Tóm tắt Luận án Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội
3 điểm dân cư được lấy mẫu bao gồm: thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức; thôn Thố Bảo, xã Vân Nội, huyện Đông Anh và thôn Phú Diễn, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì. 1.2.3 Hiện trạng HTTN tại một số điểm dân cư điển hình Trên cơ sở phân loại các điểm dân cư theo nhóm như đã trình bày, Luận án đề xuất đưa ra 4 điểm dân cư điển hình làm đối tượng nghiên cứu chi tiết. Các địa điểm được lựa chọn là: Thôn Yên Nhân – xã Tiền Phong – huyện Mê Linh; Thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì; Thôn Thố Bảo – xã Vân Nội – huyện Đông Anh và điểm dân cư tập trung (bao gồm 11 cụm dân cư nhỏ) - xã La Phù – huyện Hoài Đức. 1.3 Thực trạng QLXD theo QH HTTN các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội 1.3.1 Thực trạng phân cấp tổ chức quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội Theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội ban hành theo Quyết định số 11/2011/QĐ- UBND thì công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thoát nước tại các ĐDCNT được thống nhất quản lý từ trên xuống dưới như hình 1.3 dưới đây. 7 1.3.2 Thực trạng quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN Công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội được thực hiện căn cứ trên các đồ án QH có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đồ án QH xây dựng và QH thoát nước cho các ĐDCNT nghiên cứu đều xác định khá chi tiết cao độ khống chế cho các khu vực dân cư cũ và mới cũng như vị trí, cao độ đấu nối của mạng lưới thoát nước. Hiện nay, việc quản lý cao độ nền xây dựng cũng như đấu nối HTTN tại các ĐDCNT được quản lý bởi các cơ quan: Viện QH xây dựng Hà Nội; phòng QLĐT huyện; phòng Kinh tế và các Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi. Thực tế cho thấy, công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN được thực hiện chưa tốt. Những vấn đề này có nguyên nhân từ việc cao độ nền; cao độ mạng lưới thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi chưa được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu cung cấp số liệu phục vụ công tác lập báo cáo khả thi, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đến khi thẩm tra, thẩm định hồ sơ và sau cùng là dự án được thi công nhưng không đúng thiết kế đã được phê duyệt. Hình 1.3: Thực trạng phân cấp tổ chức QLXD HTTN 8 1.3.3 Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển HTTN Hiện nay TP Hà Nội mới chỉ xây dựng được kế hoạch phát triển HTTN cho toàn thành phố trên cơ sở các đồ án QH được duyệt (ban hành kèm theo văn bản số 81/KH-UBND). Các huyện ngoại thành nói chung hiện chưa quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển HTTN cho địa phương mình. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng HTTN cho toàn thành phố. Tuy nhiên danh mục đầu tư cho HTTN mới chỉ tập trung vào các khu vực nội thành, xây dựng các tuyến cống chính và các công trình đầu mối quy mô lớn. Định hướng phát triển HTTN các khu vực dân cư nông thôn hiện chưa được chỉ rõ. Nhìn chung, việc lên kế hoạch và ra quyết định đầu tư hiện nay đang được tiếp cận theo phương pháp truyền thống từ trên xuống dưới, người dân hầu như không có nhiều vai trò. Chính vì vậy đã dẫn tới tình trạng nhiều công trình thoát nước sau khi xây dựng không phù hợp với thực tế, không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, không có kế hoạch phát triển còn dẫn tới việc cơ quan quản lý không xác định được các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn cũng như không thu hút, bố trí được các nguồn lực thực hiện đầu tư. 1.3.4 Thực trạng tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng HTTN theo QH ở các khu vực dân cư nông thôn của TP Hà Nội hiện nay có thể nói là khá mờ nhạt và chưa hiệu quả. Ý kiến tham gia của người dân trong quá trình thực hiện xây dựng dự án thoát nước chưa được các cơ quan quản lý tiếp thu và quan tâm đúng mức. Điều này đã góp phần dẫn tới tình trạng nhiều công trình sau khi xây dựng xong đưa vào vận hành và khai thác thiếu hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước hoặc giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại do HTTN gây ra. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông báo số 162/HD/UBND-UBMTTQ của TP Hà Nội mới chỉ ra những nội dung công việc mà người dân có thể tham gia. Để tạo điều kiện hơn nữa cho người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án, rất cần xây dựng những quy trình, quy định chi tiết hướng dẫn việc thực hiện này. 9 1.4 Những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu Luận án đã tham khảo một số đề tài trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm: Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học; Các luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ. 1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của Luận án (1) Đề xuất các nguyên tắc trong QLXD theo QH HTTN; (2) Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình phát triển và mô hình quản lý xây dựng HTTN theo QH; (3) Đề xuất giải pháp lập kế hoạch xây dựng phát triển HTTN cho các ĐDCNT tập trung của đô thị trung tâm TP Hà Nội; (4) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 2.1 Các phương pháp nghiên cứu Luận án đã phân tích kỹ nội dung sử dụng của 6 phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Luận án, bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích SWOT. 2.2 Cơ sở lý luận về QLXD HTTN cho các ĐDCNT 2.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý Luận án đã nghiên cứu một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, bao gồm: (1) Nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý; (2) Nguyên tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm; (3) Nguyên tắc thống nhất trong quản lý; (4) Nguyên tắc thực hiện quy trình quản lý; (5) Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích; (6) Nguyên tắc kết hợp các nguồn lực và nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. 2.2.2 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển HTTN Luận án đã phân tích vai trò quan trọng của công tác lập kế hoạch phát triển HTTN trong toàn bộ quy trình quản lý. Công tác lập kế hoạch thể hiện các vai trò: là cơ sở cho các nội dung khác của công tác quản lý, bao gồm: xác định mục tiêu, huy 10 động nguồn lực, giao trách nhiệm, tiến độ.; tổng hợp và cân đối các nguồn lực thực hiện để từ đó đề xuất các giải pháp tốt nhất; giúp cơ quan quản lý thích ứng với những thay đổi diễn ra trong quá trình xây dựng HTTN; tạo sự thống nhất trong quản lý; là cơ sở cho công tác kiểm tra sau khi thực hiện xây dựng HTTN theo QH. 2.2.3 Nội dung quản lý xây dựng HTTN theo QH Quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch là công tác quản lý xây dựng HTTN trên cơ sở những đồ án quy hoạch thoát nước có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong phạm vi Luận án này, công tác quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau: Nghiên cứu bộ máy tổ chức và cơ chế chính sách trong QLXD HTTN; Nghiên cứu việc lập kế hoạch phát triển HTTN; Lựa chọn mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình thực hiện QH, phục vụ cho công tác thiết kế, xây dựng HTTN; Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình đầu tư xây dựng HTTN. 2.2.4 Những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng theo QH HTTN Luận án đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản cùng những nguyên tắc chung đối với công tác quản lý xây dựng theo QH HTTN, bao gồm: HTTN phải được xây dựng đồng bộ, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế; phải được thẩm định, thẩm tra; phải có phương án thoát nước tạm, có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi và xây mới đồng bộ các hạng mục thoát nước liên quan; đảm bảo trật tự, an toàn, không ảnh hưởng đến công trình khác khi thi công; nguyên tắc giám sát của các bên liên quan. 2.2.5 Những yêu cầu đối với HTTN tại các ĐDCNT trong quá trình phát triển Luận án tập trung nghiên cứu vào 5 yêu cầu chính đối với HTTN các ĐDCNT trong quá trình xây dựng phát triển, bao gồm: yêu cầu về việc tuân thủ các định hướng trong các đồ án QH đã được duyệt, yêu cầu về kết nối HTTN với hệ thống thuỷ lợi và HTTN bên ngoài, yêu cầu về thu gom XLNT, yêu cầu thoát nước bền vững và yêu cầu về chi phí đầu tư xây dựng. 2.2.6 Một số đặc điểm của các ĐDCNT của đô thị trung tâm 2.2.6.1 Đặc điểm về ngành nghề hoạt động của dân cư 11 2.2.6.2 Đặc điểm về sử dụng đất Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có cơ cấu sử dụng đất (SDĐ) nhìn chung đơn giản, chủ yếu bao gồm 5 loại đất: đất ở, đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh mặt nước, đất phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại điểm dân cư như đã phân loại ở trên mà cơ cấu SDĐ lại có những đặc thù riêng. 2.2.6.3 Đặc điểm về phân bố dân cư Luận án xem xét đặc điểm phân bố dân cư theo vị trí và theo hình thức tổ chức sản xuất. Tuỳ theo vị trí cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất mà các điểm dân cư có thể phân bố tập trung hoặc phân tán. 53, 11% 119, 25% 306, 64% Làng nghề Dịch vụ Thuần nông Hình 2.1: Đặc điểm ngành nghề hoạt động của dân cư Hình 2.2: Dân cư phân bố theo dải Hình 2.4: Dân cư phân bố theo cụm độc lập Dân cư tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có hoạt động nghề nghiệp rất phong phú, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Tỷ lệ cơ cấu ngành nghề được thể hiện như hình 2.1 ở bên. Hình 2.3: Dân cư phân bố tập trung 12 2.2.6.4 Đặc điểm giao thông Mạng lưới giao thông tại khu vực nghiên cứu có đặc điểm chung là có mạng đường dạng xương các hoặc hỗn hợp, mặt cắt đường nhỏ từ 2,5m đến 5m, kết cấu mặt đường bằng BTXM hoặc lát gạch. Mật độ bình quân ước đạt khoảng 0,7 km/km2. 2.2.6.5 Đặc điểm lối sống và hành vi của dân cư đối với HTTN Nhìn chung, lối sống có hình thức sản xuất nhỏ tiểu nông đã ảnh hưởng tới hành vi của người dân đối với HTTN. Người dân tại khu vực nghiên cứu có ý thức chưa cao trong việc xây dựng, vận hành và bảo vệ HTTN. Tuy nhiên mặt tích cực là ngày càng có nhiều người dân nhận thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như lợi ích của các dự án thoát nước. 2.2.7 Phạm vi áp dụng của một số công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam và xu thể quản lý nước thải hiện nay Luận án đã tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đức Hạ về các công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ áp dụng trong điều kiện Việt Nam, để lấy đó làm cơ sở phục vụ cho những đề xuất trong việc lựa chọn công trình xử lý cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội. Luận án cũng tham khảo xu thể quản lý nước thải trên thế giới hiện nay với 5 vấn đề lớn cần giải quyết: Loại bỏ dưỡng chất (đặc biệt là yêu cầu về hàm lượng phốt pho và nitơ trong nước thải); Tiết kiệm năng lượng; Phát triển bền vững; Xử lý chất ô nhiễm mới; Gắn kết cộng đồng. 2.2.8 Ý nghĩa và vai trò sự tham gia của cộng đồng trong QLXD theo QH HTTN tại các ĐDCNT Luận án nghiên cứu ý nghĩa và 6 nhóm vai trò chính sự tham gia của cộng đồng để làm cơ sở đề xuất cho giải pháp QLXD theo QH HTTN tại các ĐDCNT với sự tham gia của cộng đồng ở Chương 3. 2.3 Quản lý Nhà nước về xây dựng HTTN cho các ĐDCNT 2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm hiện có về QLXD HTTN Một số văn bản quy phạm chính được nghiên cứu sử dụng trong Luận án: - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và XLNT; 13 - Hệ thống các Quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước, thuỷ lợi được ban hành bởi các Bộ chuyên ngành; - Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội; - Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND về việc Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội; - Quyết định số 3212/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2013-2015. 2.3.2 Phân cấp QLXD đối với HTTN nông thôn 2.3.3 Định hướng phát triển HTTN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 cho thấy yêu cầu về phát triển HTTN và XLNT cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội là khá cao. Tới năm 2025 sẽ khắc phục toàn bộ tình trạng ngập úng; mạng lưới thoát nước thải được bao phủ ít nhất 50%; 20-30% nước thải sẽ được tái sử dụng... Ngoài ra, các chương trình khác như Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 cũng thể hiện các mục tiêu về xây dựng HTTN nông thôn, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao nhận Hình 2.5: Phân cấp QLXD HTTN nông thôn 14 thức, thay đổi hành vi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khoẻ và chất lượng sống cho người dân nông thôn. 2.3.4 Các đồ án quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung của các đồ án quy hoạch có liên quan, bao gồm: (1) QH chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; (2) QH thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; (3) Một số đồ án QH phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn TP Hà Nội; (4) Các đồ án QH nông thôn mới các xã trên địa bàn TP Hà Nội; (5) Quy hoạch HTTN và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030; (6) Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030. 2.4 Kinh nghiệm QLXD HTTN các ĐDCNT trên Thế giới và ở Việt Nam - Tham khảo kinh nghiệm QLXD HTTN tại Việt Nam: điểm dân cư số 5, xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ; thôn Kiêu Kỵ, xã Kiệu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; thôn Lũng Giang, thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh; - Tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới: thị trấn Orangi, TP Karachi, Pakistan; khu tái định cư ven đô thị trấn Râmgundam, bang Andhara Pradesh, Ấn Độ; khu dân cư vùng ven TP Bayawan, Phillipines và khu nông thôn TP Tân Thái, Trung Quốc. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THOÁT NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Quan điểm và mục tiêu QLXD theo QH HTTN Với mục tiêu đã nêu ở phần trên, Luận án đề xuất một số quan điểm quản lý: QLXD HTTN gắn với việc lập kế hoạch phát triển cụ thể; QLXD HTTN đồng bộ với xây dựng hệ thống HTKT; Lựa chọn giải pháp công nghệ XLNT phù hợp; QLXD với sự tham gia của cộng đồng; Cơ chế chính sách cần khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư HTTN. 3.2 Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội 15 3.2.1 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư làng nghề 3.2.2 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá Từ những đặc thù về phân bố dân cư, ngành nghề hoạt động, điều kiện kinh tế... - Đề xuất áp dụng mô hình thoát nước lộ trình trước mắt là HTTN riêng với nước thải được xử lý theo hình thức phi tập trung. - Xem xét áp dụng một số công trình XLNT cho các điểm dân cư dạng này như: công trình hợp khối bể lọc kỵ khí và hiếu khí kết hợp với bãi lọc trồng cây, hồ sinh học, bể lọc sinh học nhỏ giọt, MBBR Hình 3.2: Mô hình thoát nước điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá - Đề xuất áp dụng mô hình thoát nước lộ trình trước mắt là HTTN nửa riêng với giải pháp xử lý nước thải phi tập trung. - Xem xét áp dụng các công trình XLNT như: bể tự hoại cải tiến với bãi lọc trồng cây, hồ sinh học Hình 3.1: Mô hình thoát nước điểm dân cư làng nghề 16 3.2.3 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã thuần nông 3.2.3.1 Xã thuần nông với các điểm dân cư phân bố tập trung 3.2.3.2 Xã thuần nông với các điểm dân cư phân bố phân tán Đề xuất lựa chọn mô hình thoát nước cho trường hợp này là HTTN với giải pháp XLNT tại chỗ thông qua các bể tự hoại của gia đình hoặc các bể biogas. Với các hộ gia đình có ao, nước thải có thể thoát ra ao để lắng và phân huỷ sinh học. 3.2.4 Tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội Để có thể lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp, Luận án đề xuất 14 tiêu chí để đánh giá. Các tiêu chí bao gồm: (1) Diện tích sử dụng đất; (2) Hiệu quả xử lý nước thải; (3) - Đề xuất áp dụng mô hình thoát nước lộ trình trước mắt là HTTN nửa riêng với giải pháp xử lý nước thải phi tập trung. - Xem xét áp dụng các công trình XLNT như: bể tự hoại cải tiến với bãi lọc trồng cây, hồ sinh học. Với những hộ gia đình có vườn, ao, nước thải sẽ được thu gom về ao để lắng và phân huỷ sinh học Hình 3.4: Mô hình thoát nước điểm dân cư thuần nông phân tán Hình 3.3: Mô hình thoát nước điểm dân cư tập trung thuộc xã thuần nông Nguồn tiếp nhận Giếng tách nước Trạm xử lý nước thải Tuyến cống bao tách nước Hướng thoát nước Ghi chú: Cống thoát nước mưa Cống thoát nước thải 17 Thời gian xây dựng công trình; (4) Mức độ hiện đại, tự động hoá của công nghệ; (5) Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành; (6) Nhu cầu sử dụng năng lượng và nguyên liệu; (7) Khả năng tái sử dụng chất thải; (8) Chi phí đầu tư xây dựng; (9) Chi phí vận hành, bảo dưỡng; (10) Các tác động đối với môi trường cảnh quan; (11) Nguồn nhân lực của các bộ quản lý và vận hành; (12) Khả năng phục hồi hệ thống sau khi bị sự cố mất điện; (13) Tuổi thọ, độ bền của công trình, thiết bị; (14) Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị. Các tiêu chí này được đánh giá bằng cách cho điểm, thang điểm cho mỗi tiêu chí phụ thuộc vào mức độ quan trọng của tiêu chí đó, được tính từ 1 đến 14 điểm. Công nghệ nào có tổng điểm cao hơn nên được xem xét áp dụng. 3.3 Đề xuất một số giải pháp QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội 3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng Hình 3.5: Bộ máy tổ chức cho các điểm dân cư làng nghề 18 3.3.2 Một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong QLXD HTTN cho các ĐDCNT (1) Một số kiến nghị về cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng vào HTTN khu vực nghiên cứu; (2) Cơ chế tạo nguồn lực trong đầu tư xây dựng HTTN khu vực nghiên cứu; (3) Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực quản lý HTTN cho các ĐDCNT khu vực nghiên cứu; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng HTTN. 3.3.3 Quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN 3.3.3.1 Quản lý ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác này: (1) Tập trung trách nhiệm quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN vào đầu mối là phòng Quản lý đô thị huyện; (2) Xây dựng một cơ sở dữ liệu về HTTN với đầy đủ các số liệu thống kê, thông tin về HTTN; (3) Xây dựng hồ sơ quản lý riêng cho các khu vực chưa xác định quy hoạch; (4) Yêu cầu có sự thoả thuận của cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi. 3.3.3.2 Quản lý ở giai đoạn thực hiện đầu tư (1) Quản lý cao độ khi thi công cần tuân thủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là TCVN 9398:2012; (2) Giao trách nhiệm cho phòng Quản lý đô thị kiểm tra công tác kiểm tra cao độ, đấu nối trước khi đưa công trình vào sử dụng; (3) Yêu cầu có xác nhận của đại Hình 3.6: Bộ máy tổ chức các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và các điểm dân cư thuần nông tập trung Hình 3.7: Bộ máy tổ chức cho các điểm dân cư thuần nông phân tán 19 diện Ban giám sát cộng đồng ở mỗi giai đoạn thi công; (4) Hồ sơ hoàn công cần được số hoá và cập nhật vào cơ sở dữ liệu HTTN đã được xây dựng. 3.3.4 Giải pháp phân kỳ đầu tư xây dựng theo QH (1) Đầu tư xây dựng các công trình đầu mối ở hạ lưu rồi tới thượng lưu, ưu tiên công trình chính rồi đến công trình phụ trợ; (2) Tập trung xây dựng các trạm xử lý phi tập trung để giải quyết vấn
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_xay_dung_theo_quy_hoach_he_thong_tho.pdf