Luận án Quy hoạch xây dựng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quy hoạch xây dựng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quy hoạch xây dựng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững
i vùng đô thị TP.HCM (có diẹ ̂n tích 30.404km2). Đồng thời phát triển theo 4 hướng, XD các khu đô thị mới: + Hành lang phát triển đô thị về phía Nam, Đông Nam tiến ra biển gắn với khu Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ và Nhơn Trạch - Long Thành (Đồng Nai). + Hành lang phát triển về hướng âây, âây - Nam dọc trục Nguyễn Văn Linh kết nối các khu đô thị phía Nam, Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh. + Hành lang phát triển về phía Bắc, âây Bắc gắn với Củ Chi, Hóc Môn, dọc quốc lộ 22 - trục xuyên Á nối với tỉnh Tây Ninh và Campuchia. + Hướng phát triển chính về Đông Bắc gắn với huyẹ ̂n Dĩ An (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai) được ưu tiên đầu tư để tạo bộ khung hạ tầng. Phân bố khu công nghiệp, khu chế xuất. Phát triển ngành công nghiệp tiên tiến, hàm lượng khoa học công nghệ cao với các khu công nghiệp ngoại thành. Phát triển trung tâm đô thị mới (cấp khu vực). QH trung tâm đô thị mới trên cơ sở mở rộng khu đô thị hóa vượt ra ngoài nội thành, phạm vi phục vụ trải đều ngoại thành. 67 Định hướng của TP.HCM trong phân vùng QH phát triển đô thị Theo định hướng phát triển không gian đến năm 2025, TP.HCM sẽ là trung tâm công nghiệp dịch vụ của khu vực Đông Nam Á, Đông Á; là siêu đô thị hiện đại với thiết kế đô thị phát huy truyền thống lịch sử dựa trên điều kiện tự nhiên đặc thù. Bán kính nội thành là 15 km. Thành phố phát triển đa tâm với trung tâm tổng hợp tại nọ ̂i thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển trên. Theo điều chỉnh QHC TP.HCM, thành phố được chia thành 6 khu vực. Phân vùng A, B, C, D: là nọ ̂i thành hiẹ ̂n hữu. Dự báo mạ ̂t đọ ̂ dân số giảm. Phân vùng E: Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, quạ ̂n 9. Hiẹ ̂n mạ ̂t đọ ̂ dân số thấp nhu ̛ng dự báo tăng do các dự án phát triển đô thị đu ̛ợc QH. Phân vùng F: Huyẹ ̂n Cần Giờ. Phần lớn là khu bảo tồn. Kiểm soát nghiêm hoạt động phát triển đô thị: dự báo mạ ̂t đọ ̂ dân số ta ̆ng từ 0,9 lên 2,0 – 3,0 ngu ̛ời/ha. Theo dự báo dân số các phân vùng, có b̉ng 2-1 dự báo dân số các huyện. Bảng 2-1: Dự báo dân số các huyện TP. HCM năm 2020 N uồ, tVêệ,t, âên,tc ứutpâuitiúêể,thP.CC, Huyện Củ Chi Hóc Môn Bình Chánh Nhà Bè Cần Giờ Dân số (người) 2020 515.630 557.990 646.470 149.040 83.886 2.4.2. Định hướng phát triển các huyện ngoại thành TP.HCM Định hướng QHC huyện Củ Chi đến năm 2020 Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, du lịch. Quy mô dân số: Dự kiến năm 2020 là 800.000 người (nông thôn 200.000 người). Phân bố sử dụng đất toàn huyện năm 2020: Diện tích đất tự nhiên 42.848 ha Đất ở: 4.300 ha, 10% (Trong đó đô thị 2.500 ha, nông thôn 1.800 ha); Công trình công cộng: 280ha (0,7%); Cây xanh công cộng: 990ha (2,3%); Giao thông: 2.030 ha (4,7%); Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 1.450 ha (3,4%); Đất hạ tầng kỹ thuật: 200 ha (0,5%); Sông rạch: 2.990ha (7,0%); Quân sự: 450 ha (1,1%); Đất nông lâm nghiệp, dự trữ phát triển: 29.710ha (69,3%); Đất khác: 448 ha (1,0%). Bảng 2-2: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng đất huyện Củ Chi đến năm 2020 N uồ, tSởtQCtiế,tiúcc thP.CC,t 68 Loại chỉ tiêu Đơn vị tính QH điều chỉnh - Dân số người 700.000 - Mật độ dân số người / ha 16 - Mật độ XD (khu vực đô thị) % 25 - 30 - Đất dân dụng m2 / người 80 - 90 + Đất khu ở - 50 - 60 + Đất CTCC - 4 - 5 + Đất cây xanh - 12- 15 + Đất giao thông - 14 - 18 - Chỉ tiêu cấp điện đô thị Kwh / người / năm 1.400 Chỉ tiêu cấp điện nông thôn - 800 - Chỉ tiêu cấp nước đô thị l/ người/ ngày đêm 160 Chỉ tiêu cấp nước nông thôn - 60 Định hướng QHC huyện Cần Giờ đến năm 2020 Cơ cấu kinh tế: bảo vệ khu dự trữ sinh quyển kết hợp du lịch; đầu mối hạ tầng kỹ thuật TP.HCM; phát triển thương mại dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp XD. Quy mô dân số: Quy mô dân số năm 2025 là 300.000 người. Dân số dự kiến đến năm 2020 là 120.000 người, dân số dự kiến đến năm 2025 là 300.000 người. Phân bố dân cư: 71.021,6 ha, 300.000 người, phân bổ trong các khu dân cư Bình Khánh; An Thới Đông; Dần Xây; Cần Thạnh, Long Hòa và các khu dân cư nông thôn. Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020: - Đất dân dụng: 1.925,53 ha (2,73%), trong đó đất ở 1.430,8 ha (2%) (đất ở đô thị: 596,11 ha, (0,85%); đất ở nông thôn: 834,69 ha, (1,2%); đất công trình công cộng: 115ha (0,16%); đất cây xanh 69,6 ha (0,1%); đất giao thông nội 310,09 ha (0,4%) - Đất khác trong khu dân dụng: 233,37 ha (0,3%), trong đó đất công trình công cộng cấp thành phố là 226 ha (0,3%); đất tôn giáo: 7,37 ha (0,01%). - Đất ngoài dân dụng: 68.262,68 ha (96,9%). Chỉ tiêu QH - kiến trúc: (Cuc tc âỉtiênutiâuc tiâi, tuuy tđị,â) Bảng 2-3: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng đất huyện Cần Giờ đến năm 2020 N uồ, tSởtQCtiế,tiúcc thP.CC,t 69 STT Loại chỉ tiêu Đơn vị Đồ án QHC 1 Đất ở m2/người 74,5 2 Đất CTCC m2/người 9,1 3 Đất cây xanh m2/người 14,7 4 Đất giao thông nội m2/người 26,1 Định hướng QHC huyện Nhà Bè đến năm 2020 Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - cảng, thương mại và dịch vụ với thế mạnh công nghiệp quy mô lớn gắn với cảng biển. Nơi bố trí công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng, khu dân cư đô thị và một số chức năng đặc biệt của TP.HCM. Quy mô dân số, cơ cấu sử dụng đất, các chỉ tiêu sử dụng đất QH đô thị: Quy tm itân,tsố: Dự kiến năm 2020 là 540.00 người. Dựtiế,tpân,táốtân,tc ư 10.055,57 ha, 540.000người, phân bổ theo 5 cụm ở. Cơ cấu sử dụng đất và chỉ tiêu QH - kiến trúc đến năm 2020: Bảng 2-4: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng đất huyện Nhà Bè đến năm 2020 N uồ, tSởtQCtiế,tiúcc thP.CC,t TT Loại chỉ tiêu Đơn vị Điều chỉnh QHC 1 - Dân số người 400.000 -540.000 + Dân số đô thị 526.000 + Dân số nông thôn 14.000 2 - Mật độ dân số người/km2 398 - 537 3 - Chỉ tiêu đất dân dụng m2/người 80 - 90 + Đô thị m2/ người + Nông thôn m2/ người 157 - 182 - Đất ở đô thị m2/ người 45 - 50 Đất ở nông thôn m2/ người 55 - 65 - Đất công trình công cộng m2/người 5 - 8 - Đất cây xanh đô thị m2/ người 11 - 14 4 Mật độ XD chung % 18 - 25 Đất dân dụng 4.487,49 ha. Trong đó đất ở 2.634,71 ha (đất ở đô thị 2.002,23 ha; Đất ở dịch vụ du lịch 632,48 ha; Công trình công cộng 320,52 ha; Cây xanh 667,35 ha; Giao thông 864,91 ha; Đất khác ở khu dân dụng 588,6 ha; Đất ngoài dân 70 dụng 4.979,4 ha. Trong đó: Đất sản xuất 1.088,71 ha; Đất chuyên dùng 157,1 ha; Đất cảng 440,44 ha; Đất công nghiệp dịch vụ 376,63 ha; Giao thông đối ngoại 449,91 ha; Nghĩa trang 50 ha; Hạ tầng kỹ thuật 40 ha; An ninh quốc phòng 129,05 ha; Cây xanh cách ly 274,42 ha; Sông rạch 1.773,16 ha; Đất nông thôn: 20 ha. Định hướng QHC huyện Hóc Môn đến năm 2020 Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp kinh tế vườn. Quy mô dân số năm 2020 là 650.000 người (dân số nông thôn 180.000 người) Phân bố sử dụng đất đến năm 2020 là 10.952 ha: XD nhà ở 3.25 ha; công trình công cộng: 325 ha; cây xanh, công viên, thể thao 780 ha; giao thông 1.01 ha; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 400 ha; hạ tầng kỹ thuật. 96 ha; nghĩa trang nghĩa địa 15 ha; sông rạch 554 ha; quân sự 52 ha; nông nghiệp, dự trữ phát triển: 4.470 ha. Hướng bố cục QH, phân khu chức năng: Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cơ sở có xử lý ô nhiễm bố trí xen cài trong các khu dân cư. Khu dân cư: đô thị, nông thôn. Mật độ XD thưa gắn với ruộng đồng. Công viên, cây xanh công cộng kết hợp giải trí tại thị trấn, quy mô 20 ha; Sân Golf Nhị Xuân 100 ha, khu du lịch An Hạ (Tân Thới Nhì) 250 ha. Đất khác: Nhà máy xử lý nước, rác 40ha; nghĩa trang 3ha, 10ha. Đất nông nghiệp (dự trữ phát triển huyện, TP.HCM ) 4.470 ha. Định hướng phát triển Giao thông: Phát triển, mở rộng hệ thống giao thông bộ, bến xe hiện hữu. XD một số cảng, bến sông nhỏ. XD tuyến đường sắt. Định hướng QHC huyện Bình Chánh đến năm 2020 Chức năng: trung tâm kinh tế, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông, đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Tây–Nam thành phố. Ngoài ra, Bình Chánh còn là trung tâm giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Phát triển các khu dân cư mới nhằm giảm áp lực dân cư nội thành. Các chỉ tiêu QH - kiến trúc: iâutđitiâịtNa m tiân,âtpâố: Chỉ tiêu đất dân dụng: 45m2/người. iâutđitiâịtiâác: 68-72, m2/người, gồm: đất ở: 41- 42,5 m2 /người; đất công cộng: 3-4 m2 /người; cây xanh: 9,5-11 m2 / người; giao thông: 13-16 m2/ người iâut ân,t c ưt ,i, t iâi,: 168-177m2/người: đất ở 55-60m2/người; ao vườn 71 100m2/người; đất công cộng 3-4m2/người; cây xanh 3-4 m2/người; giao thông 7-9 m2/người. ,ậitđộtXD chỉnh trang khu nhà ở hiện hữu là 40 - 50%; Nhà ở mới 30 - 35%. h̀, tc a tXD: xác định về chiều cao XD công trình cho từng khu vực. Tuân thủ quy định hạn chế chướng ngại vật sân bay và quy định về quốc phòng. 2.4.3. Kịch bản BĐKH Các kịch bản BĐKH tại VN gồm 3 kịch bản [4]: thấp (B1), trung bình (B2), cao (A2, A1FI). Kịch bản BĐKH, nước biển dâng đối với VN được khuyến nghị sử dụng thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2) (Hình 2-1, 2-2, 2-3, 2-4). Thông số của các kịch bản thể hiện trong các pâụtlục t6a, b,c, d, e, f. Kịch bản B1: Điều kiện chung toàn cầu đồng nhất với các thay đổi nhanh về các dịch vụ, thông tin kinh tế, khoa học công nghẹ ̂ đạt hiệu quả cao. Các giải pháp toàn cầu về KT -XH, môi tru ̛ờng và phát triển bền vững cân bằng. Cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình ở phía Bắc sẽ tăng so với trung bình thời kỳ 1980 -1999 từ 1,6 - 1,9ºC, ở phía Nam từ 1,1 -1,4ºC. Lượng mưa tăng 5% ở Bắc- Bắc Trung Bộ, từ 1 -2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với thời kỳ 1980 –1999. Kịch bản phát thải thấp B2: Phản ánh thay đổi nhanh cơ cấu kinh tế hướng tới dịch vụ và thông tin, giảm cường độ sử dụng nguyên vật liệu và áp dụng công nghệ sạch, hiệu suất về tài nguyên nhưng không có sáng kiến khí hậu mới. Phát triển KT- XH, môi trường bền vững theo khu vực. Dân số, kinh tế tăng trưởng vừa phải, khoa học công nghẹ ̂ phát triển không cao nhu ̛ng đa dạng so với A1, B1. Khí hậu ở kịch bản B2 năm 2050 ít thay đổi so với khí hậu cơ sở. Nước biển dâng 24cm. Kịch bản phát thải cao A2: Điều kiện chung toàn cầu không đồng nhất, kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển chạ ̂m, da ̂n số tăng nhanh, nhưng sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn. Mực nước biển dâng 26cm. 2.4.4. Các yếu tố tác động đến QH phát triển ngoại thành Có 8 yếu tố tác động ảnh hưởng tới QH phát triển của ngoại thành TP.HCM được trình bày dưới đây theo thứ tự mức độ tác động ảnh hưởng giảm dần. Thứ nhất: Yếu tố tự nhiên. Địa hình. Địa hình là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác QH 72 XD khu vực ngoại thành TP.HCM. Địa hình ngoại thành TP.HCM phần lớn bằng phẳng, thấp, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. TP.HCM có 2 dạng đất trũng thấp chiếm 55% diện tích ngoại thành rất thấp so với mực nước biển, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày nên không thuận lợi cho XD cơ bản. Thuỷ văn: TP.HCM nằm giữa sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai và có mạng lưới sông ngòi kênh rạch đa dạng, là nguồn nước ngọt chính. Nét nổi bật chi phối chế độ dòng chảy là sự xâm nhập của thuỷ triều. Trừ Củ Chi, các huyện đều bị ảnh hưởng ngập lũ (61,8 % diện tích chưa kể sông rạch) Các điều kiện tự nhiên khác: Đất đai ngoại thành TP.HCM có hạn chế về diện tích, phẩm chất (Hình 2-5). Chỉ có nhóm đất phù sa không nhiễm, nhiễm ít phèn (12,6%), trong đó đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng suất lúa cao. Các nhóm còn lại ít màu mỡ, chỉ trồng được cây công nghiệp hoặc không thể canh tác nông nghiệp. Do tác động của BĐKH nên triều ngày càng cao. Các huyện thấp Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh sẽ bị ngập làm cho quỹ đất nông nghiệp suy giảm trầm trọng. Đất thuận lợi cho XD cơ bản ở ngoại thành không nhiều, đòi hỏi QH XD ở ngoại thành phải hợp lý, hiệu quả để không lãng phí quỹ đất vốn rất hạn hẹp. [2] Do vậy, yếu tố tự nhiên có vai trò lớn trong định hướng phát triển không gian và sự phát triển bền vững đô thị. Đó là yếu tố chiếm vị trí quan trọng và có tác động lớn tới QHXD. Thứ hai: Yếu tố kinh tế âác động của QH tổng thể phát triển KT-XH. QH tổng thể phát triển KT-XH TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn tới 2025 xác định TP.HCM phát triển công nghiệp hàm lượng chất xám, giá trị kinh tế cao. Theo đó, thành phố phải cấu trúc lại các khu chức năng đô thị, phát triển các khu công nghiệp; thương mại, khu kinh tế đặc thù. TP.HCM là trung tâm, đầu mối giao dịch thương mại quốc tế của VN và có vị trí ngã tư đường của phía Đông thế giới, giao dịch thuận lợi giữa Đông -Tây - Bắc. Trong quá trình hội nhập, TP.HCM sẽ có các nhu cầu về không gian mới như công nghệ, dịch vụ cao; công viên khoa học, thương mại... để nắm bắt cơ hội phát triển. âác động chi phối của xu hướng đầu tư của nước ngoài. Do tiềm lực kinh tế hạn chế, sự phát triển TP.HCM phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu 73 tư nước ngoài có xu hướng đầu tư mạnh vào ngoại vi TP.HCM do có thể có lợi ích tối đa. Theo đó, khu vực ngoại thành tất yếu sẽ đối mặt với thách thức phải tiếp tục chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ chiến lược phát triển này. Nhưng đầu tư công nghiệp ở ngoại thành là điều kiện thuận lợi cho đô thị hoá, song chưa đảm bảo thúc đẩy đồng bộ ngoại thành, chưa thực sự nâng cao chất lượng sống cho người dân. Tác động của tăng trưởng kinh tế nâng cao thu nhập của dân cư nội thành Số hộ gia đình có thu nhập cao ở đô thị muốn được hưởng thụ tốt hơn về môi trường sống, cơ sở hạ tầng tăng nhanh. Xuất hiện nhu cầu chuyển tới các khu đô thị mới XD đồng bộ, tiện nghi ở vùng ven hoặc có thêm biệt thự vườn ở ngoại thành để nghỉ dưỡng. Ngoại thành phải đáp ứng các nhu cầu này (tăng tỷ lệ thuận với thu nhập), tất yếu sẽ tác động tới quỹ đất, cảnh quan kiến trúc và các vấn đề xã hội ở đó. Các tác động trên đều gây áp lực về đất đai, kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải sẽ tiếp tục tác động, ảnh hưởng tới ngoại thành. QH XD, quản lý QH ở ngoại thành theo đó tiếp tục bị áp lực bởi phát triển tự phát và về phát triển bền vững. Thứ ba: Yếu tố xã hội Vấn đề đô thị hoá: Đô thị hóa làm diện mạo đô thị thay đổi theo hướng hiện đại, tiện nghi. Đô thị hóa như ở nước ta lại luôn đi kèm với thu hẹp ruộng đất và giảm việc làm nông nghiệp. Lao động ngoại thành lại chưa được đào tạo để tham gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đời sống. Do vậy, đã xuất hiện các không gian dịch vụ tiêu dùng chứ chưa phải tái sản xuất, dần sẽ đẩy con người tới bất ổn, nảy sinh các nguy cơ đe dọa sự phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng [31]. Vấn đề đầu cơ làm tăng giá trị đất ngoại thành. Sự phát triển mạnh của các dự án đồng bộ về cảnh quan ở ngoại thành đã làm tăng giá trị đất. Xuất hiện đầu cơ đất, nhiều chủ đất không canh tác chỉ ngóng để bán. Có tình trạng XD tự phát quanh khu công nghiệp, nhà máy, trục hạ tầng huyết mạch theo QH hay bỏ hoang đấ. Vấn đề di cư. Dân số TP.HCM tăng, ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đòi hỏi phải QH XD hợp lý để đáp ứng cuộc sống cho dân số tăng. Di dân nông thôn - đô thị song hành với đô thị hóa gây các hậu quả như làm tăng mật độ dân số, áp lực quá tải. Di cư làm một bộ phận dân cư ngoại thành thất nghiệp. Kinh tế phát 74 triển, TP HCM sẽ đối diện với áp lực lớn về dân số, nhất là di dân cơ học. Do vậy, ngoại thành sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức về vấn đề di cư. Vấn đề lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động. TP.HCM có tốc độ phát triển nhanh. Dân số ngoại thành tăng nhanh. Lao động ngoại thành bị dồn nén ở nông nghiệp năng suất, thu nhập thấp. Lao động mất việc do thu hồi đất lớn (1ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi 20 nông dân mất việc làm). Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động trực tiếp, lâu dài tới người dân ngoại thành. [35] Một thực tế là hiện nay người nông dân không thực sự mặn mà với sản xuất nông nghiệp do thu nhập thấp. Có tâm lý chung là làm nông nghiệp là vất vả, là nghèo khó. Tâm lý này làm mất đi tính chuyên nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Vấn đề áp lực của việc mở rộng nội thành, phát triển các chức năng đô thị. Quá trình mở rộng địa giới hành chính thành phố diễn ra liên tục trong lịch sử. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc mở rộng đô thị, đưa công nghiệp ra ngoại thành, phát triển các khu đô thị giảm sức ép cho nội thành, tạo không gian mới là nhu cầu tất yếu khách quan không thể tránh được. Dân số TP.HCM tăng nhanh, ngoài áp lực đáp ứng cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho số da ̂n hiện có, thành phố phải cung ứng thêm cho 200.000 người/năm. Mở rộng ra ngoại thành để đáp ứng đòi hỏi bức thiết này là yêu cầu của thực tiễn. Dù thị tru ̛ờng đất chững, áp lực phát triển tự phát vẫn đe doạ việc mở rộng không gian TP.HCM. TP.HCM là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị nên bị áp lực phát triển xứng tầm. Như vậy, các yếu tố xã hội đã làm nảy sinh các vấn đề về thu hồi đất nông nghiệp, về biến đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu việc làm, về biến động dân số, về phát triển tự phát. Các vấn đề này là ảnh hưởng tới các dữ liệu chính của việc lập QH XD nên chắc chắn sẽ tác động mạnh đến QHXD ngoại thành. Thứ tư: Yếu tố môi trường Ngoại thành TP. HCM có lợi thế tự nhiên về môi trường. Thành phố có nguồn lực mạnh để thực hiện các dự án lớn về môi trường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường của đô thị văn minh, hiện đại. Ô nhiễm vẫn nặng nề ở các 75 ngành: công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm chất thải sinh hoạt. Hệ thống khung bảo vệ môi trường như các vành đai xanh chưa được chú trọng bảo vệ [5]. Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông thấp hơn nhiều tốc độ đô thị hóa và số phương tiện giao thông làm giảm tính bền vững của thành phố [10]. Tăng trưởng đô thị tác động làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và mối quan hệ dân cư, môi trường. Tình trạng XD tự phát ở ngoại thành rất bức xúc, đòi hỏi các biện pháp cấp bách, hiệu quả nếu không cái giá để giải quyết hậu quả môi trường sẽ rất lớn [3]. Những thách thức vể môi trường ở ngoại thành chưa được thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn có tác động tiêu cực lớn với tăng trưởng kinh tế, chất lượng sống, đòi hỏi công tác QHXD ngoại thành phải được quan tâm đúng mức để giảm ô nhiễm. Thứ năm: Yếu tố BĐKH Theo dự báo VN là 1/5 quốc gia chịu tác động mạnh của BĐKH. Thực tế diễn ra cho thấy đó là vấn đề đáng lo ngại. BĐKH theo kịch bản xấu nhất sẽ có nhiều khu công nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp. Diện tích đất phát triển công nghiệp bị thu hẹp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ dù đất nông nghiệp còn gần 120.000 ha. Theo kịch bản BĐKH lạc quan nhất thì vùng nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn ở Bình Chánh và một phần Hóc Môn, Củ Chi. BĐKH theo kịch bản xấu nhất thì hầu hết vùng nông nghiệp của Bình Chánh, Hóc Môn, một phần Củ Chi, Cần Giờ sẽ bị ảnh hưởng. BĐKH tác động mạnh tới công tác QH ngoại thành TP.HCM về bố trí, tổ chức lại các không gian chức năng nhằm giảm nhẹ được các nguy cơ, thiệt hại của BĐKH. Thứ sáu: Yếu tố văn hoá Đô thị hóa làm thay đổi đời sống xã hội ở ngoại thành. Văn hoá đô thị nâng cao sức sống, trình độ hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nông dân, song làm mai một kho tàng di sản văn hoá ở đó [49]. Tệ nạn xã hội len vào cuộc sống làng quê yên ả phá vỡ tình cảm, mối quan hệ vốn rất bền chặt làm các truyền thống tốt đẹp phai nhạt dần. Quá trình đô thị hóa
File đính kèm:
- luan_an_quy_hoach_xay_dung_ngoai_thanh_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf
- 7. TRÍCH YẾU LATS - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG.pdf
- 6. PHỤ LỤC LA - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG.pdf
- 4. TÓM TẮT LA - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG - TA.pdf
- 3. TÓM TẮT LA - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG - TV.pdf
- 2. TRANG THÔNG TIN LA - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG - TA.pdf
- 1. TRANG THÔNG TIN LA - NCS LÊ THỊ THANH HẰNG - TV.pdf