Luận án Đánh giá việc thực thi quy hoạch chung xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh – lý thuyết và thực tiễn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá việc thực thi quy hoạch chung xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh – lý thuyết và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá việc thực thi quy hoạch chung xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh – lý thuyết và thực tiễn
át về tính logic và tính gắn kết của các thành phần trong quy hoạch: vấn đề, mục đích, mục tiêu, phương pháp, quy định, kết quả dự kiến và điều khoản giám sát”: dựa vào việc xây dựng bản đồ logic (plan logic mapping) để xem xét tính liên kết và hợp lý của các kết quả của quy hoạch. - Bước 2 “So sánh giữa các mục tiêu và kết quả đầu ra của quy hoạch”: Kết quả đầu ra của quy hoạch được xác định và đánh giá thông qua dữ liệu. - Bước 3 “Lý giải về kết quả đầu ra của quy hoạch”, thông qua các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia. POE đã được áp dụng từ năm 2005, khi các quy hoạch cần đưa ra kết quả đầu ra dự kiến và quy trình giám sát việc thực thi quy hoạch. Các cơ quan chính phủ được yêu 87 cầu giám sát và báo cáo kết quả thực thi quy hoạch theo từng giai đoạn 5 năm. Quy hoạch quản lý thoát nước mưa và chất lượng nguồn nước của Khu vực Papakura trong giai đoạn 2003-2006 là ví dụ tiêu biểu của việc đánh giá thực thi theo POE. Bản đồ logic mô tả giả định mục tiêu, đối tượng và cách thức triển khai. Trong đó, các yếu tố này được xem xét với trọng số như nhau, mặc dù vài mục tiêu và chính sách cho khu vực nông thôn không thể hiện cụ thể hóa. Mục tiêu của quy hoạch là duy trì và cải thiện các đặc tính và giá trị của môi trường, với những quy định về bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Tiêu chí chính đánh giá kết quả quy hoạch là chất lượng nước. Thông qua các buổi hội thảo, các chuyên gia đã lý giải nguyên nhân thành công và thất bại của quy hoạch. Hình 2-6 là ví dụ một phần về bản đồ logic được xây dựng bởi các chuyên gia mô tả về các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý nước mưa và chất lượng dòng chảy ở khu vực nông thôn. Mô hình này mang tính trực quan cao, cho thấy các mối quan hệ của các yếu tố tương tác tích cực hoặc tiêu cực lẫn nhau, đồng thời cho thấy trách nhiệm của từng đơn vị trong việc quản lý và kiểm soát đối với từng yếu tố (trong trường hợp này là đơn vị cấp địa phương và đơn vị cấp vùng). Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy chất lượng nước đang được cải thiện thông qua dự án. Nguyên nhân là do việc cải thiện khả năng duy trì và giữ nước mưa tại các khu vực đô thị và giảm các hoạt động trồng trọt và làm vườn tại vùng nông thôn. Việc liên kết và thống nhất các định hướng, hoạt động từ quản lý cấp vùng đến quản lý cấp địa phương được dự báo cho ra những kết quả tích cực từ dự án. Chất lượng nước được cải thiện tại khu vực thông qua việc thống nhất các biện pháp quản lý trầm tích, quản lý và xử lý nước mưa, các biện pháp kiểm soát chất gây ô nhiễm và nước thải trong khu vực, các chính sách quản lý các hoạt động nông nghiệp, ... Những ảnh hưởng và tác động dự kiến của các biện pháp bảo vệ nguồn nước lên chất lượng nước tại khu nông thôn được dự báo ở các quy hoạch cấp khu vực, cấp vùng và các quy hoạch có sự kết hợp giữa cấp khu vực và cấp vùng (tham khảo Hình 2-5). Các chuyên gia dự báo rằng với chỉ những quy định của quy hoạch cấp khu vực, chất lượng dòng chảy sẽ chỉ được cải thiện một phần nhỏ, hoặc không thay đổi hoặc có xu hướng giảm. Trong khi đó, kết quả về chất lượng nước 88 của các quy hoạch quy hoạch với tầm nhìn kết hợp từ cấp địa phương đến cấp vùng được dự báo cải thiện tốt hơn. Hình 2-5. Tóm tắt các kết quả dự kiến cho chất lượng nước suối cho các vùng nông thôn thuộc Khu vực Papakura, New Zealand – nguồn: [79] 89 Các đường kẻ liền thể hiện các mối quan hệ tích cực các đường chấm thể hiện các mối quan hệ tương đối tiêu cực Hình 2-6. Bản đồ logic về việc đánh giá các yếu tố thay đổi chất lượng dòng suối tại vùng nông thôn – nguồn: [79] 90 2.2.3. Quan điểm của Luận án về việc áp dụng cơ sở thực tiễn trên thế giới vào đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM Quan điểm của Luận án về việc áp dụng cơ sở thực tiễn trên thế giới vào đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM dựa trên việc phân tích, đánh giá kết quả các bài học kinh nghiệm này trong bối cảnh hệ thống quy hoạch tại Việt Nam nói chung và Quy hoạch chung TPHCM nói riêng; cụ thể được nêu sau đây. Về quan điểm thứ nhất, bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM cần bao gồm các chỉ số đánh giá định lượng để có nhận định rõ ràng và cụ thể tình hình phát triển đô thị. Đây là quan điểm từ các bài học kinh nghiệm trong đánh giá thực thi Quy hoạch tổng thể Thượng Hải [76], Quy hoạch sử dụng đất Thành Đô [75], Quy hoạch chung Lyon [45]. Về quan điểm thứ hai, bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM cần bao gồm các nhóm chỉ số mang tính tuân thủ và tính hiệu quả. Đây là quan điểm từ các bài học kinh nghiệm trong đánh giá thực thi Quy hoạch tổng thể Thượng Hải [76], Quy hoạch sử dụng đất Thành Đô [75], Quy hoạch mở rộng tổng thể Amsterdam [73] và [83]), các quy hoạch, kế hoạch, chương trình mang tính chiến lược tại Anh và Nam Phi ([84], [91] và [92]). Đặc biệt, các bài học kinh nghiệm trong đánh giá thực thi các quy hoạch, kế hoạch, chương trình mang tính chiến lược tại Anh và Nam Phi ([84], [91] và [92]) đã chỉ rõ cách thức xây dựng bộ chỉ số (gồm các nhóm: “nguồn lực”, “hoạt động triển khai”, “kết quả”, “hiệu quả”, “tác động”) để đánh giá thực thi quy hoạch một cách toàn diện về tính tuân thủ và tính hiệu quả. Về quan điểm thứ ba, mối quan hệ “nguyên nhân – hệ quả” giữa các chỉ số và giữa các nhóm chỉ số trong bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM cần được thiết lập và phân tích, đây là cơ sở để xác định các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của các vấn đề đặt ra từ thực trạng thực thi Quy hoạch chung TPHCM. Đây là quan điểm từ bài học kinh nghiệm trong đánh giá thực thi Quy hoạch quản lý thoát nước mưa và chất lượng nguồn nước của Khu vực Papakura [79]. 2.3. Cơ sở pháp lý về đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam 2.3.1. Các quy định pháp luật về đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam 91 Các quy định pháp luật về đánh giá thực thi quy hoạch trước khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 [44] được ban hành được hướng dẫn tại Nghị định số 92/2006/NĐ- CP [6]. Các quy định này chỉ mang tính khái quát như sau: - Tại Điều 5 có quy định: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. - Tại Khoản 1 Điều 7 có quy định: Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ 5 năm một lần. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo. - Tại Khoản 2 Điều 7 có quy định: Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Các quy định về đánh giá thực thi quy hoạch sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 [44] được ban hành như sau: - Trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định tại Điều 49: + Đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo tiêu chí đánh giá do Chính phủ quy định. + Trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng; Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia theo thẩm quyền; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh. + Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia gửi báo cáo đánh giá đến Chính phủ. Trường hợp cần thiết, Chính phủ báo cáo Quốc hội. 92 + Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh gửi báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ. - Nội dung đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định tại Điều 50: + Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch; đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước. + Xác định yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quy hoạch trong kỳ quy hoạch, kỳ quy hoạch tiếp theo; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch (nếu có). - Chi phí đánh giá thực thi quy hoạch được đề cập tại Điều 9: Chi phí giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Rà soát quy hoạch được quy định tại Điều 52: + Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. + Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức rà soát quy hoạch. + Kết quả rà soát quy hoạch phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. 2.3.2. Các quy định pháp luật về đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM Các quy định pháp luật về đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM (là quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương thuộc nhóm quy hoạch xây dựng) bao gồm: - Các văn bản pháp luật về lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương nói riêng gồm: + Luật Xây dựng và và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và liên quan đến quy định về lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng. Tại thời điểm Quy hoạch chung TPHCM được phê duyệt (năm 2010) là Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 [37] và các văn bản liên quan, quan trọng nhất là: (i) Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng; (ii) Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, 93 phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng bộ xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. Tại thời điểm hiện nay là Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [42] và các văn bản liên quan, quan trọng nhất là: (i) Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; (ii) Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. + Luật Quy hoạch đô thị và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, liên quan đến quy định về việc lập và phê duyệt quy hoạch đô thị (thuộc nhóm quy hoạch xây dựng): Tại thời điểm Quy hoạch chung TPHCM được phê duyệt (năm 2010), đó là Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 [38] và các văn bản liên quan, quan trọng nhất là: (i) Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; (ii) Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 10 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị. Tại thời điểm hiện nay, đó vẫn là Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 [38] và các văn bản liên quan, quan trọng nhất là: (i) Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP; (ii) Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù. 94 - Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung TPHCM của cấp có thẩm quyền; tại thời điểm hiện nay, đó là Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Nội dung Quy hoạch chung TPHCM đã được phê duyệt; tại thời điểm hiện nay, Quy hoạch chung TPHCM đã được phê duyệt và đang có hiệu lực là “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025”. - Các văn bản quy pháp luật về định nghĩa, thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu và liên quan đến các chỉ số phát triển (dân số, đất đai, tài chính, kết cấu hạ tầng xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ...); tại thời điểm hiện nay là: + Luật Thống kê và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này và liên quan đến các chỉ số phát triển (theo định nghĩa của Luận án): Tại thời điểm Quy hoạch chung TPHCM được phê duyệt (năm 2010) là Luật Thống kê số 24/2003/QH11, Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Tại thời điểm hiện này là Luật Thống kê số 89/2015/QH13, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. + Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [42] và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này, liên quan đến quy định về các chỉ số phát triển. + Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 [38] và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này, liên quan đến quy định về các chỉ số phát triển. + Các luật về quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đến các chỉ số phát triển và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật này, liên quan đến quy định về định nghĩa, thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu của các chỉ số phát triển. 95 Để bộ chỉ số đánh giá thực thi TPHCM có tính nhân rộng, có thể áp dụng cho các đồ án Quy hoạch chung TPHCM trong các thời kỳ khác nhau trong bối cảnh các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam có thể thay đổi liên tục (tùy theo yêu cầu của quy định pháp luật trong từng giai đoạn và tùy theo nội dung của từng đồ án cụ thể, có thể bổ sung thêm một số chỉ số vào từng nhóm một cách phù hợp), cần xác định loại văn bản quy phạm pháp luật để bám sát trong quá trình xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực thi TPHCM; trên cơ sở đó, xác định các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào ở từng thời kỳ. 2.3.3. Quan điểm của Luận án về sự phù hợp giữa cơ sở pháp lý tại Việt Nam với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên thế giới Theo các quy định pháp luật về lập quy hoạch tại Việt Nam nói chung và Quy hoạch chung TPHCM nói riêng, các yếu tố liên quan đến tính tuân thủ (“nguồn lực”, “hoạt động triển khai”, “kết quả”) và các yếu tố liên quan đến tính hiệu quả (“hiệu quả”, “tác động”) đã được đề cập: - Theo Điều 3 của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 [44], quy hoạch là việc phân bố nguồn lực trên phạm vi lãnh thổ được quy hoạch (“quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định). Trong yêu cầu và nguyên tắc của quy hoạch xây dựng (được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 [38] và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [42]) và trong nội dung các loại quy hoạch xây dựng (được quy định chi tiết tại [8] và [10), yếu tố nguồn lực thực hiện luôn được đề cập. - Tại [10: Điều 2], nội dung báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng bao gồm: hoạt động triển khai (“rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch”; kết quả (ở đây, kết quả chính là “mục tiêu quy hoạch”), tác động, hiệu quả (“đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc 96 thực hiện theo quy hoạch được duyệt). Riêng nhóm chỉ số “tác động” chỉ phù hợp khi đánh giá thực thi hệ thống quy hoạch cấp tỉnh hoặc đánh giá thực thi các quy hoạch tổng thể (ví dụ: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TPHCM); do đó, không cần thiết phải đưa vào bộ chỉ số đánh giá thực thi quy hoạch ngành cấp tỉnh (ví dụ: Quy hoạch chung TPHCM). Cũng theo các quy định pháp luật về việc lập quy hoạch tại Việt Nam nói chung và Quy hoạch chung TPHCM nói riêng, nội dung dự báo của quy hoạch bao gồm các mục tiêu quy hoạch định tính (có thể định lượng hóa) và các chỉ tiêu quy hoạch định lượng. Do đó, việc sử dụng bộ chỉ số định lượng với các nhóm chỉ số (“nguồn lực”, “hoạt động triển khai”, “kết quả”, “hiệu quả”) để đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến tính tuân thủ và tính hiệu quả - đây là các nội dung rút ra từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên thế giới để áp dụng vào đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM là phù hợp với cơ sở pháp lý tại Việt Nam. Sơ kết Chương 2 Cơ sở lý luận về đánh giá thực thi quy hoạch cần lưu ý là: - Các quan điểm cơ bản và phổ biến về sự thành công hay thất bại trong thực thi của quy hoạch. - Các lý thuyết về đánh giá thực thi quy hoạch: theo mục tiêu, theo lý thuyết và dựa vào lý thuyết, theo công năng, theo dữ liệu. - Các phương pháp đánh giá thực thi quy hoạch: định tính và định lượng, tuân thủ và hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng. - Việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM sẽ kế thừa các lý luận tại [25] và được xem xét trong tương quan với các bài kinh nghiệm trên thế giới. - Kết quả thực thi quy hoạch được tác động bởi các yếu tố: (i) liên quan đến bản chất của quy hoạch; (ii) liên quan đến bối cảnh của quy hoạch; (iii) liên quan đến chính sách thực thi quy hoạch. Cơ sở thực tiễn về đánh giá thực thi quy hoạch trên thế giới: 97 - Cách thức phối hợp giữa đánh giá tính tuân thủ và đánh giá tính hiệu quả trong đánh giá thực thi các quy hoạch mang tính chiến lược nhưng được lập theo phương pháp tổng thể. - Cách thức xây dựng bộ chỉ số định lượng để đánh giá thực thi quy hoạch. - Cách thức xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực thi gồm nhiều nhóm chỉ số để có thể đánh giá thực thi quy hoạch một cách toàn diện về nhiều mặt. - và cách thức thiết lập mối quan hệ giữa các chỉ số, giữa các nhóm chỉ số để có cơ sở xác định các vấn đề phát sinh từ thực trạng thực thi quy hoạch và phân tích các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của các vấn đề trên. Cơ sở pháp lý về đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam: - Các quy định về đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam nói chung. - Các quy định về đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM nói riêng. Như vậy, cơ sở khoa học (bao gồm: cơ sở lý luận về đánh giá thực thi quy hoạch, cơ sở thực tiễn về đánh giá thực thi quy hoạch trên thế giới, cơ sở pháp lý về đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam) được xác định trên là căn cứ để đề xuất bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM, được nêu tại nội dung Chương 3. 98 Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ SỬ DỤNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC THI QUY HOẠCH CHUNG TPHCM Thực trạng đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM và các cơ sở khoa học nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực trạng trên là các căn cứ để: (i) xây dựng hệ thống quan điểm đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM; (ii) xác định mục tiêu đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM; (iii) đề xuất bộ chỉ số đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM; (iv) đánh giá thực thi “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025” trong giai đoạn 2010-2015. 3.1. Hệ thống quan điểm đánh giá thực thi Quy hoạch chung TPHCM Tại Chương 1 và Chương 2, việc xác định các vấn đề cần đặt ra và việc xây dựng các quan điểm của Luận án dựa trên các chứng cứ và lập luận: - Các chứng cứ thu thập từ tình hình thực tiễn và các công trình nghiên cứu liên quan đã thực hiện. - Lập luận
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_viec_thuc_thi_quy_hoach_chung_xay_dung_tai.pdf
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ - NCS PHẠM TRẦN HẢI.pdf
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾNG VIỆT - NCS PHẠM TRẦN HẢI.pdf
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾNG ANH - NCS PHẠM TRẦN HẢI.pdf