tại chương 3. 
2.5. Bài học kinh nghiệm: 
ü Bài học thứ nhất: Quản lý phát triển KCN và sử dụng đất đai hiệu quả. 
ü Bài học thứ 2: Rà soát, điều chỉnh xây dựng đồng bộ cơ sở pháp lý KCN 
ü Bài học thứ 3: Bộ máy quản lý đảm bảo sự thống nhất bằng việc xác định rõ 
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị quản lý. Hệ thống quản lý gọn 
nhẹ và có hiệu lực. 
ü Bài học thứ 4: Phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, giám sát 
và chia sẻ lợi ích trong công tác quản lý KCN. 
ü Bài học thứ 5: Cập nhật các ứng dụng và công nghệ số trong quản lý KCN. 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, 
CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
3.1. Quan điểm và mục tiêu 
3.1.1. Quan điểm : 
 1.) KG, KT, CQ KCN là một bộ phận hợp thành không tách rời với chiến lược 
phát triển KG trong ranh giới TP, góp phần tạo dựng bộ mặt Thủ đô ngày càng 
văn minh, xứng tầm là TP hiện đại nhất của cả nước. 
 2.) Quản lý KG, KT, CQ KCN TP Hà Nội bảo đảm nội dung và yêu cầu chung 
phát triển theo hướng tăng trưởng Xanh - Bền vững góp phần bảo vệ môi trường, 
tiết kiệm tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu. 
 3.) Quản lý KG, KT, CQ KCN Hà Nội đảm bảo liên kết với quản lý đô thị nói 
chung, phân bổ trách nhiệm chung của các cơ quan liên quan ở cấp bộ, ngành, 
chính quyền có trong và chung ranh giới với TP Hà Nội. 
4.) Quản lý KG, KT, CQ KCN Hà Nội là quy định chung cho tất cả các loại 
hình sản xuất, các chủ đầu tư và hình thức liên doanh, hình thức góp vốn; lấy việc 
bảo vệ môi trường, tiện nghi và lợi ích cộng đồng, mỹ quan đô thị làm nền tảng 
nghiên cứu. 
5.) Quản lý KG, KT, CQ KCN Hà Nội phải đảm bảo tính thống nhất và đồng 
thuận của các chủ thể liên quan gồm Chính quyền, Doanh nghiệp, Người dân và 
nhà tư vấn. 
6.) Quản lý KG, KT, CQ KCN Hà Nội phù hợp với trình độ phát triển khoa 
học của thời đại; áp dụng công nghệ tiên tiến, phát minh mới về kiến trúc, quy 
hoạch, bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng, vật liệu, công nghệ xử lý chất thải, cây 
xanh nội - ngoại thất và đặc điểm tự nhiên, vị thế kinh tế xã hội của Thủ đô 
14 
3.1.2. Mục tiêu: 
- Tạo ra không gian thống nhất, công trình kiến trúc xây dựng có trật tự, cảnh quan 
đẹp, môi trường làm việc an toàn, tiện nghi. Phát huy được tính đặc thù của KCN 
về KG, KT và CQ. 
- Sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả: Trong điều kiện quỹ đất có giá trị kinh tế 
ngày càng hạn hẹp như ở Hà Nội thì sử dụng đất xây dựng KCN một cách hiệu 
quả là mục tiêu quan trọng trong quản lý nhà nước. 
- Hoàn thiện, bổ sung một số nội dung cơ sở pháp lý về quản lý KG, KT, CQ KCN 
mang đặc trưng của TP Hà Nội. 
3.2. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý KG, KT, CQ KCN 
3.2.1. Nguyên tắc 
1.) Tuân thủ các cơ sở pháp lý về quản lý KG, KT, CQ KCN 
2.) Rà soát, kiểm tra quản lý theo giai đoạn về các nội dung: môi trường, kiến 
trúc, cảnh quan và điều chỉnh không gian đối với KCN đã hoạt động, đang xây 
dựng và KCN sẽ được đầu tư xây dựng. 
3.) KCN phức hợp, đa ngành có bụi, ồn, đọc hại phải phân vùng kiểm soát 
quản lý theo thứ tụ ưu tiên đó là môi trường, tiện nghi, cảnh quan. 
4.) Đảm bảo mối quan hệ, hợp tác, phối hợp trong quản lý nhà nước về KG, 
KT, CQ KCN.Tăng cường tính đồng thuận trong quản lý giữa chính quyền, 
doanh nghiệp, nhà tư vấn và cộng đồng. 
5.) Đảm bảo tính phối hợp, kiên kết và hài hoà lợi ích giữa các KCN và toàn 
khu vực mà không phân biệt về ranh giới hành chính giữa các địa phương gần 
Hà Nội trong quản lý KG, KT, CQ KCN 
6.) Ứng dụng khoa học kỹ thuật thời đại vào quản lý, kiểm tra, giám sát trong 
công tác quản lý KG, KT, CQ KCN. 
7.) Quản lý trên cơ sở kế thừa kết quả và đổi mới nhằm tiết kiệm nhân lực, tài 
chính và trí tuệ của mỗi KCN đang thực hiện và từ đó hoàn thiện cơ chế quản 
lý, bổ sung quy định và kiến nghị sửa đổi những nội dung pháp quy còn thiếu. 
3.2.2. Tiêu chí quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội 
 a. Tiêu chí quản lý không gian : 
 1.) Bố cục tổng thể không gian kiến trúc KCN: Xác định KG kiến trúc tổng thể 
của KCN theo định hướng phát triển của QHC Thủ đô Hà Nội và đặc điểm ngành 
nghề sản xuất. 
 2.) Sử dụng đất: có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho từng khu vực, từng 
giai đoạn trong KCN hướng đến sử dụng đúng, đủ và tiết kiệm. 
 3.) Các tuyến giao thông KCN và trong XNCN: Lòng đường, vỉa hè, bãi đỗ xe, 
giải phân cách, các tiện ích được hình thành đồng bộ. 
15 
 4.)Các hoạt động và phương tiện giao thông: có quy định đầy đủ và rõ ràng việc 
khai thác và hoạt động các tuyến giao thông xuất, nhập hàng và người lao động 
trong cấp quy mô KCN và từng XNCN. 
 5.) Đất dự trữ: Có kế hoạch khai thác, tổ chức và phát triển diện tích đất này 
trong toàn bộ các giai đoạn phát triển của dự án. 
b. Tiêu chí quản lý kiến trúc 
 1). Công trình: Xác định cụ thể, chức năng công trình kiến trúc, đặc điểm sản 
xuất cũng như hạ tầng kỹ thuật. Ranh giới khu đất, chức năng công trình, lối vào, 
cao độ nền, mật độ xây dựng(MĐXD), chiều cao, hệ số sử dụng đất, tầng cao 
được thống kê và đưa ra quy định thống nhất, đồng bộ để quản lý. 
 2.) Các công trình ngầm: Công bố và có sự kiểm soát chặt chẽ, được thiết kế 
đồng bộ với các công trình nổi và hệ thống kỹ thuật chung toàn KCN. 
 3.) Hàng rào: có quy định quản lý thống nhất, rõ ràng, an toàn và thiết kế có 
thẩm mỹ từ quy mô KCN đến từng XNCN. 
 4.) Chỉ giới: Công bố, cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng 
lùi, chiều cao công trìnhcho từng XNCN và các hạng mục. 
 5.)Hạ tầng kỹ thuật: Đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật cho hệ thống cấp thoát 
nước, thu gom xử lý chất thải, PCCC; Chiếu sáng: độ sáng, màu sắc, thời gian 
chiếu sáng; tiết kiệm năng lượng. 
 6.) Khu vực bảo tồn, di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng: đối với những 
khu vực cần bảo tồn phải được giữ gìn, phát huy giá trị về KG, KT, CQ vốn có 
của khu vực đó. 
 c. Tiêu chí quản lý cảnh quan 
 1.) Cảnh quan, cây xanh: Đảm bảo mật độ cây xanh, cảnh quan tự nhiên và 
nhân tạo theo quy hoạch. Lựa chọn loại cây phù hợp với khí hậu khu vực cũng 
như đặc điểm sản xuất trong KCN. Có giải pháp chăm sóc thường xuyên. 
 2.) Cây xanh các tuyến đường: lựa chọn loại cây đúng mục đích, thích nghi khí 
hậu và không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trong KCN. Đồng thời có cơ 
chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. 
 3.) Trang thiết bị tiện ích cho cảnh quan: Các thiết bị cần thiết phải được trang 
bị đầy đủ, tiện nghi để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho không gian nhỏ đến lớn 
trong KCN. Và có cơ chế duy tu bảo dưỡng thường xuyên. 
 4.) Chiếu sáng : Có các quy định về độ sáng, màu sắc, thời gian chiếu sáng để 
đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng. 
 5). Biển báo, quảng cáo: Có quy định cụ thể và thiết kế mẫu gợi ý về kích 
thước, màu sắc, ngôn ngữcũng như yêu cầu về an toàn cấu kiện của các biển 
quảng cáo. 
16 
 6). Đảm bảo chất lượng môi trường cảnh quan: không khí, nước, đất.: có 
những đánh giá tác động môi trường cụ thể về chất lượng môi trường cảnh quan 
trong KCN bằng các chỉ số và được cập nhật thường xuyên. 
Tiêu chí khác cho cả KG, KT, CQ trong KCN: Sự hài lòng được của người dân 
sống kề cạnh và người lao động làm việc trong KCN: tiêu chí này được đánh giá 
theo thang điểm của cụ thể. Bao gồm các nội dung đánh giá như: Sự tham gia của 
cư dân, người lao động với BQL; sự đồng thuận; sự phối hợpTừ đó đánh giá 
đươc chất lượng cũng như mức độ quản lý KG, KT, CQ tại KCN. 
3.3. Các giải pháp quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội 
3.3.1. Giải pháp quản lý không gian: 
 Đất đai là tài nguyên hữu hạn và quý gía, đặc biệt tại đô thị đặc thù như Thủ đô 
Hà Nội. Quản lý đất đai là một thành phần quan trọng trong công tác quản lý KG 
KCN. Thực tế việc sử dụng đất tại các KCN còn gây nhiều lãng phí và bất cập. Do 
đó luận án đưa ra giải pháp quản lý đất đai KCN cho Hà Nội như sau: 
 a. Tăng hiệu quả sử dụng đất bằng cách xây dựng số tầng cao đồng thời thay đổi 
chỉ số điều chỉnh hợp lý.Luận án đề xuất bài toán tổng quát về không gian áp dụng 
cho TP Hà Nội nơi yêu cầu tiết kiệm và sử dụng đất đai hợp lý. 𝐀 = 𝐯𝟏. 𝐚 
Trong đó : •A là diện tích lô đất quy hoạch KCN tại TP Hà Nội 
 •a là diện tích lô đất theo quy chuẩn xây dựng KCN ở Việt Nam. 
v1 là chỉ số điều chỉnh hiệu quả sử dụng đất xây dựng KCN ở TP Hà Nội. Yêu cầu 
v1≤ 1 do tính đặc thù của Hà Nội cần tiết kiệm đất nên sẽ hướng đến diện tích đất 
nhỏ hơn quy định. Để giải quyết bài toán tính toán tiết kiệm đất xây dựng mà vẫn 
đảm bảo được diện tích sử dụng cho nhà máy cũng như cải thiện được môi trường 
cảnh quan cho KCN. Luận án đưa ra phép tính áp dụng cho TP Hà Nội như sau: 𝐯𝟏. 𝐚 = 𝐯𝟐𝐧 . 𝐛 + 𝐯𝟑. 𝐜 
Trong đó 
 - Chỉ số điều chỉnh sử dụng đất cho đô thị v1 ≤ 1(Loại đô thị đặc biệt như TP 
Hà Nội) 
 - v2 là chỉ số điều chỉnh công trình nó phụ thuộc vào tính chất sản xuất, ngành 
sản xuất như công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch, mực độ độc hại Tại Hà Nội 
các ngành công nghiệp cho phép xây dựng chủ yếu là công nghiệp nhẹ, sạch, ít ô 
nhiễm do đó chỉ số điều chỉnh yêu cầu v2 ≤1 
 - v3 là chỉ số điều chỉnh diện tích cảnh quan (sẽ phụ thuộc vào v1 và v2) 
 - b là diện tích chiếm đất các công trình trong KCN theo quy chuẩn 𝐯𝟐𝐧 là chỉ số điều chỉnh diện tích chiếm đất của công trình, yêu cầu 𝐯𝟐𝐧 	≤1 
17 
- n : Số tầng cao công trình. (n>=1) 
c là diện tích đất dành cho cảnh quan, cây xanh 
Các chỉ số v1, v2, v3 và n sẽ được các nhà quản lý đưa ra đồng thời dựa trên yêu 
cầu quy hoạch, chức năng công trình, loại đất, giá đất, mực độ độc hạitại mỗi 
KCN để phù hợp với điều kiện từng địa phương và thời điểm linh hoạt. 
 Bài toán trên sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát và đồng thời về 
mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần đó là KG, KT và CQ và số 
tầng cao để có thể tính toán và đưa ra các quy định hợp lý hơn cho từng KCN cũng 
như XNCN. Những chỉ số và quy định này có thể đưa vào trong quy chế quản lý 
KCN tại Hà Nội, 
b. Giải pháp tăng mật độ xây dựng trung bình tối thiểu cho các nhà máy 
 Theo phụ lục B tại TCVN 4514:2012 về mật độ xây dựng tối thiểu tổng mặt 
bằng XNCN. Luận án đã lọc ra các loại hình công nghiệp cho phép đầu tư xây 
dựng tại các KCN ở TP Hà Nội. 
 Qua đó tổng kết và phân tích về mật độ xây dựng tối thiểu của 6 loại hình công 
nghiệp với 53 nhà máy với công suất và số tầng khác nhau có thể xây dựng tại TP 
Hà Nội cho thấy: 
Mật độ cao nhất 61% 
Mật đội thấp nhất 21% 
Mật độ TB tương đối 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_khong_gian_kien_truc_canh_quan_khu_c.pdf
  • pdfNhững đóng góp mới Tiếng Anh.pdf
  • pdfNhững đóng góp mới Tiếng Việt.pdf
  • pdfTóm tắt Tiếng Anh.pdf