Luận án Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long

20 đến 30%; montmorinolit từ 10 đến 20%. Tập hợp Bào tử phấn hoa đặc trưng gồm các loài ưa mặn cùng với phấn hoa nước ngọt gồm: Phragmite communis, Cynodon dactylon, Typha sp., 49 Cyathea sp., Pinus sp.,... Các dạng tảo nước mặn và nước lợ gồm: Coscinodiscus asteromphalus, Coscinodiscus curvatulus, Coscinodiscus lineatus, Coscinodiscus radiatus, Cyclotella stylorum.... Các di tích Trùng lỗ hiếm gặp trong trầm tích. + Trầm tích nguồn gốc sông - biển - đầm lầy (ambQ23cl) Trầm tích nguồn gốc sông-biển-đầm lầy hệ tầng Cửu Long (ambQ23cl) phân bố ở khu vực trũng thấp ngay cửa sông và gần đường bờ biển hoặc ở các cù lao giữa cửa sông với diện tích nhỏ. Ở khu vực Cửa Tiểu, Cửa Đại, cửa Ba Lai và cửa sông Hàm Luông chúng phân bố rải rác ở hai bên bờ với diện lộ hẹp, bề dày từ 2- 3m. Thành phần là cát, bột, sét màu xám đen có chứa tàn tích thực vật và vỏ sò ốc. Hàm lượng sét từ 23,31% đến 53,64%, hàm lượng bột từ 47,48% đến 17,66%, hàm lượng cát từ 21,94% đến 29,54%; Kích thước hạt trung bình dao động từ 0,006-0,039mm; hệ số đối xứng Sk = 0,16 – 0,46; hệ số chọn lọc trung bình đến kém (So = 2,0-3,57). Trầm tích chứa di tích tảo Diatomae: Nitzschia sicula; Cyclolella stylorum; Thalassiosira decipiens; Paralia sulcata; Actinella brasiliensis; Cymbella lanceolata; Cocconeis placentula; bào tử phấn: Polypodium sp. ; Cyathea sp.; Nypa sp.; Acanthus sp.; Pinus sp.; Rhizophora sp., Acrostichum sp.; và vi cổ sinh: Operculina sp.; Amphistegina madagascariensis; Cellathus craticulatus; Masselma sp.;Trochammina sp.; Quinqueloculina crenata. + Trầm tích nguồn gốc sông - đầm lầy (abQ23cl) Trầm tích nguồn gốc sông-đầm lầy hệ tầng Cửu Long (abQ23cl) vùng nghiên cứu lộ ra ngay trên bề mặt, có diện phân bố hẹp và ít phổ biến trong vùng nghiên cứu. Diện lộ duy nhất trên bản đồ vùng nghiên cứu nằm ở ven sông Hậu ở khu vực bãi Sào Sắt thuộc huyện Trà Cú, nơi trũng thấp và có nhiều kênh rạch như rạch Chà Và, rạch Vàm Buôn Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật. 50 Trầm tích chứa các dạng Bào tử phấn hoa gồm: Coniogramme sp., Polypodiaceae gen. indet., Nyphar sp., Morus sp.,. Các hóa thạch Tảo nước ngọt cũng gặp khá nhiều trong trầm tích, như: Aulacosira granulata, Cymbella affinis, Eunotia sp.. + Trầm tích nguồn gốc aluvi (aQ23cl). Trầm tích nguồn gốc sông hệ tầng Cửu Long (aQ23cl) khu vực nghiên cứu chủ yếu là các bãi bồi ven sông hoặc các cù lao giữa sông và trầm tích lòng sông của hệ thống sông Cửu Long với thành phần chủ yếu là cát, cát bột và bột sét. Mặt cắt trầm tích bãi bồi của sông Tiền và sông Hậu gồm 2 lớp: - Lớp 1: sét, bột, cát xám nâu, xám vàng dày 0,6-2m. Trong đó sét chiếm: 70-80%; bột: 20-30%; cát: 1-2%. - Lớp 2: bột sét pha cát màu xám nâu gụ, trong đó bột: 55-60%; sét: 40- 45%; cát hạt mịn: 3-5%, dày 1-2,5m. Trầm tích chứa tập hợp Bào tử phấn hoa: Lycopodium sp., Sphagnum sp., Cupressus sp., Pinus sp., Cedrus sp., Melia sp., Taxodium sp., Morus sp.... Trầm tích vùng gần cửa biển có một vài dạng Bào tử phấn hoa nước mặn: Acrostichum sp., Acanthus sp.. - Tổng bề dày của hệ tầng Cửu Long từ 2 m đến 11,6 m. - Hệ tầng Cửu Long xếp vào tuổi Holoxen muộn. - Trầm tích hệ tầng Cửu Long phủ chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Hậu Giang tuổi Holoxen giữa (Q22hg). 51 Hình 2.2. Cột địa tầng tổng hợp Holoxen vùng nghiên cứu 52 Hình 2.3. Sơ đồ địa chất Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long 53 2.2.2. Kiến tạo Vùng nghiên cứu chiếm một diện tích nhỏ ở cánh tây bắc(TB) của bồn trũng Cửu Long. Bồn trũng Cửu Long hình thành trên móng vỏ lục địa tuổi MZ bị phá và được khống chế bởi hai hệ đứt gãy có phương đông bắc – tây nam (ĐB – TN) và tây bắc – đông nam (TB – ĐN). Về cấu trúc, bồn trũng Cửu Long có cấu tạo hai tầng: - Tầng móng là các thành tạo đa nguồn gốc tuổi trước Kainozoi, chúng lộ ra ở những khối nâng (khối nâng Côn Sơn, khối nâng Đồng Nai-Vũng Tàu và khối nâng Corat-Natuna). Tại vùng nghiên cứu các thành tạo tầng móng chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan. - Tầng phủ bao gồm các thành tạo Kainozoi có bề dày trên 2.000 m. 2.2.2.1. Các hệ thống đứt gãy và cơ chế hoạt động Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi khống chế của 3 đứt gãy sâu: đứt Thuận Hải - Minh Hải, đứt gãy sông Hậu và đứt gãy Sông Sài Gòn. Ba đứt gãy này hoạt động mạnh trong Kainozoi và đã chia khu vực ra 3 khối kiến trúc: khối nâng Đồng Nai - Vũng Tàu, khối sụt Sông Hậu - Sông Tiền và khối nâng sụt Đông Nam [15]. • Đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải Đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải có độ sâu xuyên cắt 60km, kéo dài từ Phan Thiết đến Cà Mau theo hướng ĐB-TN. Đứt gãy được xác định bằng tài liệu địa vật lý, đứt gãy cắm về ĐN với góc dốc 700. Đứt gãy được hình thành vào đầu Kainozoi và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành bể Cửu Long. Trong hiện đại, đứt gãy chuyển động theo cơ chế trượt bằng trái và ghi nhận được một số chấn tâm động đất: năm 1990 với M= 2,3; năm 1990 với M= 3,7, cách Vũng Tàu 20 km về phía nam. 54 • Đứt gãy Sông Hậu Đứt gãy Sông Hậu hình thành vào đầu Kainozoi, phát triển theo hướng TB – ĐN, dài trên 1000 km, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam dài 350 km. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy đạt tới 50-60km. Đứt gãy cắm về ĐB với góc dốc 70-800. Dọc đứt gãy có biểu hiện hoạt động nước khoáng có nhiệt độ 31-37,50C (Cái Vôn 37,50C; Cầu Kè 310C; Mỹ Thới 360C). Động đất quan sát được với magnitude nhỏ hơn 4 độ richter. Trong hiện đại, đứt gãy chuyển động theo cơ chế trượt bằng phải. Đứt gãy Sông Hậu đã ảnh hưởng đến quá trình lắng đọng trầm tích. Bề dày trầm tích giữa hai cánh trong Neogen muộn có sự phân dị rõ rệt, cánh TN hệ tầng Năm Căn (N22nc) dày 60m trong khi cánh ĐB bề dày đạt 107m. Trong Đệ tứ, hoạt động của đứt gãy Sông Hậu cũng thể hiện rõ cụ thể là cánh TN sụt lún yếu, bề dày trầm tích Đệ tứ đạt độ sâu 160m tại lỗ khoan HG1 và 162m tại lỗ khoan LK99-I; bề dày trầm tích Đệ tứ tại cánh ĐB (ĐB) lớn hơn, tại lỗ khoan LK214A đạt 276m, tại lỗ khoan lỗ khoan LK99-II đạt 270m. Mặt khác, trong hiện đại dọc đứt gãy Sông Hậu ở cửa Trần Đề và cửa Định An cũng thể hiện sự khác biệt. Cửa Định An bị khoét đáy mạnh mẽ hơn cửa Trần Đề, có lẽ liên quan đến sự sụt lún mạnh ở cửa Định An. • Đứt gãy Sông Sài Gòn Đứt gãy Sông Sài Gòn phát triển theo hướng TB-ĐN, độ sâu xuyên cắt đạt 20km, cắm về phía TN với góc dốc 60-800. Mặt Moho ở cánh ĐB sâu 32km, ở cánh TN sâu 29 - 30 km. Đứt gãy là ranh giới giữa địa khối Sông Hậu - Sông Tiền. Trong Kainozoi, cánh ĐB nâng còn cánh TN sụt lún. Đứt gãy Sông Sài Gòn hoạt động mạnh trong Đệ tứ tạo ra các bậc thềm, có dị thường khí Radon và xảy ra động đất trong hiện tại. Đứt gãy Sông Sài Gòn thể hiện tính sụt bậc rõ giữa hai cánh. Ở cánh TB đáy của Đệ tứ ở độ sâu 116 m và 118 m, trong khi đó ở cánh TN 55 ở độ sâu 220 m và 234 m. Đứt gãy này ảnh hưởng lớn đến quá trình lắng đọng trầm tích trong Kainozoi: trầm tích Neogen mỏng, nằm trên mặt bào mòn của phức hệ granit Đèo Cả ở độ sâu 152 m. Trong khi đó trầm tích Neogen ở cánh TN dày và đang sụt sâu trên 1.000 m. Trong pha hiện đại (Plioxen-Đệ tứ), nhiều tác giả cho rằng chúng chuyển động theo cơ chế trượt bằng phải. Ngoài 3 đứt gãy khống chế các khối kiến trúc còn có sự phát triển của các đứt gãy theo hướng TB-ĐN và ĐB-TN, gồm các đứt gãy sau: • Đứt gãy Sông Cung Hầu Đứt gãy Sông Cung Hầu phát triển theo hướng TB-ĐN. Trong Neogen, cánh ĐB nâng tương đối so với cánh TN, điều đó thể hiện rõ: bề dày hệ tầng Cần Thơ (N21ct) ở cánh ĐB đạt 40 m trong khi đó ở cánh TN đạt 150 m. Dọc theo đứt gãy, sát hai bên đứt gãy mặt đáy trầm tích Đệ tứ sụt đạt 300m tại lỗ khoan LK4 và 280m tại lỗ khoan 22MC. Trong Holoxen, cánh TN bề dày đạt 24,5m còn cánh ĐB đạt 44,5m. Trong hiện đại, cũng như các đứt gãy khác thuộc hệ TB-ĐN, đứt gãy Sông Cung Hầu chuyển động theo cơ chế trượt bằng phải. Ngoài ra, trong hiện đại tại cửa sông Cung Hầu quá trình khoét đáy tại cửa sông hình thành phễu đang diễn ra mạnh. * Đứt gãy Cà Mau - Bảo Lộc Đứt gãy Cà Mau - Bảo Lộc phát triển theo hướng ĐB-TN, cắm về TB, độ sâu xuyên cắt đạt 35km. Bề dày trầm tích tuổi Neogen ở hai bên cánh đứt gãy có sự phân dị lớn: ở cánh ĐN của đứt gãy bề dày hệ tầng Cần Thơ (N21ct) đạt 50m, trong khi đó ở cánh TB đạt 140m. 56 Trong Đệ tứ, cánh ĐN sụt lún mạnh hơn cánh TB (bề dày trầm tích Đệ tứ ở LK22MC đạt 280m, còn ở LK218 đạt 234m). * Đứt gãy Vĩnh Long- Tuy Hòa Đứt gãy Vĩnh Long- Tuy Hòa phát triển theo phương ĐB-TN, độ sâu xuyên cắt 30-40km, cắm về TB. Trong Neogen bề dày trầm tích của các hệ tầng Cần Thơ và Năm Căn có sự phân dị: ở cánh TB bề dày hệ tầng Cần Thơ (N21ct) đạt 100m, hệ tầng Năm Căn (N22nc) đạt 80m, còn ở cánh ĐN hệ tầng Cần Thơ đạt gần 140m, hệ tầng Năm Căn đạt 122m. Trong Đệ tứ, bề dày trầm tích phân dị yếu và móng Đệ tứ có xu hướng nổi cao về TB. • Đứt gãy Gò Công - Mỹ Tho Đứt gãy Gò Công- Mỹ Tho phát triển theo hướng á kinh tuyến, cắm về phía bắc, độ sâu xuyên cắt đạt 25 – 30 km. Đứt gãy đóng vai trò ranh giới giữa khối rìa ĐB và khối trung tâm. Đứt gãy Gò Công-Mỹ Tho gặp đứt gãy Sông Sài Gòn. Khối được mở rộng về phía TB và qua thành phố Hồ Chí Minh các thành tạo Pleistoxen lộ trên mặt thành diện rộng. Ở cánh TN của đứt gãy, tại cửa Đại quá trình khoét đáy tạo cửa sông hình phễu đang diễn ra mạnh. Trầm tích Holoxen đạt 53,5m. So với các vùng khác, có thể cho rằng vùng cửa Đại đang sụt lún mạnh. • Đứt gãy Trần Đề-Mỹ Xuyên Đứt gãy Trần Đề- Mỹ Xuyên phát triển theo hướng ĐB-TN là ranh giới giữa khối sụt rìa TN và khối nâng tương đối ven bờ. Tại khối nâng tương đối ven bờ có mặt móng Đệ tứ nhô cao ở độ sâu 160 m. Ngoài ra, trong khối này còn lộ ở một vài nơi các trầm tích Pleistoxen. 57 * Đứt gãy ven bờ Đứt gãy ven bờ phát triển theo hướng ĐB-TN, là ranh giới giữa khối nâng tương đối dọc bờ và khối sụt ven bờ. Đứt gãy này thể hiện rõ trong phân bố trầm tích Đệ tứ và sự thay đổi bề dày trầm tích trong Đệ tứ. 2.2.2.2. Tân kiến tạo-địa động lực vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu nằm gọn trong khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu. Tuy nhiên, để có bức tranh tổng thể về bình đồ kiến tạo, việc phân vùng tân kiến tạo - kiến tạo hiện đại tiến hành trên một phạm vi rộng hơn và chia khu vực ra 3 khối [15]. a, Khối nâng Đồng Nai - Vũng Tàu (A) Vùng nâng Đồng Nai - Vũng Tàu nằm trong giới hạn hai đứt gãy Lộc Ninh - Vũng Tàu và đứt gãy Sông Sài Gòn. Theo hướng từ ĐB đến TN, có cấu tạo sụt bậc. Trong phạm vi sơ đồ, thể hiện một phần của khối nâng này (ký hiệu là AI). Khối AI có các thành tạo móng là đá thuộc hệ tầng Đray Linh (J1đl), La Ngà (J2ln), hệ tầng Long Bình (J3lb) và phức hệ Đèo Cả (γKđc2) gặp trong các giếng khoan. Các thành tạo tầng phủ Kainozoi với bề dày mỏng 240m (tại LK822) và 152m (tại LK821). Tại đáy biển mũi Vùng Tàu, các thành tạo móng (γKđc2, Knt) bị trầm tích Holoxen phủ lên với bề dày mỏng. Trong phạm vi tờ bản đồ khối AI thuộc phần rìa khối nâng, nơi tiếp giáp với khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu. Do ảnh hưởng của quá trình hạ võng của khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu, phần rìa khối nâng bị lôi kéo vào quá trình hạ võng, điều đó thể hiện rõ qua sự phân bố các thành tạo Neogen, Đệ tứ dọc theo đới rìa từ mũi Kỳ Lân đến huyện Thống Nhất với khối lượng nhỏ và bề dầy không đáng kể. 58 b, Khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu (B) Vùng nghiên cứu nằm trọn trong khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu. Khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu được giới hạn bởi đứt gãy Sông Sài Gòn ở ĐB và đứt gãy Sông Hậu ở TN. Khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử hình thành bể Cửu Long. Khối sụt Sông Tiền - Sông Hậu có móng là các thành tạo tuổi trước Kainozoi, bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy phương TB-ĐN và ĐB-TN thành các khối và có cấu trúc bậc rõ rệt với đặc điểm độ sâu của mặt móng tăng từ rìa vào trung tâm. Các thành tạo tầng phủ ở trung tâm đạt bề dày trên 2.000m, cấu tạo từ các thành tạo sông, sông- biển và biển theo nhịp. Các thành tạo có ranh giới là bề mặt bào mòn, phong hóa. Quá trình phát triển vùng sụt hạ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hoạt động của các đứt gãy sâu, đứt gãy trong vỏ, làm phức tạp quá trình phát triển vùng sụt hạ, làm cho bề dày của các hệ tầng thay đổi theo không gian và thời gian. Trong hiện đại do ảnh hưởng của đứt gãy, hình thành một số vị trí sụt hạ và nâng hiện đại. c, Khối sụt đông nam (C) Khối sụt ĐN phân bố ở ĐN đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải, có móng sụt sâu trên 2000m và độ sâu móng tăng dần theo chiều từ TB đến ĐN. Khối sụt ĐN sụt lún mạnh trong Paleogen, Neogen và trong Đệ tứ có sự phân dị tương đối rõ, cụ thể dọc ven bờ bề dầy trầm tích Đệ tứ đạt từ 162 m đến 200 m. Một vài nơi lộ trầm tích Pleistoxen muộn trên đáy biển và ở đầu TN của khối hình thành vùng nâng hiện đại. Trong khi đó ở ngoài khơi từ độ sâu 25 m trở ra bề dày trầm tích Đệ tứ tăng đạt trên 250 m. 59 Hình 2.4. Sơ đồ tân kiến tạo và địa động lực hiện đại vùng nghiên cứu và khu vực lân cận 60 Tiểu kết chương 2: Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và kết hợp với các kết quả phân tích bổ sung, đặc điểm địa mạo, địa tầng và kiến tạo vùng nghiên cứu có những nét chính sau: - Đặc điểm địa mạo vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi 3 kiểu địa hình đặc trưng gồm: địa hình đồng bằng ven biển tuổi Holoxen muộn, địa hình sông và các cù lao dọc sông và địa hình bãi biển ven bờ. - Địa tầng Holoxen gồm 3 phân vị hệ tầng sau: Hệ tầng Bình Đại tuổi Holoxen sớm gồm 3 kiểu nguồn gốc trầm tích (a, ab, am Q21bđ); hệ tầng Hậu Giang tuổi Holoxen giữa gồm 4 kiểu nguồn gốc (amb,mb, ma, m Q22hg) và hệ tầng Cửu Long tuổi Holoxen muộn gồm 6 kiểu nguồn gốc trầm tích (m, am, mb, amb, ab, a Q23cl). - Đặc điểm kiến tạo: vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi khống chế của 3 đứt gãy sâu: đứt Thuận Hải-Minh Hải, đứt gãy sông Hậu và đứt gãy Sông Sài Gòn. Ba đứt gãy này hoạt động mạnh trong Kainozoi và đã chia khu vực ra 3 khối kiến trúc: khối nâng Đồng Nai-Vũng Tàu, khối sụt Sông Hậu-Sông Tiền và khối nâng sụt ĐN. Những kết quả phân tích về địa tầng, địa mạo và kiến tạo cho thấy được bối cảnh lịch sử của vùng nghiên cứu và phác họa những nét định hướng cho các nội dung nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích tại chương 3 và lịch sử phát triển địa chất tại chương 4. 61 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH HOLOXEN VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Khái niệm về châu thổ (Delta) Châu thổ (Delta) là phần nhô ra hình thành tại nơi sông đổ vào đại dương, biển, hồ hay vũng vịnh và vật liệu được cung cấp nhanh hơn so với việc chúng bị phân tán bởi các quá trình động lực của biển Elliot (1986). Khái niệm châu thổ lần đầu tiên được Herodotus đưa ra vào năm 400 BC khi ông nhận thấy đồng bằng bồi tích sông Nile có hình dạng chữ DELTA của chữ Hy Lạp. Cấu trúc chính của châu thổ gồm ba phần: - Đồng bằng châu thổ (Delta plain) - Tiền châu thổ (Delta front) - Chân châu thổ (Prodelta) Đồng bằng châu thổ có bề mặt nằm ngang tương đối bằng phẳng, dốc thoải ra phía biển, cấu thành chủ yếu bởi các thành tạo hạt mịn: sét bột, bột cát hạt mịn. Nhìn chung đồng bằng châu thổ là nơi các dòng sông thống trị. Tiền châu thổ là nơi giao thoa giữa môi trường sông và môi trường biển, nơi xảy ra quá trình hoà trộn giữa nước sông và nước biển và do vậy cũng là nơi có tốc độ lắng đọng trầm tích cao. Bề mặt của tiền châu thổ có độ dốc khá lớn. Cấu thành nên tiền châu thổ là các thành tạo cát, cát bột, bột sét với xu hướng thô dần từ dưới lên trên. Chân châu thổ có môi trường thuần tuý là biển, là nơi các vật liệu mịn lắng đọng từ huyền phù hay lơ lửng. Chân châu thổ có bề mặt gần như nằm ngang, cấu thành bởi sét, sét bột hạt mịn [23]. Để hình thành một châu thổ phải đảm bảo điều kiện là nguồn vật liệu do sông cung cấp nhanh làm cho tốc độ lắng đọng trầm tích của bồn lớn hơn tốc 62 độ lún chìm của bồn trầm tích. Chính vì vậy, điều kiện lắng đọng trầm tích vùng cửa sông là yếu tố quan trọng để hình thành châu thổ. 3.1.2. Khái niệm về estuary Khái niệm estuary lần đầu tiên được Posen O đưa ra năm 1886 khi nghiên cứu khu vực cửa sông có dạng hình phễu, triều hoạt động mạnh. Những năm gần đây khái niệm này được mở rộng hơn với định nghĩa của Pritchard(1967) [53]. Theo Pritchard “estuary là một thuỷ vực nửa kín ven bờ, thông với biển khơi mà trong đó nước biển bị pha loãng một cách đáng kể bởi nước ngọt mang đến từ lục địa ”. Estuary hình thành tại vùng cửa sông khi tốc độ hạ lún kiến tạo và tốc độ dâng của mực nước biển cao hơn hẳn so với tốc độ lắng đọng trầm tích. Estuary phát triển ở những thung lũng sông bị ngập chìm trong các đợt biển tiến vào lục địa và đạt cực thịnh tại những vùng có biên độ triều lớn (thường là 3-4m). Sự tồn tại của estuary phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ ngập chìm của bồn trầm tích và tốc độ lắng đọng trầm tích. Khi tốc độ ngập chìm vượt tốc độ lắng đọng thì vùng cửa sông tồn tại chế độ estuary. Lúc này vùng cửa sông trở thành vùng nhận vật liệu cả từ lục địa và cả từ biển đưa tới do các dòng chảy đưa vào. Ngược lại khi tốc độ lắng đọng trầm tích vượt trội so với tốc độ ngập chìm thì vùng cửa sông tồn tại chế độ châu thổ. Lúc này vùng cửa sông trở thành vùng chuyển vật liệu ra biển. Lượng vật liệu đưa ra biển dồi dào tới mức mà các quá trình sóng, thuỷ triều không thể phân tán kịp và vật liệu lắng đọng ngay tại vùng bờ, châu thổ ngày càng tiến ra biển [23]. Các vật liệu mịn được lắng đọng trong vùng estuary-vũng vịnh bởi các phương thức khác nhau.Vật liệu đưa từ sông tới được lắng đọng do quá trình giao điểm triều (tidal current nodes), do sự giảm động năng của dòng chảy, hay do quá trình keo tụ và do hoạt động sống của các sinh vật trong estuary. 63 Các vật liệu mang đến từ biển khơi được lắng đọng do tính bất đối xứng của triều, do hiệu ứng xói chậm (scour lag effect). Các thành tạo estuary chứa một lượng di tích động vật nước ngọt-lợ và nước mặn, với xu thế áp đảo của động vật nước lợ. 3.1.3. Khái niệm về thung lũng cắt xẻ Thung lũng cắt xẻ bao gồm thung lũng bóc mòn (erosional valley), hình thành do quá trình hoạt động đào xẻ của sông trong giai đoạn hạ thấp mực nước biển và các thành tạo lấp đầy thung lũng. Thung lũng cắt xẻ thường có kích thước lớn hơn rất nhiều so với lòng sông bình thường. Một điều quan trọng trong việc xác định thung lũng cắt xẻ là bề mặt bóc mòn của đáy thung lũng cắt xẻ phải mang tính phổ biến trong toàn khu vực [40]. Ngoài ra, các trầm tích lót đáy của thung lũng cắt xẻ cũng phải thể hiện rõ sự thay đổi đột ngột về tướng trầm tích của các trầm tích lót đáy với các trầm tích nằm bên dưới bề mặt bóc mòn. Thông thường các thành tạo trầm tích thung lũng cắt xẻ bao gồm các thành tạo aluvi, estuary, châu thổ và các trầm tích biển. Về phương diện địa mạo, phân biệt hai loại thung lũng cắt xẻ: hệ thống thung lũng cắt xẻ miền núi (piedmont incised-valley system) và hệ thống thung lũng cắt xẻ miền đồng bằng ven biển (coastal incised-valley system) (Zaitlin, 1994) [68]. 3.1.4. Định nghĩa về tướng trầm tích. Thuật ngữ "Tướng" (facies) lần đầu tiên đã được Steno N (Đan Mạch) đưa vào trong văn liệu địa chất năm 1669 sau đó nhà bác học Thuỵ Sĩ Gresli A. (1840) phát triển khái niệm tướng với nhận thức giản đơn "Tướng trầm tích là các trầm tích cùng một tuổi nhưng thành tạo ở những nơi khác nhau trên vỏ Trái đất". Khái niệm này tiếp tục được các nhà khoa học tổng hợp và hoàn chỉnh từ những quan niệm khác nhau [32]. - Quan niệm tướng là địa tầng: Đại biểu cho quan niệm này là R.Murơ (Moore,1948), E.D.Macki, Satxki.N.X. (1955). Tuy nhiên quan niệm này bị 64 nhiều nhà khoa học phản bác và cho rằng không hợp lý bởi vì một phân vị địa tầng thường bao gồm nhiều loại đá được thành tạo trong các điều kiện môi trường trầm tích. - Quan niệm tướng là thạch học và cổ sinh vật: Đại biểu là Krumbein (Mỹ) và Belauxop (
File đính kèm:
luan_an_dac_diem_moi_truong_tram_tich_va_lich_su_phat_trien.pdf