Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 23/08/2024 290
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm khai thác hiệu qủa khu vực ven sông trong các đô thị Duyên Hải Trung Bộ
Tính bất quy luật là do nhu cầu khai thác chủ quan của nhà đầu tư. Dự đoán được xu hướng 
phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội dọc 2 bên bờ sông, quản lý mang tính tổng thể, thống nhất 
của cơ quan quản lý nhà nước sẽ hạn chế những tác động xấu nảy sinh.Tổ chức KTCQ ven 
sông phải tuân các quy luật khách quan của sự phát triển đô thị. KTCQ ven sông là sự phản 
ánh mức độ văn minh và phát triển của đô thị, là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho bản sắc đô 
thị. Tuy nhiên, đầu tư phát triển KTCQ ven sông liên quan tới quyền lợi của nhiều đối tượng 
vì dự án đầu tư xuất phát vì lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó sự chia sẻ lợi ích với cộng đồng 
luôn là một vấn đề quan trong các dự án phát triển KTCQ bền vững, để làm sao các dự án 
phát triển KTCQ luôn đáp ứng được 3 v ấn đề: kinh tế - môi trường – xã hội. Lưu ý đến các 
dạng đầu tư: Đầu tư của nhà nước(vì công ích.), đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất 
động sản và du lịch (vì lợi nhuận), đầu tư xã hội hóa KGVS (vì công bằng trong sinh kế). 
Phân tích cho thấy, việc lựa chọn nhà đầu tư, hình thức đầu tư cho từng vùng đất ven 
sông khác nhau phải thỏa mãn sự công bằng giữa lợi nhuận của nhà đầu tư, lợi ích công đồng 
và công bằng trong sinh kế. 
TCKT không gian ven sông cần đến nhiều yếu tố có giá trị phải được bảo vệ và bảo tồn 
bởi cảnh quan tự nhiên được thiên nhiên ban tặng, không bao giờ có thể làm lại nếu đã làm 
hỏng, là các giá trị văn hóa sẽ biến mất khi các không gian cảnh quan mới xuất hiện.... 
Sông Hương sẽ mất đi vẻ thơ mộng nếu có thêm nhiều khách sạn... Chúng ta sẽ không 
nhìn thấy núi Ngự và cồn Hến nếu Huế phát triển thêm những giá trị mang tính nhân tạo, áp 
đặt. Nếu ở Đà Nẵng, chúng ta không thấy bán đảo sơn Trà, dãy núi sinh thái Bà Nà và Ngũ 
Hành Sơn....liệu chúng ta có còn tìm thấy bản sắc của Đà Nẵng? Những câu hỏi đó chính là 
tiền đề cho các giải pháp tổ chức không gian KTCQ hiệu quả cho khu vực ven sông các đô thị 
TB. 
12 
 2.2.2.3. Tiềm năng du lịch của không gian ven sông 
 Tiềm năng du lịch của không gian ven sông được biểu hiện bằng các tài nguyên có thể 
khai thác cho kinh tế du lịch, gồm tài nguyên thiên nhiên như các dòng sông sạch và đẹp,..; 
tài nguyên nhân văn như các hoạt đông cộng đồng, văn hóa, xã hội;.. và tài nguyên kiến 
trúc như các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc hoặc hiện đại độc đáo...Tuy nhiên 
những tiềm năng này sẽ được quản lý và khai thác như thế nào ? trong ngắn hạn hay dài hạn, 
hướng tới sự bền vững ...? sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các mô hình khai thác du lịch được cụ 
thể hóa trong các giải pháp tổ chức KTCQ không gian ven sông 
 2.2.2.4.Tác động của kinh tế du lịch lên TCCQ KGVS 
Ai cũng rõ “nguyên lý của thị trường là cạnh tranh” và luôn có đặc tính “ tự do tham 
gia” dưới sự kiểm soát thích ứng nhất của luật được thể chế hóa. Tính cạnh tranh trong thị 
trường liên quan đến các nhà đầu tư và giá cả. Kinh tế du lịch là một dạng kinh tế dịch vụ, do 
đó các sản phẩm của du lịch cũng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường du lịch trong nước và 
quốc tế. CQTN ven sông chảy qua các đô thị TB có nhiều nét tương đồng, do đó nếu không 
có những sản phẩm du lịch độc đáo sẽ không lôi cuốn được khách du lịch. 
KTCQ KGVS được tạo nên hiện nay chứa đựng nhiều các sản phẩm phục vụ du lịch, có 
thể nói đó là các cơ sở hạ tầng du lịch ven sông đã tạo nên hình ảnh KTCQ ven sông. Những 
khác biệt của sản phẩm cần được khai thác từ các yếu tố văn hóa địa phương, hệ sinh thái đặc 
thùtạo hình ảnh đặc trưng và các hoạt động văn hóa mang tính bản sắc địa phương. Như 
vậy nếu muốn có những sản phẩm du lịch mang tính bản sắc của địa phương, điều quan trọng 
là việc phát triển KTCQ phải dựa vào tài nguyên văn hóa và tài nguyên sinh thái tự nhiên. 
Điều này dẫn đến việc cần phải bảo vệ các giá trị mang tính bản sắc đó. Đây cũng chính là cơ 
sở để đưa ra các vùng bảo tồn và phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế du lịch 
Luận án đã thống kê các hoạt động chức năng thường được khách du lịch sử dụng và 
liệt kê các điểm thăm quan gắn với các lễ hội của các không gian ven sông (đoạn được đề tài 
khảo sát, nghiên cứu). Những thống kê này là tiền đề cho việc hình thành các dự án phát triển 
hạ tầng du lịch, và qua đó sẽ giúp hình thành hình ảnh KTCQ.KGVS hiệu quả, phù hợp với 
nhu cầu của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế . Đối với 
KGVS các đô thị mới phát triển như Đồng Hới, Đông Hàsau khi xác định được việc quy 
hoạch hạ tầng kỹ thuật ven sông, cần tập trung xây dựng hình ảnh mong muốn cho KTCQ 
hiệu quả . Đối với đô thị trẻ, năng động như Đà nẵng, KTCQ tuơi trẻ, hiện đại đang là sức 
hút. Hiện tượng phát triển nhanh, “nóng” thường chỉ quan tâm tới hình thức và hiệu quả kinh 
tế, do đó chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn. Còn nếu xét dài hạn, sẽ có nhiều vấn đề khác sau 
này có thể phải khắc phục hậu quả. 
2.2.2.5. Nhà đầu tư và các dự án phát triển 
Nhà đầu tư và các dự án phát triển trong tổ chức KTCQ không gian ven sông còn được 
thể hiện ở khả năng tiếp cận không gian ven sông.CQ tự nhiên ven sông luôn thay đổi cho phù 
hợp với sự phát triển KTXH. Để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, nâng cao chất lượng hạ 
tầng du lịch, KTCQ ven sông được hình thành trên cơ sở mong muốn đầu tư của các nhà đầu 
tư. KTCQ mới, hiện đại ven sông không chỉ là phép cộng của các dự án phát triển ven sông. 
Vì thế, thiếu tính thống nhất về hình thức, thiểu tính hiệu quả về lâu dài là nhược điểm chung 
của tổ chức KTCQ ven sông các đô thị TB. Thực tế cho thấy KTCQ hiện nay chưa có định 
hướng giúp các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm phát triển KTCQ hiệu quả. 
 2.2.3. Ảnh hƣởng của hệ thống giao thông và phát triển KTCQ không gian VS 
 Hiện nay, trên nhiều tuyến sông, việc khai thác 2 bên bờ sông diễn ra không đồng đều, 
do sự phát triển thiếu cân đối của 2 bờ. Du lịch trên sông nước với sự xuất hiện của các nút 
giao thông tích hợp đa chức năng sẽ kích thích sự phát triển của cảnh quan mới ven sông và từ 
đó góp phần làm cho các mô hình kinh tế du lịch càng có thêm cơ hội phát triển. 
 Thực tế cho thấy việc xác định các tuyến giao thông dọc theo 2 bờ sông có ảnh hưởng 
mạnh nhất tới KTCQ khu vực ven sông. Các tuyến giao thông trên sông như tầu thủy, cano, 
thuyềncần xác định các bến đỗ hợp lý, có thể tích hợp với các bến giao thông đường bộ, có 
13 
khả năng tích hợp thành các nút giao thông thủy – bộ, tạo thuận lợi cho tiếp cận các điểm du 
lịch ven sông, giúp hình thành các “ nút “ trong tổ chức KTCQ ven sông. 
 Trên cơ sở các phân tích trên cho thấy nhà quản lý có thể định hướng phát triển KTCQ 
KGVS thông qua việc cung cấp HTKT và tạo cơ chế hình thành các cực phát triển để thu hút 
các nhà đầu tư cùng tổ chức, phát triển cảnh quan mới ven sông trên nguyên tắc phát triển 
hiệu quả tương xứng với giá trị địa điểm. Việc tạo ra các “nut” cũng đồng thời là tạo ra sức 
hút hình thành và phát triển cảnh quan mới chung quanh khu vực nút, thu hút phát triển du 
lịch. Do đó việc lựa chọn địa điểm để phát triển các nút cần phải tính tới khả năng ảnh hưởng 
của “nút” tới hệ sinh thái cũng như cảnh quan văn hóa có giá trị cần bảo tồn. 
 2.2.4. Ảnh hƣởng của cơ cấu sử dụng đất tới tổ chức KTCQ không gian VS 
Chính các cơ cấu sử dụng đất đã quyết định vị thế, hay giá trị của địa điểm. Đất trung tâm, đất 
cây xanh công viên, đất có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, ổn định luôn thì giá trị bất 
động sản cao hơn nhiều lần so với các khu vực được dành làm KCN, đất lâm nghiệp, hay 
nông nghiệpTheo lý thuyết chất lượng và vị thế, giá trị bất động sản luôn phụ thuộc vào vị 
thế của địa điểm, trong khí đó vị thế của địa điểm được hình thành xung quanh các cực phát 
triển của đô thị. Những phân tích trên cho thấy: Để tổ chức KTCQ KGVS có hiệu quả, cần có 
một quan điểm hệ thống, tổng thể cho toàn bộ tuyến ven sông, thông qua việc xác định các 
cực phát triển trực tiếp và gián tiếp của KGVS. Phân tích cũng cho thấy, mối quan hệ giữa 
cực phát triển của KTCQ không gian ven sông với cực phát triển của đô thị, từ đó cho thấy 
cần lựa chọn các dự án phát triển KTCQ ven sông trong mối quan hệ với vị thế của địa điểm 
trong đô thị. 
 2.2.5. Yếu tố văn hóa - xã hội 
 2.2.5.1.Yếu tố văn hóa 
Yếu tố văn hóa là sự biểu đạt mối quan hệ giữa con người với nhau, con người với thiên 
nhiên và với thần thánh. Các quan hệ này được chuyển hóa vào không gian, hình thành 
KTCQ. Yếu tố văn hóa phản ánh nhu cầu của con người, còn nhu cầu lại được đáp ứng thông 
qua sự hình thành KTCQ. Còn các yếu tố văn hóa của không gian ven sông được biểu hiện 
thông qua các hoạt động trong KGVS như các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ 
dưỡng, lễ hội. 
Tính văn hóa đồng thời cũng là yếu tố tạo dựng bản sắc đô thị. Tuy nhiên, thời gian gần 
đây, các hoạt động kinh doanh du lịch đã hình thành các KGCQ mới, chỉ phục vụ cho các du 
khách có thu nhập, dẫn đến việc khu biệt hóa các loại hình KTCQ làm giảm dần các loại hình 
không gian KTCQ có tính cộng đồng và tính xã hội cao. 
Văn hóa được hình thành bởi các hoạt động của con người, nói cách khác chính văn hóa 
đã giúp hình thành các cảnh quan hoạt động, làm tiền đề cho tổ chức KTCQ. Vì vậy, nếu chỉ 
đầu tư cho một thành phần xã hội có thu nhập , cũng đồng nghĩa với việc giảm đi tính đa 
dạng, tính bản sắc của KTCQ. 
 2.2.5.2. Yếu tố xã hội 
 Yếu tố xã hội là sự biểu đạt nhu cầu và khả năng sử dụng dịch vụ của con người tại mỗi 
vùng được chuyển hóa vào không gian, hình thành KTCQ. Về cơ bản, đối tượng đại diện cho 
việc khảo sát các dòng sông chảy qua đô thị duyên hải TB của đoạn nghiên cứu là các yếu tố 
xã hội ven sông Hàn, Nhật Lệ,và sông Hương. Tại đây cũng đại diện cho các mức thu nhập 
khác nhau của người dân địa phương và khách du lịch..Ngoài ra luận án cũng đề cập đến các 
yếu tố và đặc điểm dân cư, các yếu tố khách du lịch, và yếu tố về sự phát triển trình độ kỹ 
thuật... 
 Yếu tố xã hội trong tổ chức KTCQ ven sông còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận 
không gian ven sông của các tầng lớp xã hội, cũng như sự công bằng trong chia sẻ quỹ tài 
nguyên thiên nhiên này. Nhìn chung yếu tố xã hội là yếu tố biểu đạt nhu cầu và khả năng đáp 
ứng các nhu cầu của con người, là phản ánh sự công bằng trong tiếp cận không gian và nguồn 
tài nguyên ven sông. Vì vậy KTCQ hướng tới chất lượng sống của con người sẽ phải thỏa 
mãn những điều kiện nêu trên mới có thể trở thành KTCQ hiệu quả 
2.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả KTCQ không gian ven sông khu vực đô thị 
14 
2.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả về không gian KTCQ ven sông 
 Xác định các vấn đề cần đánh giá như: Tham khảo hệ thống tiêu chí đánh giá các vấn 
đề tương tự hoặc liên quan trong các tài liệu, văn bản pháp lý được ban hành liên quan tới 
KTCQ và thiết lập các cơ sở để đánh giá giá trị nguồn lực đầu vào của KTCQ... 
- Phương pháp đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan ven sông như: + lập 
phiếu điều tra, + Lựa chọn các chuyên gia, + Tổng hợp phiếu và + Tính trọng số và Các 
nhóm tiêu chí đánh giá địa điểm tổng hợp - giá trị nguồn lực đầu vào của tổ chức KTCQ 
ven sông. 
Lý thuyết về hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để xác định tính hiệu quả của KTCQ không gian ven 
sông.Vì vậy, luận án sẽ đưa ra các phương pháp đánh giá không gian KTCQVS cũng như 
tổng hợp các cơ sở đánh giá hiệu quả. 
2.3.2. Tổng hợp cơ sở đánh giá hiệu quả 
 Giá thành của đất đai ven sông được phép cho nhà đầu tư thuê dài hạn, không phản ánh 
hết giá trị của nó, vì vậy cần có các tiêu chí đánh giá giá trị của địa điểm thay cho chỉ đánh giá 
giá trị của đất đai. Xuất phát từ quan điểm đó, luận án mong muốn sử dụng các tiêu chí đánh 
giá giá trị đầu vào tổng hợp để làm rõ hơn, chính xác hơn tính hiệu quả của các giải pháp tổ 
chức không gian KTCQ khu vực ven sông. 
 Sơ đồ xác định tính hiệu quả của KTCQ 
2.4. Cơ sở pháp lý 
2.4.1. Hệ thống văn bản 
 Luận án dựa vào hệ thống văn bản liên quan: -Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Ngày 
18/06/2014 của Quốc hội khóa XIII;- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 
17/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp 5;-Luật 
đất đai 45/2013/QH13;-Luật đê điều 79/2006/QH11;Luật Du lịch số 44/2005/ QH 11, và đáng 
kể nhất là QĐ 3455/ QĐ- BVHTTDL về xây dựng chiến lược du lịch đến 2020;- Nghị định số 
38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan 
đô thị 
2.4.2. Các quyết định và quy định của địa phƣơng 
Ngoài ra luận án cũng nghiên cứu các Quyết định và Quy định của địa phương : các văn 
bản định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương and quy hoạch chung và quy hoạch 
chi tiết phát triển không gian đô thị các địa phương tại địa bàn nghiên cứu đến 2030. 
2.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong nƣớc và quốc tế 
2.5.1. Trong nƣớc 
 KTCQ không gian VS trong mối quan hệ với đô thị: cấu trúc không gian, kinh tế đô thị, 
cảnh quan và bản sắc đô thị, môi trường sinh thái đô thị. Xu hướng kết hợp trong đô thị dựa 
15 
trên HTKT xám kết hợp HT xanh. Sự phát triển của KTCQ không gian VS phụ thuộc vào sự 
phát triển của hệ thống HTKT ven sông. Phát triển KTCQ không gian VS là quá trình vừa 
phát triển, vừa bảo tồn, do đó việc chọn lọc và phát triển các dự án VS luôn cần có sự quản lý 
và giám sát hiệu quả của các cơ quan liên quan. Những khiếm khuyết cơ bản của tổ chức 
KTCQ không gian ven sông trong các đô thị duyên hải Trung bộ là sự manh mún, thiếu tính 
đồng bộ, thiếu tính liên tục, tính hệ thống và sự gắn kết với cảnh quan thiên nhiên chung 
quanh sông cũng như với cảnh quan đô thị hiện hữuhạn chế khả năng đóng góp thẩm mỹ 
cho bản sắc đô thị. Về phương diện xã hội, KTCQ không gian ven sông có xu hướng thu hút 
các tầng lớp xã hội có mức thu nhập khá và cao, dẫn đến làm giảm tính đa dạng văn hóa trong 
KTCQ không gian ven sông 
2.5.2. Kinh nghiệm quốc tế 
 Xu hƣớng tổ chức KTCQ KGVS: Khảo sát KTCQ KGVS các nước tiên tiến trên thế 
giới và qua các nguồn tài liệu [5], [29],[8] [12],[14][28], [48], [84], [95] trong Luận án, cho 
thấy các xu hướng: 
 + Xu hướng dành “đất” cho “nước” là xu thế chủ đạo thay vì xu hướng dành “ đất” từ 
“ nước” như trước đây. 
 + Xu hướng tích hợp đa dạng hóa các hoạt động tại không gian mở ven sông để 
chuyển từ không gian mở thuần túy sang không gian công cộng, tăng cường sức sống và sự 
sôi động cho KGVS, tăng cường hiệu quả sử dụng đất. 
 + Xu hướng kết nối KTCQ KGVS với hệ thống không gian mở đô thị nhằm hướng tới 
tạo lập hạ tầng sinh thái. 
 + Xu hướng kết nối không gian mở công cộng trong đô thị bằng các giải pháp tổ chức 
KTCQ với tâm điểm là KGVS, hướng tới tạo dựng bản sắc đô thị. 
 + Xu hướng bảo tồn thiên nhiên, văn hóa KGVS là thước đo sự phát triển bền vững. 
 + Khu vực nào có hạ tầng kinh tế phát triển, gần trung tâm đô thị, khu vực đó có KTCQ 
phát triển mạnh. 
16 
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH 
QUAN VEN SÔNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ TRUNG BỘ. 
Để quá trình đô thị hóa các đô thị ven sông TB không rơi vào tình trạng mất kiểm soát 
trong phát triển, nhất là KGVS chảy qua đô thị - khu vực chịu tác động mạnh nhất từ mọi 
hướng: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, thẩm mỹ...cần có một quan điểm phát triển rõ 
ràng, phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ trong quy hoạch phát triển đô thị hiện đại trên thế 
giới. 
3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông 
3.1.1. Quan điểm: 
 - Quan điểm 1: Tổ chức KTCQ ven sông dung hòa được các lợi ích kinh tế của chủ đầu 
tư, nhà quản lý và lợi ích cộng đồng xã hội. 
 - Quan điểm 2: Tổ chức KTCQ ven sông trên cơ sở đảm bảo giá trị tổng hợp của địa 
điểm thay cho giá trị của đất đai, gìn giữ tài nguyên tự nhiên, môi trường, vì mục tiêu phát 
triển bền vững. 
 - Quan điểm 3: Tổ chức KTCQ không gian ven sông là một trong những giải pháp 
thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đô thị duyên hải TB. 
KTCQ không gian ven sông là thành phần quan trọng nhất của lưu vực trong đô thị 
 - Quan điểm 4 : Tổ chức KTCQ không gian ven sông là một giải pháp kết nối hạ tầng 
kỹ thuật, hệ thống không gian mở công cộng và hạ tầng xanh. 
KTCQ không gian ven sông là một hệ thống, do đó sự biến đổi của bất cứ thành phần 
nào cũng sẽ ảnh hưởng tới thành phần còn lại. Trong trường như vậy, KTCQ hiệu quả là 
KTCQ cho phép khai thác có lợi nhất của tổng thể các mối quan hệ cấu thành KTCQ không 
gian ven sông. 
 - Quan điểm 5 : KTCQ không gian ven sông là một hoạt động vừa bảo tồn và vừa phát 
triển, do đó việc phát triển kinh tế thông qua giải pháp tổ chức KTCQ cần phải tính đúng và 
đủ yếu tố nguồn lực đầu vào trong mối quan hệ với kết quả giúp cân bằng các giá trị, hướng 
tới một giải pháp KTCQ hiệu quả. 
- Quan điểm 6 : KTCQ không gian ven sông là yếu tố quan trọng giúp tạo lập bản sắc 
đô thị: chính các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên của không gian ven sông sẽ là các yếu tố 
tạo lập bản sắc không chỉ cho KTCQ ven sông mà còn cho cả đô thị. 
3.1.2. Nguyên tắc: 
- Nguyên tắc đáp ứng hiệu quả đầu tư tổng hợp: Tổ chức KTCQ không gian ven sông 
là một hoạt động phát triển kinh tế. Do đó, các giải pháp tổ chức KTCQ cần tuân theo nguyên 
tắc đáp ứng hiệu quả đầu tư tổng hợp, nghĩa là kết quả đạt được của KTCQ phải hợp lý với 
nguồn lực đầu tư ban đầu gồm kinh tế-môi trường-VHXH 
 - Nguyên tắc phát triển KTCQ mới, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường 
 - Nguyên tắc đa chức năng, đa mục đích : Phát triển KTCQ hiệu quả KGVS trên cơ sở 
kết nối các chức năng hoạt động nhằm đạt được đa mục đích. 
 - Nguyên tắc giảm mật độ xây dựng, nâng cao hệ số sử dụng đất : Nguyên tắc này 
nhằm hướng tới việc sử dụng đất ven sông một cách hiệu quả, có khả năng thu hút đầu tư 
cao...đây cũng là nguyên tắc giúp giảm bớt không gian xây dựng, tăng cường không gian mở 
cho các hoạt động cộng đồng và bảo vệ cảnh quan tự nhiên hiện hữu. 
- Nguyên tắc kết nối hạ tầng tổng hợp:kỹ thuật, hạ tầng xanh, không gian mở: Việc 
kết nối các thành phần này cho phép tạo ra sức sống cho cảnh quan ven sông và ngược lại, 
cảnh quan ven sông tạo ra sức sống mới cho các không gian mở công cộng trong đô thị. 
- Nguyên tắc lấy cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa có giá trị làm nền chủ đạo: 
Nguyên tắc này cần thiết nhằm giữ gìn và tạo bản sắc cho KTCQ KGVS của đô thị. 
- Nguyên tắc tích hợp cảnh quan hoạt động theo hướng cộng sinh: Nhằm thỏa mãn 
nhiều nhu cầu khác nhau trên cùng một địa điểm, hướng tới giảm thời gian di chuyển song 
các nhu cầu xã hội vẫn được đáp ứng thuận lợi. Các dự án phát triển cảnh quan cần được lựa 
17 
chọn tập trung trên cùng một địa điểm với các hoạt động chức năng có thể bổ sung cho nhau 
và với mật độ cao, tránh tình trạng phát triển phân tán trên toàn tuyến của KGVS, gây lãng 
phí tài nguyên. 
3.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá KGKT cảnh quan hiệu quả cho các đô thị DH 
 KTCQ hướng tới hiệu quả kinh tế tổng hợp, được lượng hóa bằng giá trị nguồn lực đầu 
vào trong mối quan hệ với kết quả mong muốn. 
Để xác định được hiệu quả dự án phát triển KTCQ ven sông, trước hết cần xác định giá 
trị địa điểm hoặc khu vực sẽ phát triển (G), sau đó xác định giá trị của KTCQ mới được phát 
triển trên địa điểm hoặc khu vực đó (K). 
Sử dụng công thức H = K/G , trong đó H là hiệu quả, K là mục tiêu cần đạt được, G là giá 
trị của địa điểm khi chưa phát triển. H >1 nghĩa là KTCQ có hiệu quả, H càng lớn, hiệu quả 
đạt được trên địa điểm càng cao, nghĩa là giá trị cảnh quan mới được hình thành trên địa điểm 
phải có giá trị cao hơn giá trị địa điểm lúc ban đầu, khi đó KTCQ mới được hình thành sẽ là 
KTCQ hiệu quả (KTCQHQ). Để biết được K, chúng ta căn cứ vào các tiêu chí giá trị địa điểm 
đã được lượng hóa. 
Trên cơ sở các mức giá trị cao, trung bình, thấp sẽ tương ứng với A, B, C như đã được 
lập ở chương 2. 
Bảng 3.1. Kết quả mô hình từ mức đánh giá 
A = 75 – 100 điểm VTKT CQMT VHXH Định hƣớng TC KTCQ 
A-các thành phần 
trong cơ cấu điểm 
không chênh lệch 
nhiều 
+++ +++ +++ TC KTCQ KGVS theo 
hướng phát triển đan xen cảnh 
quan hiện trạng 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_kien_truc_canh_quan_nham.pdf
  • pdfSUMMARY THE THESIS Le Thi Ly Na.pdf