Luận án Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam
ữ liệu từ cuộc khảo sát chính thức, Nhóm chuyên gia thứ nhất đƣợc mời để thực hiệ ảo luậ 5 với mục đích: (i) Đánh giá kết quả khảo sát chính thức và (ii) Phân nhóm và đặt tên các nhóm RR. Từ kết quả khảo sát thể hiện ở Phụ lục 15, có 7 nhân tố với RIS < 3.0. Sau khi xem xét phân tích từng nhân tố, các chuyên gia đã thống nhất loại bỏ các nhân tố này trong quá trình phân loại và phân tích kế tiếp. Từ 44 NTRR còn lại với RIS > 3.0, các chuyên gia lại một lần nữa hội ý để phân nhóm và đặt tên các nhóm. Cuối cùng, kết quả cũng đƣợc thống nhất với các nhóm đƣợc đặt tên nhƣ sau: (1) NTRRKT; (2) liên quan đến môi trường thiên nhiên; (3) liên quan đế ; và (4) R . Kết quả đƣợc trình bày cụ thể ở Bảng 3.2. 58 Bảng 3.2 Bảng phân nhóm các NTRR Stt Nhân tố Fr Im RIS I Nhóm các NTRRKT 1 Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém 3.38 4.00 3.68 2 Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trƣớc thời hạn 3.53 3.75 3.64 3 Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lƣợng 3.46 3.68 3.57 4 Năng lực cán bộ TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. 3.28 3.84 3.55 5 Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn 3.42 3.66 3.54 6 Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo (thiếu, lạc hậu, không đăng kiểm) 3.45 3.58 3.51 7 Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình 3.04 4.02 3.50 8 Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật 3.15 3.87 3.49 9 Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa 3.42 3.55 3.48 10 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn không đầy đủ, còn nhiều sai sót 3.29 3.69 3.48 11 Sai sót trong công tác giám sát chất lƣợng của NTTC 3.31 3.66 3.48 12 Thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn nhiều sai sót 3.25 3.65 3.44 13 Biện pháp TCTC không đảm bảo 3.16 3.74 3.44 14 Khối lƣợng phát sinh không có trong hồ sơ thiết kế 3.53 3.34 3.43 15 Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế 3.05 3.79 3.40 16 Bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN 3.25 3.46 3.35 17 Sai sót trong công tác thí nghiệm 3.02 3.57 3.28 18 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp 2.88 3.7 3.26 19 Hƣ hỏng máy móc, thiết bị thi công 3.18 3.31 3.24 20 Các qui trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công còn nhiều tồn tại 2.88 3.34 3.10 21 Công nghệ thi công đặc biệt, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng 2.76 3.4 3.06 II Nhóm các NTRR do môi trƣờng thiên nhiên 1 Các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, không lƣờng trƣớc đƣợc 2.84 3.53 3.17 2 Các điều kiện thiên tai bất thƣờng (bão lũ, động đất) 2.65 3.59 3.08 III Nhóm các NTRR , thể chế, kinh tế 1 Công tác bồi thƣờng GPMB chậm, không đồng bộ 4.32 4.39 4.35 2 Dự án bị vƣợt chi phí 3.86 3.9 3.88 3 Thủ tục hành chính phức tạp 3.81 3.85 3.83 4 Biến động giá cả nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị 3.74 3.83 3.78 5 Tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản 3.37 4.07 3.70 6 Lãi suất ngân hàng cao 3.5 3.86 3.68 7 Đạo đức nghề nghiệp của NTTC và TVGS kém 3.31 3.93 3.61 59 Bảng 3.2 Bảng phân nhóm các NTRR (tiếp theo) Stt Nhân tố Fr Im RIS 8 Suy thoái kinh tế 3.01 4.07 3.50 9 Thay đổi chính sách, quy định của nhà nƣớc 2.98 3.81 3.37 10 Trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận, vị trí bị chồng chéo, không rõ ràng 3.19 3.24 3.21 11 Tỷ giá hối đoái biến động mạnh 2.82 3.52 3.15 IV Nhóm các NTRR khác 1 Dự án bị chậm tiến độ 4.05 4.03 4.04 2 Chủ đầu tƣ chậm thanh quyết toán 3.88 3.97 3.92 3 Năng lực tài chính của NTTC không đảm bảo 3.74 4.06 3.9 4 Giá bỏ thầu (trúng thầu) quá thấp 3.3 3.89 3.58 5 Trình độ và kinh nghiệm của Nhà QLDA hạn chế 3.09 3.77 3.41 6 Năng lực quản lý điều hành của CĐT kém 3.02 3.83 3.4 7 Các yêu cầu chấp thuận bị chậm giải quyết hoặc bị từ chối 3.34 3.44 3.39 8 Cung ứng vật tƣ yếu kém 3.1 3.5 3.29 9 Sai sót trong việc xử lý vi phạm của NTTC 3.01 3.29 3.15 10 Rủi ro liên quan đến hợp đồng 2.73 3.4 3.05 3.4 NTRR 48% minh c CTGTĐB , RR tro ĐB . 3.4 NTRR 3.5 Phân nhóm - Phân tích đánh giá các NTRRKT 3.5.1 Phân nhóm Nghiên cứ đi sâu , phân loại, xếp hạng, NTRRKT 60 ĐB . ảo luận 5, sau khi RR ch phân NTRRKT. Từ các NTRRKT đã đƣợc xác định, các chuyên gia lại cùng nhau tìm ra những điểm chung giữa các nhân tố trong thực tế sau đó tập hợp lại thành những nhân tố con. Kết quả, các NTRRKT đƣợc phân thành 4 nhóm con đƣợc thể hiện ở Bảng 3.3. Bảng 3.3 Bảng phân loại các NTRRKT Stt Mã hóa Các nhân tố rủi ro kỹ thuật (NTRRKT) 1 Nhóm các NTRRKT liên quan đến CĐT và TVGS 1.1 KT1.1 Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn nhiều sai sót 1.2 KT1.2 Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn 1.3 KT1.3 Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trƣớc thời hạn 1.4 KT1.4 Bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN 1.5 KT1.5 Năng lực TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm 2 Nhóm các NTRRKT liên quan đến Tƣ vấn KSTK 2.1 KT2.6 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều sai sót, không đầy đủ 2.2 KT2.7 Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa 2.3 KT2.8 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp 3 Nhóm các NTRRKT liên quan đến NTTC 3.1 KT3.9 Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém 3.2 KT3.10 Sai sót trong công tác giám sát chất lƣợng của NTTC 3.3 KT3.11 Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lƣợng 3.4 KT3.12 Biện pháp TCTC không đảm bảo 3.5 KT3.13 Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật 3.6 KT3.14 Sai sót trong công tác thí nghiệm 3.7 KT3.15 Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo (thiếu, lạc hậu, ) 3.8 KT3.16 Hƣ hỏng máy móc, thiết bị thi công 3.9 KT3.17 Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế 4 Nhóm các NTRRKT liên quan đến kỹ thuật công nghệ 4.1 KT4.18 Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình 4.2 KT4.19 Khối lƣợng phát sinh không có trong hồ sơ thiết kế 4.3 KT4.20 Các qui trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công còn nhiều tồn tại 4.4 KT421 Công nghệ thi công đặc biệt, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng 61 3.5.2 Phân tích đánh giá các NTRRKT Trong các NTRRKT đã nêu, dễ nhận thấy rằng nhóm các NTRRKT liên quan đến NTTC là nổi trội nhất, chiếm đến 43% tổng số các nhân tố (Hình 3.5). Điều này cũng là điều dễ hiểu khi NTTC là đơn vị trực tiếp triển khai công trình từ trên bản vẽ thành hiện thực. NTTC phải đối mặt với hàng loạt các RR từ lớn đến nhỏ phát sinh hàng ngày. Do đó, việc nắm rõ quy trình QLRR để áp dụng vào dự án đối với các cán bộ, kỹ sƣ của NTTC là một việc hết sức quan trọng. 3.5 NTRRKT Bảng 3.4 trình bày 10 NTRRKT có điểm chỉ số rủi ro cao nhất. Trong 10 nhân tố này, có đến 4 nhân tố xuất phát từ phía NTTC, 3 nhân tố từ phía CĐT và TVGS, 2 nhân tố từ phía Tƣ vấn KSTK và 1 nhân tố về mặt kỹ thuật công nghệ. Ở đây, một lần nữa chúng ta có thể thấy các RR từ phía NTTC trở nên chiếm ƣu thế không chỉ về số lƣợng nhân tố mà còn cả về điểm chỉ số RR. Bảng 3.4 Top 10 NTRRKT hàng đầu Stt Mã hóa Nhóm các nhân tố Fr Im RIS 1 KT3.9 Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém 3.38 4.00 3.68 2 KT1.3 Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trƣớc thời hạn 3.53 3.75 3.64 3 KT3.11 Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lƣợng 3.46 3.68 3.57 4 KT1.5 Năng lực cán bộ TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. 3.28 3.84 3.55 5 KT1.2 Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn 3.42 3.66 3.54 6 KT3.15 Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo (thiếu, lạc hậu, không đăng kiểm) 3.45 3.58 3.51 7 KT4.18 Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình 3.04 4.02 3.50 8 KT3.13 Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật 3.15 3.87 3.49 9 KT2.7 Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa 3.42 3.55 3.48 10 KT2.6 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều sai sót, không đầy đủ 3.29 3.69 3.48 62 3.5.3 Đánh giá quan điểm của các bên liên quan đối với các NTRRKT Để đánh giá quan điểm của các bên liên quan đối với các NTRRKT, phép kiểm định phân tích phƣơng sai một yếu tố ANOVA đƣợc sử dụng. Phép kiểm định trung bình tổng thể Independent Sample T-test đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể với nghiên cứu này cần kiểm định 3 mẫu độc lập với 3 cặp so sánh (1-2; 1-3; 2-3). Lần lƣợt lặp lại lệnh Independent Sample T-test 3 lần với mỗi lần là một cặp so sánh. Tƣơng ứng mỗi lần tiến hành kiểm định nhƣ vậy ta phải chấp nhận một khả năng sai lầm là 5% (tùy mức độ nghiên cứu nhƣng thông thƣờng hay lấy 5%). Thực tế, trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, phép kiểm định phân tích phƣơng sai một yếu tố ANOVA tỏ ra hiệu quả hơn vì nó tiến hành kiểm định tất cả các nhóm kiểm định cùng lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% [31]. Phép kiểm định này đƣợc dùng để kiểm chứng giả thiết các nhóm có trị trung bình bằng nhau. Cụ thể hơn, ANOVA dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ƣớc lƣợng này của mức độ biến thiên, nhà nghiên cứu có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm. Một số giả định đối với phân tích phƣơng sai ANOVA một yếu tố: - Các nhóm so sánh phải độc lập và đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên. - Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn. - Phƣơng sai các nhóm so sánh phải đồng nhất. Giả thiết Ho (giả thuyết Null hay giả thiết rỗng) cần kiểm định là trung bình thực của 3 nhóm đã nói là bằng nhau. Có một quy tắc thƣờng sử dụng trong kiểm định giả thuyết là dùng giá trị p-value. Đây là giá trị xác suất loại bỏ giả thuyết Ho với những thông tin từ dữ liệu tính toán đƣợc, tức là nó cùng ý nghĩa với mức ý nghĩa α. Xác suất này càng cao cho thấy hậu quả của việc phạm sai lầm khi loại bỏ giả thuyết Ho càng nghiêm trọng và ngƣợc lại. Nhƣ vậy quy tắc chung là không bác bỏ giả thuyết Ho khi giá trị p-value đủ lớn. Với quy tắc này, chỉ cần xem xét độ lớn của giá trị p-value mà có thể đi đến kết luận. Nếu p-value < 0.05 thì giả thuyết Ho bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Kết quả kiểm định phƣơng sai cho thấy đánh giá của đại đa số NTRRKT giữa 3 nhóm là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 17a). Kết quả này đƣợc thể hiện trong Phụ lục 17b. Tuy nhiên, chỉ có nhân tố KT7 có giá trị sig. hay p- 63 value là nhỏ hơn 0.05. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng theo phép kiểm định ANOVA cho thấy trị trung bình của đại đa số các nhân tố theo đánh giá của 3 nhóm là giống nhau, chỉ có nhân tố KT7 là khác nhau. Điều này cho thấy có sự thống nhất cao trong việc cho điểm các nhân tố giữa các bên liên quan. Nhƣ vậy nghiên cứu này đã xác định đƣợc 4 nhóm các NTRRKT chính (4 nhóm các nhân tố chính) gồm 21 NTRRKT con. Một khi các NTRRKT xảy ra thì hậu quả của nó là cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến an toàn, chất lƣợng, tiến độ và giá thành của công trình. Mà thực trạng ở Việt Nam hiện nay, các DAGTĐB đang phải đối mặt. Các công trình đã bị sự cố nghiêm trọng nhƣ: hƣ hỏng cầu và đƣờng Văn Thánh 2; sập nhịp dẫn Cầu Cần Thơ, cầu Chợ Đệm, cầu Thanh Trì; bục đáy trụ T3 Cầu Bến Lức; sụt trƣợt và lún nền đƣờng ở tuyến cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lƣơng; lún nền mặt đƣờng ở tuyến cao tốc Giẽ - Ninh Bình; hƣ hỏng nền mặt đƣờng ở tuyến tránh Hà Tĩnh, tuyến tránh Huế; hƣ hỏng bê tông nhựa mặt cầu của Cầu Thăng Long, Cầu Thuận Phƣớc; thi công không đảm bảo chất lƣợng theo hồ sơ thiết kế tại tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây; hƣ hỏng nền mặt đƣờng tuyến Láng - Hòa Lạc, QL 48-2 đoạn Yên Lý - Nghĩa Thuận - Nghệ An; đoạn Hòa Cầm - Hòa Phƣớc, QL1A; đƣờng đầu cầu của Cầu Nam Ô phải làm mới lại hoàn toàn sau khi đƣa vào khai thác 1 tuần; sự cố hố tử thần ở đƣờng Lê Văn Lƣơng kéo dài; sự cố sập cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu; nứt ở các trụ cầu ở cầu Vĩnh Tuy và rất, rất nhiều công trình nữa đã xảy ra sai phạm mà không nêu ra hết. 3.6 Kết luận chƣơng Chƣơng 3 bắt đầu từ việc nhận dạng các NTRR ở các nghiên cứu tƣơng tự đã thực hiện trên thế giới và trong nƣớc. Thông qua 3 cuộc thảo luận với các chuyên gia đã xác định đƣợc 51 NTRR. Tiếp đến, BCH thử nghiệm đƣợc xây dựng. Thông qua cuộc khảo sát thử nghiệm và đánh giá kết quả khảo sát thử nghiệm, nghiên cứu đã xây dựng đƣợc BCH chính thức và tiến hành khảo sát đại trà. Kết quả khảo sát đại trà sau khi đƣợc sàng lọc, nghiên cứu tiến hành phân tích và xếp loại các NTRR theo RIS tổng thể từ cao đến thấp. Thông qua cuộc thảo luận, đánh giá kết quả khảo sát chính thức đồng thời phân loại đặt tên các nhóm RR của các 64 chuyên gia. Nghiên cứu xác định đƣợc 4 nhóm RR chính, đó là: NTRRKT; liên quan đến môi trường thiên nhiên; (3) NTRR liên quan đế , và . Với mục tiêu nghiên cứu là nhóm các NTRRKT. Do vậy, các chuyên gia lại cùng nhau phân loại và đặt tên cho các phân nhóm phụ của nhóm NTRRKT. Kết quả, các phân nhóm phụ đƣợc xác định là: (i) Nhóm các NTRRKT từ phía CĐT và TVGS; (ii) Nhóm các NTRRKT từ phía Tư vấn KSTK; (iii) Nhóm các NTRRKT từ phía NTTC; và (iv) Nhóm các NTRRKT về mặt kỹ thuật công nghệ. Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phân tích phƣơng sai một yếu tố ANOVA để đánh giá xem quan điểm các bên liên quan về các NTRRKT. Kết quả cho thấy có sự giống nhau trong việc cho điểm giữa các bên liên quan trong hầu hết các nhân tố. Khi các NTRRKT đã đƣợc xác định. Vậy giải pháp nào để ứng phó đối với chúng để nâng cao hiệu quả trong quá trình XDCT. Vấn đề này sẽ đƣợc nghiên cứu giải quyết ở Chƣơng 4 với việc sử dụng phƣơng pháp Delphi đã nêu ở Chƣơng 2. 65 CHƢƠNG 4 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC NTRRKT TRONG THI CÔNG XDCTGTĐB Ở VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP DELPHI Từ các NTRRKT đã xác định đƣợc ở Chƣơng 3, mục tiêu của Chƣơng 4 đƣợc thực hiện nhằm hƣớng đến giải quyết đƣợc các mục tiêu: (1) Tìm kiếm những giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam; (2) Phân tích, đánh giá các giải pháp; và (3) Xây dựng hệ thống những giải pháp ứng phó rủi ro tổng thể cho toàn bộ các NTRRKT đã được xác định. 4.1 Quá trình thực hiện phƣơng pháp Delphi 4.1.1 Quá trình lựa chọn chuyên gia Việc lựa chọn các chuyên gia tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đó là lựa chọn các chuyên gia có trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn và sẵn lòng tham gia. Số lƣợng chuyên gia đã đƣợc chỉ ra cụ thể trong một số nghiên cứu nhƣ sau: Al-Jawhar và cộng sự [40] đề xuất số lƣợng chuyên gia từ 5 đến 15 thành viên đối với quần thể đồng nhất và từ 15 đến 30 thành viên đối với quần thể không đồng nhất; Delbecq và cộng sự [62] thì số lƣợng chuyên gia đề xuất từ 10 đến 15 thành viên; Ludwig [85] đề xuất số lƣợng chuyên gia từ 15 đến 20 thành viên; Chitu Okoli [57] đề xuất số lƣợng chuyên gia từ 10 đến 18 thành viên; Hallowell và cộng sự [70] đề xuất số lƣợng chuyên gia từ 12 đến 15 thành viên. Việc lựa chọn chuyên gia tuân thủ theo quy trình của Okoli [93] đƣợc thể hiện ở Hình 4.1 để đảm bảo tìm đƣợc những chuyên gia chất lƣợng nhất. Bƣớc 1: Chuẩn bị danh sách chuyên gia Mục đích của bƣớc này nhằm hỗ trợ việc phân loại chuyên gia trƣớc khi nhận dạng họ và cũng tránh trƣờng hợp bỏ sót các bên quan trọng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Trong giai đoạn này chƣa cần phải ghi tên cụ thể của bất kỳ chuyên gia nào, mà chỉ dừng lại ở mức độ rà soát những tổ chức có liên quan đến nghiên cứu đang thực hiện. Danh sách nhóm chuyên gia đƣợc lựa chọn từ các bên liên quan gồm: CĐT/ Ban QLDA, NTTC, Tƣ vấn KSTK, TVGS, và các nhà nghiên cứu, giảng dạy. 66 Bƣớc 2: Lên danh sách chi tiết chuyên gia Sau khi lên danh sách sơ bộ, bƣớc tiếp theo là điền tên những chuyên gia tiềm năng có thể tham gia vào nghiên cứu từ danh sách đã lập sẵn. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đại diện cho một góc nhìn khác nhau và cố gắng tìm đƣợc những chuyên gia chất lƣợng nhất cho từng nhóm. Quy trình lựa chọn chuyên gia đƣợc thể hiện ở Hình 4.1. Bƣớc 1 Chuẩn bị bảng danh sách sơ bộ Nhận dạng các bên liên quan đến nghiên cứu. Nhận dạng các tổ chức liên quan. Nhận dạng các chuyên ngành học thuật và nghiên cứu. Bƣớc 2 Lên danh sách chi tiết Tên các cá nhân liên quan đến các bên liên quan. Tên các cá nhân liên quan đến tổ chức công tác. Tên các cá nhân liên quan đến chuyên ngành học thuật và nghiên cứu. Bƣớc 3 Đề cử bổ sung Liên hệ với các chuyên gia đã xác định. Có thể nhờ họ kết nối đến với những chuyên gia khác. Bƣớc 4 Xếp hạng các chuyên gia Tạo 5 nhóm phụ, tƣơng ứng với các vị trí công tác khác nhau. Phân loại các chuyên gia. Xếp hạng các chuyên gia. Bƣớc 5 Mời chuyên gia Mời các chuyên gia theo thứ tự ƣu tiên giảm dần. Mục tiêu đạt nhóm chuyên gia từ 10 – 18 ngƣời. Dừng việc mời chuyên gia khi số lƣợng chuyên gia đạt yêu cầu. Hình 4.1 Quy trình lựa chọn chuyên gia (Dựa theo [93]) Bƣớc 3: Đề cử bổ sung Trong giai đoạn này, các chuyên gia tiềm năng đã liệt kê lần lƣợt đƣợc tiếp cận theo những phƣơng cách khác nhau. Họ đƣợc cung cấp các thông tin ngắn gọn về phƣơng pháp Delphi và đƣợc giải thích rằng nghiên cứu đang nhận dạng các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam. Vì bƣớc này chƣa đƣa ra lời mời chính thức đến các chuyên gia tham gia mà chỉ dừng ở việc thu thập thông tin liên quan, đồng thời mở rộng danh sách các chuyên gia từ sự giới thiệu của các chuyên gia trong danh sách. Điều này nhằm mục đích đảm bảo nghiên cứu có thể tiếp cận với càng nhiều chuyên gia chất lƣợng càng tốt. Bƣớc 4: Xếp hạng các chuyên gia Ở bƣớc này, các chuyên gia sẽ đƣợc so sánh để xếp hạng ƣu tiên theo thứ tự giảm dần. Dựa vào thông tin có đƣợc, họ sẽ đƣợc xếp hạng cho từng nhóm. Các tiêu chí để 67 xếp hạng bao gồm kinh nghiệm làm việc, vị trí công tác, số lƣợng công trình đã thực hiện. Riêng về nhóm các nhà nghiên cứu thì các tiêu chí có thể là học hàm, học vị, số lƣợng bài báo, công trình nghiên cứu khoa học Bƣớc 5: Mời chuyên gia Dựa vào bảng xếp hạng, các chuyên gia sẽ đƣợc liên hệ và giải thích về mục tiêu của nghiên cứu và quy trình thực hiện, bao gồm cả những cam kết tham gia. Trong nghiên cứu này, BCH sẽ đƣợc gửi đến các chuyên gia bằng cách gửi trực tiếp và gửi qua email. Ở từng vòng, các chuyên gia đƣợc gửi BCH và cam kết hoàn thành cùng một thời điểm. Việc mời chuyên gia đƣợc tiến hành cho đến khi đạt số lƣợng tối thiểu yêu cầu. Kết quả, nghiên cứu đã chính thức nhận đƣợc sự chấp nhận cam kết tham gia của 24 chuyên gia. Kết quả thông tin các chuyên gia đƣợc thể hiện ở Phụ lục 18. Thành phần nhóm chuyên gia: Nhóm CĐT/ Ban QLDA 5 ngƣời; nhóm NTTC 7 ngƣời; nhóm Tƣ vấn KSTK 4 ngƣời; nhóm TVGS 4 ngƣời và nhóm học thuật 4 ngƣời. Kết quả thông tin các chuyên gia nhƣ sau: (i) Theo số năm kinh nghiệm: từ 7 đến 10 năm chiếm 21%, từ 11 đến 15 năm chiếm 21%, từ 16 đến 20 năm chiếm 46%, trên 20 năm chiếm 12%; (ii) Theo trình độ học vấn: Đại học chiếm 33%, Thạc sĩ chiếm 46%, Tiến sĩ chiếm 13%, Kỹ sƣ cao cấp chiếm 4%, PGS – TS chiếm 4%; (iii) Theo vị trí công tác: NTTC chiếm 29%, Tƣ vấn KSTK chiếm 16%, TVGS chiếm 17%, CĐT/ Ban QLDA chiếm 21%, Nhà nghiên cứu chiếm 17%. 4.1.2 Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu Hình thức gửi BCH: BCH Delphi sẽ đƣợc gửi đến các chuyên gia thông qua hình thức gửi trực tiếp và email. Các chuyên gia có quyền lựa chọn hình thức thuận tiện cho mình nhất. Nhiều chuyên gia lựa chọn hình thức gửi trực tiếp để đƣợc trao đổi sâu hơn về các khía cạnh của nghiên cứu. Phần còn lại chọn hình thức gửi mail vì họ không có nhiều thời gian để gặp trực tiếp. Hơn nữa, hình thức gửi mail có ƣu điểm nữa là họ thích trả lời bất kỳ lúc nào họ muốn. Xây dựng BCH: Quá trình xây dựng BCH Delphi đƣợc tiến hành qua 3 giai đoạn đƣợc thể hiện trong Hình 4.2. 68 Giai đoạn 1
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_quan_ly_rui_ro_ky_thuat_trong_thi_cong_co.pdf
- Trang thong tin (tieng Viet).docx
- Trang thong tin (tieng Anh).docx
- Phu luc.pdf
- Noi dung tom tat luan an (tieng Viet).pdf
- Noi dung tom tat luan an (English).pdf