Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 1

Trang 1

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 2

Trang 2

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 3

Trang 3

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 4

Trang 4

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 5

Trang 5

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 6

Trang 6

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 7

Trang 7

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 8

Trang 8

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 9

Trang 9

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 165 trang nguyenduy 28/08/2024 670
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn
i. Điều này sẽ làm cho nghiên cứu sinh nhận định rằng trong gạch xây hoặc 
trong chất vữa đất sét không có chất keo thực vật hoặc động vật.Và cái gọi là 
"vữa" đó chính là các thành phần đất sét từ vật liệu gạch bốc hơi và được ngưng 
tụ giữa mặt tiếp xúc giữa 2 viên gạch khi các viên gạch được nung lên. 
Tiểu Kết: 
Như vậy, qua các nghiên cứu - khảo sát và thí nghiêm độc lập, nghiên cứu 
sinh nhận định đa số các tháp ở vùng Quảng Nam đến Bình Định (các tháp có 
niên đại sớm-TkVI-Tk13 - xem Bảng 2.26) có kỹ thuật xây dựng không sử dụng 
chất kết dính. Những thành phần được xem là "chất kết dính" thường là "vữa đất 
sét" rất mỏng, đồng chất với chất gạch xây tháp. 
 (a) (b) 
Hình 2.15. Lớp vữa giữa các lớp gạch có màu hồng hoặc hơi vàng của loại 
đất sét nung ở nhiệt độ thấp, nằm lổn ngổn và rải rác ở giữa khe hở một số 
viên gạch (a)-Tháp Bàng An; (b)-Mỹ Sơn- QN. (Nguồn: Tác giả) 
61 
2.4.3. Kỹ thuật xây dựng không chất kết dính 
 Nghệ thuật xây dựng đối với mỗi Tháp trong mỗi khu vực hay trong từng 
giai đoạn trước đây của người Chăm xưa ngoài những kỹ thuật truyền thống 
chung thì có thể vẫn có những kỹ thuật riêng với nhiều khác biệt mà trên hiện 
trạng còn lại của các di tích Tháp Chăm ở suốt chiều dài của dải đất miền Trung 
Việt Nam chúng ta có thể thấy được chúng. Nghiên cứu trên các Tháp có niên đại 
sớm, có thể nhận thấy vật liệu xây dựng cơ bản là gạch, kỹ thuật xây dựng là khá cao. 
Trong đó, gạch được xây xếp liền khối cả trong và mặt tường Tháp và được điêu 
khắc trực tiếp, như các Tháp: Chiên Đàn(Quảng Nam), Khương Mỹ(Quảng Nam), 
Hòa Lai(Ninh Thuận); Trong giai đoạn tiếp theo thì kỹ thuật xây dựng chỉ chú 
trọng mặt tường Tháp, trong lòng tường Tháp thường có sự sử dụng tùy tiện vật liệu 
gạch xây dựng với các kích thước, độ nung khác nhau. Đồng thời giai đoạn này có sự 
tham gia của điêu khắc đá. Điển hình như Tháp Chiên Đàn ở Quảng Nam và các 
Tháp ở Bình Định. Ngoài ra, cũng có giai đoạn mà việc xây dựng các Tháp có sự 
tham gia phổ biến của chất liệu đá như Dương Long, Tháp Đôi ở Quy Nhơn - Bình 
Định và một số Tháp ở Mỹ Sơn. Và gần đây hơn là các Tháp có niên đại muộn thì lại 
có xu hướng giản lược hóa, nghèo nàn về cấu trúc và trang trí. Đồng thời kỹ thuật xây 
dựng bằng chất kết dính như hồ vữa trở nên rõ nét[33]. 
Các đền tháp Champa được xây dựng bằng những kỹ thuật, phương pháp 
đặc biệt từ vật liệu đến việc kết hợp với các chi tiết trang trí kiến trúc trên vật liệu. 
Kỹ thuật này khá ổn định trong suốt chiều dài lịch sử mặc dù vẫn có những sai lệch 
ít nhiều tùy theo mỗi vị trí cụ thể và thời gian xây dựng mỗi tháp. Nhưng sự đa dạng 
trong lịch sử phát triển của kỹ thuật xây dựng Tháp này có thể hiểu được bởi 
Chămpa là một phức hệ gồm nhiều tiểu quốc khác nhau nên từ ngày xưa có thể có 
những kỹ thuật xây dựng khác nhau và cũng bởi các Tháp có thể đã trải qua nhiều 
lần trùng tu trong lịch sử phát triển của nó. Riêng đối với các Tháp không xuất 
hiện mạch vữa như Tháp Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, E7 và G ở Mỹ 
Sơn,,độ kết dính giữa các viên gạch không chỉ do hỗn hợp kết dính mà còn do 
62 
một kỹ thuật khác nữa-kỹ thuật mài chập. Các viên gạch được mài vào nhau đến 
khi mặt tiếp xúc thật khít để tạo sự kết dính hoàn toàn trên bề mặt các viên gạch. 
Như vậy, có thể xác đoán hỗn hợp kết dính đó phải là chất lỏng sền sệt giống như 
hồ hoặc keo lỏng đồng chất với vật liệu gạch. Hoặc chúng được tạo ra từ việc tiếp 
xúc giữa 2 viên gạch mộc (gạch chưa nung) trong môi trường nước. 
 Nghiên cứu sinh nhận định rằng: Sở dĩ người Chăm dùng thứ hỗn hợp 
kết dính trên thay cho vôi vữa là có lý do. Vấn đề này liên quan đến kỹ thuật xây 
dựng và trang trí tháp. Về kỹ thuật xây dựng tháp, các viên gạch được liên kết 
bởi sự tiếp xúc, mài chập với nhau. Hỗn hợp kết dính (kết hợp kỹ thuật mài 
chập) được tạo ra giữa các viên gạch làm tăng tính ổn định và tăng tính thẩm mỹ 
cho toàn bộ kiến trúc.( H 2.17, H 2.18, H 2.19). Bằng quan sát, nghiên cứu sinh 
nhận thấy các Tháp ở Quảng Nam đến Bình Định được xây dựng không có mạch 
vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên vật liệu. Quy trình xây tháp và trang trí 
trên tháp được tiến hành gần như song song, tức là xây đến đâu là trang trí đến đó. 
 Rõ ràng, việc lựa chọn cái gọi là “vữa đất sét” còn do yêu cầu của kỹ thuật 
trang trí chứ phải không chỉ do yêu cầu của kỹ thuật xây dựng. Bằng cách này, các 
tháp Chăm có được những kiểu thức kiến trúc đa dạng, những kiểu cách hoa văn 
trang trí độc đáo, thể hiện tài hoa của những bậc thầy về nghệ thuật xây gạch. Bởi về 
mặt kiến trúc Tháp, không thể gọi là nghệ thuật khi các phù điêu, các tuợng trên 
thành tháp, nóc tháp lại lộ rõ ra những mạch hồ và nhất là các mạch hồ này khó có 
thể chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt của miền Trung qua hàng trăm năm. 
Tiểu Kết: 
Nghiên cứu sinh cho rằng: Những giải pháp nêu trên là kỹ thuật đặc biệt để 
vừa đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật trang trí - thẩm mỹ, vừa tạo nên cả ngôi Tháp 
như là một khối đồng nhất. Điều này có thể góp phần giải thích được khả năng bền 
vững, không ngã đổ của Tháp dù Tháp được xây dựng khá cao cũng như khả năng 
thoát nước nhanh từ bề mặt Tháp và khả năng chống xâm thực ngược đến Tháp. 
63 
2.5. Cơ sở quy hoạch và kiến trúc 
2.5.1. Quy hoạch 
 Khảo sát trên hiện trạng các tháp, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, tháp 
Chăm được xây dựng ở rất nhiều địa hình khác nhau, từ trong thung lũng kín đáo, 
hay cạnh sông lớn, đến giữa đồng bằng; từ trên ngọn đồi gần cửa biển, hay trên ngọn 
đồi ven sông cho đến trên ngọn đồi biệt lập nhưng bao giờ cũng tách biệt với khu 
dân cư nhưng quan trọng trong liên kết với vùng đô thị, cảng biển, giao thông thủy, 
hoặc thánh địa; trên khu đất cao hơn xung quanh. 
Tháp Chăm - thực ra, chúng luôn có một cụm, một tổng thể hoàn chỉnh phản 
ánh vũ trụ quan Ấn Độ giáo. Quan niệm cổ xưa đó cho rằng thế giới có hình vuông, 
xung quanh là núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời; 
chúng được thể hiện trong kiến trúc Ấn Độ giáo với khuôn viên vuông vắn, tường 
bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng cho núi. Các công trình trong 
tổng thể một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố cục theo một đường trục 
chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ở phía Đông - hướng của 
thần thánh, của sự sinh sôi, nảy nở. (H 2.23; H 2.24;H 2.25). Tổng mặt bằng kiến 
trúc đền tháp Chămpa có sự phân lớp, biểu hiện qua tường bao hoặc các cấp nền khác 
nhau. Các đền tháp trong tổng thể, về mặt không gian thì ở nơi mang tính trọng tâm 
nhất, về mặt cao trình thì ở những cấp nền cao hơn xung quanh..Trong đó, về đại thể, 
có thể chia bố cục các nhóm đền tháp Chăm Pa theo hai dạng chính: 
 Dạng thứ nhất: gồm 3 tháp(Kalan) đặt liền nhau theo trục Bắc - Nam tiêu biểu 
như tháp Khương Mỹ(Quảng Nam), Chiên Đàn(Quảng Nam),(xem H 2.23)..Quy hoạch 
quần thể dạng này có phần kiến trúc chủ thể gồm ba ngôi đền – tháp đứng song hàng 
theo trục Bắc – Nam, cùng quay mặt về hướng Đông. Tùy vị trí của mỗi tháp mà chúng 
được gọi là những Kalan Nam, Kalan giữa hay Kalan Bắc, tương ứng với ba vị thần 
được thờ là: Brahma, Siva và Visnu. Đặc điểm đó chứng tỏ, trong buổi đầu tiếp xúc với 
Ấn Độ giáo, Chăm Pa tôn sùng cả ba vị thần. Tuy nhiên, trong đời sống người Chăm khi 
đó cũng đã manh nha xuất hiện việc lựa chọn vị thần chủ Siva cho mình. Vì thế, tháp thờ 
64 
Siva (Kalan giữa) thường có kích thước lớn hơn hai tháp kia. Ngoài kiến trúc chủ thể, 
vẫn có những kiến trúc phụ xung quanh như một tổng thể hoàn chỉnh nhưng hầu hết các 
kiến trúc phụ đó không được chú trọng nên độ bền không cao, đa phần bị huỷ hoại. 
 Dạng thứ hai: gồm một tháp thờ thần Siva ở vị trí trung tâm hoặc ở trên một 
cao điểm trên trục trung tâm và các tháp khác (Tháp Đồng Dương: xây dựng khoảng 
thế kỷ IX - X, ở xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Tháp K, L, M, 
N là các tháp riêng lẻ nằm trong quần thể đền tháp Mỹ Sơn) và một số Tháp cũng 
thuộc khu vực miền Trung như: Poklong Garai (Ninh Thuận), Po Nagar (Khánh 
Hoà) . (xem H 2.24, H 2.25). Dạng bố cục này xuất hiện khi vai trò của thần Siva 
trở thành vị trí chủ đạo trong văn hóa Chăm.( Trừ trường hợp đặc biệt tháp Bàng 
An - Quảng Nam thuộc dạng 2 tháp) Tiêu biểu cho loại này là một loạt nhóm đền 
tháp trong khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Poklong Garai (Ninh Thuận), Po 
Nagar (Khánh Hoà) Trong loại bố cục này, kiến trúc chủ thể (Kalan) luôn được 
đặt ở trung tâm của bố cục với cửa mở hướng Đông. Phần kiến trúc phụ gồm các 
tháp phụ thờ thần thứ yếu và các nhà phụ vây xung quanh. 
 Trên tổng mặt bằng hiện trạng còn lại của các Tháp cũng như trên các phế tích, 
nhận thấy rằng, tháp Chăm dù có nhiều phong cách khác nhau, vẫn sắp đặt theo sơ đồ 
nhất định: 
Một tháp chính (kalan) ở trung tâm. Nghiên cứu - khảo sát trên các cụm 
tháp, nhận thấy rằng: Cửa chính của Kalan (tháp chính) luôn hướng mặt trời 
mọc, là nơi trú ngụ của thần linh, hướng khởi động vũ trụ vận hành. Riêng Kalan 
ở Tháp Po Dam (Tuy phong, Bình Thuận) cửa chính hướng về Nam là để tưởng 
niệm người đã khuất. Một kalan có hai cửa lớn trổ về hai hướng đông-tây là Mỹ 
Sơn A1. (H 2.24, H 2.25). [17],[26]. Đối diện với Kalan là một tháp-
cổng(gopura) có hai cửa trổ về hướng đông-tây. Trước tháp-cổng là một tiền 
đường (mandapa), loại nhà dài, mái ngói có nhiều cửa sổ và hai cửa chính mở 
về hướng đông-tây, đây là nơi để tĩnh tâm, cầu nguyện, múa hát thiêng, cầu kinh, 
chuẩn bị lễ vật  trước khi vào hành lễ thánh tẩy tại Kalan. 
65 
 Mandapa trong kiến trúc Champa có ba loại: (1) loại không có tường bọc 
kín mà chỉ sử dụng những hàng cột lớn bằng gạch hoặc đá để chống đỡ mái ngói, 
như ở Pô Nagar Nha Trang, Đồng Dương; (2) loại có tường bọc kín và trổ nhiều 
cửa sổ như ở Mỹ Sơn D1, D2; (3) loại dùng những hàng cột gỗ để đỡ mái, như ở 
Pô Kloong Garai. Mandapa được xây dựng theo hai kiểu thức sau: (a) gopura-
mandapa-kalan (mandapa không có tường bọc kín); (b) mandapa-gopura-
kalan (mandapa có tường bọc kín)[26]. 
 Một công trình đặc biệt trong kiến trúc Champa, đó là về phía trước hoặc 
phía Nam của kalan, bao giờ cũng có một kho lễ vật(kosagrha) hay còn gọi là 
Tháp Nam, đây là một kiến trúc bằng gạch, mái cong hình thuyền; có một hoặc 
hai phòng; cửa chính luôn luôn mở về hướng bắc-là hướng Thần Tài 
Lộc Kuvera; và hai cửa sổ có chấn song con tiện bằng sa thạch ở hai đầu đông và 
tây. Ngôi tháp này cũng dùng để nấu thức ăn cúng dâng cho chư thần, ngày nay 
người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận gọi các ngôi tháp này là ‘tháp lửa’. 
Ngôi ‘tháp-lửa’ này tượng trưng cho kho báu và sự trù phú của vương quốc. 
Cũng có giải thích cho rằng ngôi ‘tháp lửa’ dùng để giữ ngọn lửa thiêng của 
Thần Lửa Agni để hành lễ tại kalan. Cạnh đó, tiếp nhận ảnh hưởng từ nền nghệ 
thuật láng giềng, người Chăm còn có 5 nhóm tháp gồm 3 kalan dựng sát bên 
nhau. "Bimong" là tên được người Chăm định danh cho cả cụm tháp, và "Kalan" là 
để chỉ ngôi tháp chính. ( H 2.24, H 2.25). Hiện nay, nói chung, đối với cụm 8 tháp tại 
khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam các thành phần kiến trúc trong tổng thể quy hoạch 
này đa phần đã sụp đổ, chỉ còn các tháp chính trong tình trạng gần như phế tích.(H 
2.23). Riêng tại khu vực Mỹ Sơn vẫn còn sót lại các dấu tích của kiến trúc nhà dài 
Mandapa như cũng trong tình trạng phế tích( H 2.24). 
 Nghiên cứu sinh cho rằng: Việc quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng các 
Tháp và cụm Tháp này còn có ý nghĩa trong việc góp phần cho kết cấu chung, sự ổn 
định và bền vững của các Tháp. Các tháp Chăm tồn tại qua hàng nghìn năm mà hầu 
như không có hiện tượng nghiêng lún hay biến đổi hình dạng, trạng thái của công 
66 
trình dưới sức nặng của khối vật liệu được sử dụng (từ biến) bởi trước khi xây tháp, 
các nhà kiến trúc Chăm đã “khảo sát địa chất” một cách kỹ lưỡng. Vị trí xây tháp 
được chọn thường là những vị trí cao nhất- ngay cả ở trong các thung lũng (Mỹ Sơn). 
Điều này đã góp phần cho việc xử lý thoát nước tốt để phần chìm(móng) không bị 
hủy hoại. 
Tiểu Kết: 
 Tháp Chăm dù có nhiều phong cách khác nhau, vẫn sắp đặt theo sơ đồ 
nhất định, mang tính triết lý và chứa đựng các thông tin về tín ngưỡng, tôn 
giáo,... Việc quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng các Tháp và cụm Tháp của 
người Chăm xưa còn có ý nghĩa trong việc góp phần cho kết cấu chung, sự ổn 
định và bền vững trong kiến trúc của các Tháp. 
2.5.2. Kiến trúc 
2.5.2.1 Hình thức Kiến trúc 
A - Khảo sát trên một số Tháp điển hình( nhóm 3 Tháp và nhóm 1 
Tháp) trong nhóm 8 tháp ở Quảng Nam - Đà Nẵng 
 + Nhóm tháp Khương Mỹ: (xem H 2.23b) 
 Gồm ba cụm tháp được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ 9 đầu thế 
kỷ 10. Tháp Khương Mỹ có giá trị đặc biệt là tháp Chăm duy nhất ở miền Trung 
được trang trí thân tháp theo môtip nghệ thuật Khmer, kiểu cành lá vút cong 
vểnh lên ở đầu mút. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu Pháp trước đây đã xếp 
chúng vào phong cách riêng: phong cách Khương Mỹ – đầu thế kỷ 10. 
 . Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm, có 1 cửa ra vào và 5 cửa giả (1 
cửa giả ở phía Tây, ở tường phía Bắc và Nam mỗi bên có 2 cửa). Tiền sảnh tháp 
bị sụp đổ một phần. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa 
văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xít, lá xếp thành nhiều tầng, thu 
nhỏ dần lên trên, tâm của vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành dạng lá đề. 
Trên mỗi trụ tường có 5 trụ ốp tường, dọc các trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo 
mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí 
67 
hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường. 
 * Tháp Giữa: lớn hơn tháp Bắc, được bảo tồn tương đối tốt. Cũng có một 
cửa ra vào và 5 cửa giả như tháp Bắc. Vòm cuốn trên cửa được tách làm 2 tầng, 
cấu tạo bởi các lớp hoa văn thảo mộc cách điệu, uốn cong ở đầu mút, lá có rãnh 
sâu, trên đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. 
Phần chân và đỉnh của trụ đỡ vòm cuốn chạm 2 tầng hoa sen cách điệu. Trên mỗi 
mặt tường có 5 trụ ốp tường, chạm trổ hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ 
S nối tiếp nhau. 
 . Tháp Nam: là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tương đối tốt. Cấu 
trúc gồm như 2 tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có 4 trụ ốp tường. Hoa văn 
trang trí trên các trụ ốp tường và các mảng tường là các dải hoa văn thảo mộc cuộn 
thành những hình chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với hoa văn hình thoi. 
 Trong đợt gia cố, tu bổ tháp Khương Mỹ cuối năm 2000, những người làm 
công tác trùng tu đã tìm thấy nền sân tháp nguyên thủy ở độ sâu từ 1,5m đến 
1,7m cùng nhiều mảng trang trí trên gờ diềm, chân tường đế tháp bằng sa thạch 
điêu khắc về thần Vishnu, con khỉ... 
+Tháp Bằng An: (xem H 2.23c) 
Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến ngày 
nay và có hình dáng bên ngoài giống như một chiếc linga khổng lồ. Đây được coi là 
tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn. Tháp nằm trong khuôn viên rộng khoảng 
4.000m2, có hình bát giác. Chiều cao của tháp khoảng 20m, đế tháp khá cao, thân 
tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài khoảng 4m. Vòm mái hình chóp, 
gồm có 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở trên đỉnh. Cấu trúc tháp gồm 2 phần là tiền 
sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh 
có 2 cửa ra vào phụ (năm 1940 được trùng tu lại thành 2 cửa sổ). Phần đế của tiền 
sảnh cao 3m. Phần thân tiền sảnh gồm những góc tường thẳng đứng, các khối viền 
cửa làm cho lòng tiền sảnh có dạng chữ thập. Phía trên phần thân như một đài hoa 
được tạo bởi các đường giật của khối xây loe rộng ra bốn phía. Mái tiền sảnh là một 
68 
khối chóp bốn mặt cong thu dần về phía đỉnh. Toàn bộ tiền sảnh còn lại đến nay khá 
nguyên vẹn, tuy rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang trí ở các cạnh. Bên 
ngoài tháp hiện nay vẫn còn hai pho tượng Gajashima bằng sa thạch với bộ lông gáy 
được chạm khắc cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong 
lên. Dựa vào hai pho tượng này và mặt bằng của tháp, nhà khảo cổ học J.Boisselie đã 
định niên đại của tháp Bằng An là vào khoảng cuối thế kỷ XI. Một số nhà nghiên cứu 
thì lại cho rằng niên đại của tháp vào khoảng cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X; còn 
hai pho tượng Gajashima được dựng vào thế kỷ sau... 
B - Đánh giá những đặc điểm kiến trúc chung các Tháp 
- Kiến trúc Tháp có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Đa phần mặt trước 
hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có 
ba cửa giả được bố trí đăng đối với cửa chính. (Một số Tháp theo phong cách 
Nam Ấn -Thờ vị Thần khác (xem mục 2.3.3.3 Tín Ngưỡng) có lối vào hướng 
Nam). (H 2.16) 
 - Tháp có chiều cao lớn hơn khoảng vài lần so với chiều ngang thân tháp. 
Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con 
người. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp. 
Tường Tháp xây dày (1m-1,50m). (H 2.16, H 2.17, H 2.18). Sự tiến hóa của mặt 
bằng từ đơn giản đến phức tạp chính là sự phát triển của kết cấu và cũng chính là sự 
tiến hoá của các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.[33], [34]. 
- Tất cả tháp Chăm đều có 13 vòm trụ, tương ứng với cơ số 13 mà người 
Chăm dùng trong ngày thường - Đó là con số biểu trưng cho sự vượt quá, nó từ 
chối sự trung bình, do đó hoặc sẽ rất tốt hoặc sẽ rất xấu -Trong hình thức chung, 
Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp và kết thúc bằng một Linga 
hoặc Búp Sen bằng đá trên nóc tháp. Theo kết quả khảo sát, ở các đền tháp mặt 
bằng gần vuông, giao tuyến của bốn góc mái không thể gặp nhau tại một điểm 
thì vòm mái được bịt kín. Khi đó, một khối xây được tạo ra chỉ để cho chi tiết đỉnh 
tháp gắn vào. Hiện tượng này thấy được ở Khương Mỹ và đền tháp Bắc Hoà Lai,với 
69 
khối gạch hình đa giác đều trên đỉnh (H 2.27, H 2.28). Một chi tiết quan trọng khác 
trong lòng các đền tháp là, ở cao độ lưng chừng hoặc kết thúc các tầng mái, bốn 
mặt tường có các lỗ thông ra phía ngoài (H 2.28). 
- Như vậy có thể thấy: Nhìn chung, các Tháp Chăm đều được thiết kế theo 
hình học gọi là Vastu-Purusha-Mandala. Như đã nói, Mandala có nghĩa là những đồ 
hình có dạng đối xứng, cân đối quanh một trục trung tâm, như hình vuông và hình 
tròn. Bốn hướng chính giúp tạo ra các trục của một ngôi đền tháp, xung quanh hình 
thành một hình vuông hoàn hảo trong không gian có sẵn. Các vòng tròn của Mandala 
tạo thành quảng trường. Hình vòng tròn được lấy ý tưởng từ những gì con người 
quan sát trong cuộc sống hàng ngày (mặt trăng, mặt trời, chân trời, giọt nước, cầu 
vồng). Các hình vuông được chia thành những ô vuông nhỏ gọi là padas (thường có 
64, hoặc 81 ô vuông). Mỗi padas là khái niệm được gán cho một nguyên tố tượng 
trưng, đôi khi là một vị thần. Trung tâm của hình vuông dành riêng cho Brahman, và 
được gọi là Brahma padas. Phía trên Vastu-Purusha-Mandala là một cấu trúc thượng 
tầng với một mái vòm gọi Shikhara ở phía Bắc Ấn Độ, và Vimana ở miền Nam Ấn 
Độ. Mái vòm dạng chóp tròn hoặc mái vòm được thiết kế như một kim tự tháp, hình 
nón hoặc hình dáng núi. Các học giả cho rằng hình dạng này được lấy cảm hứng từ 
ngọn núi vũ trụ của Meru hay đỉnh núi Kailash của Himalaya, nơi các vị thần ngự trị.( 
xem H 2.16) 
2.5.2.2. Giải pháp sử dụng vòm cuốn, gá ghép vật liệu và hệ thống kết cấu móng 
A/ Vòm cuốn 
- Các Tháp có giải pháp kiến trúc Vòm cuốn. Trong đó, giải pháp vòm giả 
2 phương (Cửa chính Tháp -H 2.29) với kỹ thuật giật góc khác nhau có thể tạo ra 
các bề mặt trang trí đa dạng, đồng thời lại có thể tăng độ cứng, tăng khả năng ổn 
định cho ngôi tháp trước các tải trọng gió bão, song về mặt bằng cơ bản tháp vẫn có 
dạng đối xứng qua các trục; kỹ thuật vòm giả 3 phương (Bên trong lòng Tháp -H 
2.29) cho phép triệt tiêu lực đẩy ngang chân vòm, tạo cho kiến trúc có tỷ lệ thanh 
thoát và có thể tùy biến kiến trúc dễ dàng, song vẫn dễ nhận ra ngôi tháp Champa so 
70 
với các ngôi tháp khác. 
B/ Gá ghép vật liệu 
Mặc dù các tháp Chăm ít sử dụng đá, song cũng có các chi tiết kiến trúc 
như trụ cử

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_nghe_thuat_kien_truc_va_ky_thuat_xay_dung_t.pdf
  • pdfĐóng góp mới của Luận án tiếng Anh.pdf
  • pdfĐóng góp mới của Luận án tiếng Việt.pdf
  • pdfTom tat LA - tieng Anh.pdf
  • pdfTom tat LA-tieng Viet.pdf
  • pdfTRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf