Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 05/04/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
4.2. Đặc điểm kinh tế 
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng 
đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến 
khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và 
ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế nông nghiệp và du lịch. Những năm gần đây, điều 
kiện giao thông liên lạc của vùng đã được cải thiện khá nhiều; việc ứng dụng khoa 
học công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông 
thôn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; Cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi theo 
hướng tăng tỷ trọng các ngành: dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp; tỷ trọng 
ngành nông, lâm nghiệp giảm (nhưng bình quân các tỉnh thuộc vùng vẫn chiếm trên 
50%)... 
1.4.3. Đặc điểm văn hóa 
Trình bày đặc trưng văn hóa của cả vùng cũng như đặc trưng vân hóa của từng 
tiểu vùng: Tây Bắc, Đông Bắc. 
1.4.4. Đặc điểm xã hội 
 Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc được cải thiện, nhiều vùng 
đồng bào đã thoát cảnh đói lưu cữu trước đây, tình trạng du canh du cư của đồng bào 
một số vùng nay đã từng bước ổn định, nhiều hộ đồng bào đã trở nên giầu có...Giáo 
dục, đào tạo đạt nhiều tiến bộ. Đồng thời, mức hưởng thụ văn hóa, trong đó có văn 
hóa đọc của đồng bào dân tộc hiện nay đã được cải thiện so với trước rất nhiều. Tuy 
nhiên, nhiều dân tộc ở đây chưa có chữ viết riêng, một bộ phận đáng kể người dân, 
chủ yếu là phụ nữ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, nơi heo hút lưng chừng núi không 
biết hoặc biết rất kém tiếng Việt. Những điều này sẽ ảnh hưởng tới văn hóa đọc của 
bộ phận không nhỏ dân cư miền núi phía Bắc. 
 Tiểu kết 
Đọc là một hoạt động tinh thần của con người. Mặc dù có khá nhiều quan điểm 
khác nhau về văn hóa đọc nhưng tựu trung lại văn hóa đọc đều được nhìn nhận ở thái 
độ với việc đọc và trình độ giải mã văn bản của chủ thể tiến hành việc đọc. Trên cơ sở 
kế thừa và phát triển quan điểm của những người đi trước luận án cho rằng Văn hóa 
đọc là hoạt động đọc ở một trình độ nhất địnhhay nói cách khác văn hóa đọc là tổng 
thể các năng lực của chủ thể hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong 
tài liệu. 
10 
Chƣơng 2 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN 
VĂN HÓA ĐỌC Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 
 2.1. Thực trạng văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 
2.1.1. Năng lực định hướng tới tài liệu đọc của người dân các t ỉnh miền núi 
phía Bắc Việt Nam 
 2.1.1.1. Nhu cầu và hứng thú đọc 
Nhu cầu đọc: Mặc dù có đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, với 
sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như sự phát triển các yếu tố hỗ trợ cho 
việc đọc, việc đọc sách đã được người dân quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy nhu 
cầu đọc đã bắt đầu hình thành nhưng chưa phải chiếm ưu thế so với các hoạt động 
khác trong thời gian rỗi. Hoạt động đọc sách chiếm vị trí thứ 4 trong số các hoạt động 
trong giờ rãnh rỗi, sau các hoạt động xem tivi; giúp đỡ gia đình, truy cập internet. 
Luận án cũng đưa ra những số liệu điều tra xã hội học chứng minh rằng do điều kiện 
sống giữa vùng thành thị và nông thôn ở vùng núi còn có sự chênh lệch lớn, các nhu 
cầu tinh thần, đặc biệt nhu cầu đọc của cư dân hai vùng có sự khác biệt rất rõ nét. 
Về thời gian đọc trong một ngày, có 16,7% cư dân thành thị cho biết họ đã 
dành thời gian để đọc sách báo hàng ngày từ 2-3 giờ trở lên, chỉ có 14% là đọc sách từ 
3-4 giờ, còn đọc 1-2 giờ là 28% và 41,3% người đọc sách dưới 1 giờ hàng ngày. 
Trong khi đó, đối với người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì mỗi ngày đọc sách 
dưới 1 giờ là sự lựa chọn của số đông nhất 30,6%; xếp sau là đọc 1 - 2 giờ 22,5%. Chỉ 
có 3,1% người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa trả lời đọc sách từ 3 - 4 giờ ngày. 
Kết quả này cũng phù hợp với điều kiện sống, lao động hiện nay ở nông thôn miền 
núi phía Bắc nước ta. 
 Luận án cũng phát hiện ra rằng nhu cầu đọc của người dân có sự khác biệt theo 
lứa tuổi. Nếu xét theo lứa tuổi thì người dân thành thị và nông thôn trong các lứa tuổi 
từ 16 - 40 là tham gia tích cực nhất vào các hoạt động tự học, sinh hoạt cộng đồng, du 
lịch, tham quan, Game, Internet. Đọc sách cũng là hoạt động được lứa tuổi này ưu tiên 
hơn so với các lứa tuổi khác. Có sự chênh lệch rõ nét trong nhu cầu đọc theo thành 
phần dân tộc: Nhu cầu đọc của cư dân các dân tộc ít thiểu số thấp hơn so với người 
kinh sinh sống trên cùng một địa bàn. 
Xét theo đặc điểm nghề nghiệp, nhóm công chức, viên chức có tỷ lệ tham gia 
đọc sách cao hơn so với các nhóm khác; thứ đến là nhóm học sinh, sinh viên. Nhóm 
Nông dân, lao động tự do chiếm vị trí cuối cùng.  Ở cả khu vực thành thị và nông 
thôn, nhóm học sinh, sinh viên luôn dẫn đầu trong dành thời gian hàng ngày cho việc 
đọc. Xếp vị trí thứ hai là nhóm công chức, viên chức. Nhóm nông dân, lao động tự do 
chiếm vị trí cuối cùng. 
Nhu cầu về loại hình tài liệu:Người dân miền núi phá Bắc Việt Nam có xu 
hướng đọc tài liệu truyền thống. Nhu cầu đọc tài liệu in đứng vị trí thứ nhất cả ở thành 
11 
thị lẫn nông thôn (chiếm 53,3% và 42,8%); vị trí thứ hai là tranh ảnh hình vẽ 36% và 
30%; thứ ba thông tin trên mạng: ở thành thị - 25,3 % còn nông thôn 3,7%; vị trí thứ 
tư là báo và tạp chí với 21,3% và 11,8%; thứ năm tài liệu nghe nhìn... Như vậy, nguồn 
tài liệu in vẫn được người dân vùng núi yêu thích sử dụng Nhu cầu tài liệu nghe 
nhìn hay dạng tài liệu khác chiếm vị trí cuối trong các loại tài liệu của người dân miền 
núi phía Bắc Việt Nam. 
Thông tin trên mạng với người dân vùng sâu, vùng xa rất hạn chế vì cơ sở hạ 
tầng chưa đồng bộ, kinh tế chưa phát triển nên khó có cơ hội tiếp cận loại hình tài liệu 
này. Nếu so với người dân thành thị, tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận tới Internet 
chỉ bằng 1/3 (12% và 3,7%). 
Luận án cũng đưa ra những số liệu về những khác biệt trong nhu cầu về loại 
hình tài liệu giữa các nhóm ở các dân tộc khác nhau, nghề nghiệp, lứa tuổi. 
Về mức độ sử dụng Internet, kết quả điều tra xã hội học cho thấy có 26,7% 
người dân thành thị và 6,6% người dân nông thôn có sử dụng Internet, mức độ chênh 
lệch lên đến hơn 10 lần. Hiện trạng đó có thể là do Internet chưa tới được nhiều vùng 
cao hoặc các điểm Bưu điện – Văn hóa xã còn yếu chưa thu hút được đông người tới 
sử dụng; Cũng có thể do người dân chưa có điều kiện lắp đặt mạng, mua thiết bị khai 
thác mạng v.v.; Bên cạnh đó theo lĩnh vực nghề nghiệp thì nhóm cán bộ công chức, 
viên chức đứng đầu, tiếp theo là học sinh sinh viên, lao động tự do. Theo thành phần 
dân tộc thì đứng đầu là người Kinh, tiếp theo nhóm dân tộc Tày-Thái-Nùng, vị trí thức 
ba - dân tộc Mường, sau cùng dân tộc H’Mông-Dao và các dân tộc khác. 
Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu,kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu đọc của người 
dân cả ở thành thị lẫn nông thôn thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, tài liệu bằng 
tiếng Việt chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100%, tiếp theo tiếng Tày 14, 9 % ở thành thị và 
17,8% ở nông thôn, tiếng Thái xếp vị trí thứ hai với 14,5% và 16,3%, tiếng Mường 
14,3% và 12,2%, tiếng H’Mông xếp vị trí thư tư với 12,1% và 7,8%, rồi đến tiếng 
Nùng 13,7% và 14,7%; tiếng Dao 12,9% và 10,9%. Trong số nhu cầu về tài liệu nước 
ngoài, nhu cầu về tài liệu bằng tiếng Anh cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm 
tốn với 4,9% và 0,6%. Nhu cầu về tài liệu bằng tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Pháp 
chủ yếu xuất hiện ở thành thị và cũng rất ít (với tỷ lệ tương ứng là 4%, 2 %, 1,6%), ở 
vùng nông thôn hầu như không có. 
Về hứng thú đọc, người dân ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt do những 
vấn đề được họ quan tâm trong đời sống khác nhau. Người dân thành thị có xu hướng 
thích đọc những tài liệu về pháp luật, chính trị. Kết quả khảo sát cho thấy người dân 
thành phố quan tâm nhiều nhất đến sách pháp luật (68,8%), tiếp theo là sách chính trị 
- xã hội 64%. Sách khoa học - kỹ thuật 59,7% và lịch sử 59,2%. Sách văn học 47,6%, 
đứng vị trí thứ sáu Người dân nông thôn quan tâm đến những tài liệu liên quan trực 
tiếp đến hoạt động sống cơ bản của họ. Tài liệu về nông nghiệp được chú ý nhất với 
66,5%. Chủ đề quan tâm nhiều thứ hai là lịch sử. Sách về KHKT, về pháp luật được 
quan tâm nhiều thứ ba và thứ tư với cùng chỉ số 31,5%. Điều đặc biệt thú vị là người 
dân nơi đây thích đọc chuyện cổ tích với 27,1% số người trả lời. 
12 
Về nội dung được quan tâm khi sử dụng tài liệu qua mạng, có thể nhận thấy 
khá rõ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Đối với người dân thành thị vị trí thứ 
nhất thuộc về trả lời là hàng ngày thường đọc tin tức thời sự trên mạng, với 77,1% số 
người trả lời; thứ hailà Văn hóa, thể thao 62,5%; xếp vị trí thứ ba kinh tế xã hội với 
61,2 %; vị trí thứ tư sản xuất nông nghiệp 48,8%. Đề tài về văn học - nghệ thuật có vị 
trí thứ năm với 46,8%, cuối cùng là các nội dung khác 13,3%. 
Người dân nông thôn lại đọc nhiều nhất tài liệu về nông nghiệp với 17,5%. Vị 
trí thứ hai thuộc về đọc tin tức, thời sự với 9,3%. Cũng giống như người dân thành thị, 
người dân nông thôn đọc tài liệu về văn hóa nghệ thuật xếp thứ ba với 8,4%; văn hóa, 
thể thao, chiếm vị trí thứ tư với 6,5%, vị trí thứ năm kinh tế xã hội 6,2%... 
Luận án dẫn các kết quả khảo sát cho thấy hứng thú đọc của các nhóm lứa tuổi 
khác nhau cũng như môi trường sống khác nhau cũng khác nhau và hứng thú đọc của 
các nhóm dân tộc khác nhau cũng có sự phân hoá rõ rệt. 
Về mục đích đọc, kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy:Đọc sách để 
nâng cao hiểu biết là mục đích chủ yếu của người dân vùng núi phía Bắc Việt Nam. 
Về độ tuổi thì 100% trong độ tuổi từ 10 đến trên 50 cả ở thành thị và nông thôn là lựa 
chọn đề mục đọc sách, báo hiểu biết thêm; còn đọc sách, báo giúp cho việc học tập 
được xếp thứ hai cả ở thành phố (75,8%) lẫn ở nông thôn (72,1%). Đọc vì mục đích 
giải trí xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng cả thành thị và nông thôn là 56,8% và 25%... 
2.1.1.2. Khả năng tìm kiếm và lựa chọn tài liệu 
Tìm tài liệu: Tự mua sách. Người dân miền núi mặc dù muốn đọc sách nhưng 
do điều kiện kinh tế hạn chế nên không có thói quen mua sách thường xuyên để đọc. 
Kết quả khảo sát cho thấy số người dân cả thành thị và nông thôn không mua cuốn 
sách, báo nào có tỷ lệ cao nhất, chỉ có 16,4% người dân thành thị và 7,8% người dân 
nông thôn thường xuyên mua sách báo để đọc. 
Theo số liệu thống kê ở thì những người dân thuộc các lứa tuổi từ 16 - 40 mua 
sách riêng nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Theo thành phần dân tộc thì nhóm người 
Kinh mua sách khá thường xuyên. Nhóm dân tộc Tày -Thái- Nùng xếp vị trí thứ hai 
Xét theo nghề nghiệp, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhóm công chức, 
viên chức vẫn chiếm vị trí thứ nhất. Xếp vị trí thứ hai trong mua sách là nhóm học 
sinh, sinh viên. Nhóm nông dân, lao động tự do chiếm vị trí cuối cùng. 
Đọc sách tại thư viện,số người dân miền núi phía Bắc Việt Nam sử dụng thư 
viện để đọc sách còn hạn chế. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ cư dân đã sử dụng thư 
viện ở thành thị là 31,5%, nông thôn 21,2% . Có sự khác biệt khá lớn giữa người Kinh 
và các dân tộc thiểu số: nhóm người Kinh có tỷ lệ đến TV cao nhất 88,2%, tiếp đến 
nhóm Tày-Thái-Nùng 27,9%; nhóm DT Mường 15,8%; nhóm DT H’Mông –Dao 
11,3%. Luận án cũng đưa ra các số liệu về mức độ sử dụng thư viện theo lứa tuổi, 
theo nghề nghiệp Luận án cũng nghiên cứu khả năng tìm kiếm thông tin trong thư 
viện của người dân ở thành thị, nông thôn, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp 
13 
Lựa chọn sách đọc : Có 85,7% người lựa chọn tài liệu đọc dựa vào nội dung 
hấp dẫn; 62,7% lựa chọn tài liệu đọc dựa vào nhan đề; 20% lựa chọn tài liệu đọc dựa 
vào tác giả của tài liệu. 16,8% lựa chọn tài liệu đọc một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Chỉ 
có 3,3% người dân chọn mua sách vì bìa đẹp, độc đáo. Luận án cũng đưa ra số liệu về 
lý do chọn sách của người dân theo lứa tuổi, nghề nghiệp 
 2.1.2. Năng lực lĩnh hội tài liệu 
2.1.2.1. Phương pháp đọc 
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân miền núi phía Bắc Việt Nam (cả 
thành thị và nông thôn) sử dụng phương pháp đọc chậm, đọc có suy nghĩ (60% thành 
thị và 21% nông thôn). Nếu xét theo nơi cư trú thì ở khu vực thành thi, đọc có trọng 
điểm chiếm 33,5% chiếm vị trí thứ hai. Đọc lướt, đọc nhanh được người dân thành thị 
ít sử dụng hơn, chỉ 20,9% và 19,5%. Người dân nông thôn vị trí thứ hai là đọc nhanh 
9,9%; đọc có trọng điểm xếp thứ ba đọc chiếm 5,9%; đọc lướt xếp vị trí cuối cùng 
3,9%. Cách đọc này cũng phù hợp với người dân nông thôn, nơi có ít người có trình 
độ chuyên môn cao... Luận án cũng trình bày phương pháp đọc của từng nhóm dân 
tộc, theo nghề nghiệp, lứa tuổi. 
Về việc ghi lại những điều đã đọc được trong sách báo, chỉ có 18,8% số người 
dân thành thị 6,2% số người dân nông thôn trả lời có thói quen ghi lại những nội 
dung, cảm xúc, đánh giá, nhận xét của mình khi đọc một quyển sách hay hoặc bổ ích. 
Tuy nhiên, có tới 29,2% tổng số người ở thành thị và 25% số người ở nông thôn trả 
lời “đôi khi”, còn số người không bao giờ ghi chép khi đọc chiếm tỷ lệ người đông 
nhất với 52% ở thành thị 68,8% ở nông thôn. Trong luận án cũng có những số liệu về 
ghi chép khi đọc của từng nhóm dân tộc, theo nghề nghiệp, lứa tuổi. 
2.1.2.2. Kỹ năng đọc 
Hiểu và nhớ tài liệu: Cư dân thành thị có khả năng hiểu và nhớ tài liệu cao 
hơn:90% người đọc thành thị và 43,1% bạn đọc nông thôncho rằng họ nhớ nội dung 
chính của quyển sách sau mỗi lần đọc. Nếu xét theo lứa tuổi, ở thành thị, các lứa tuổi 
đều nhớ nội dung chính, rồi mới đến nhớ tên sách, tên tác giả. Ở khu vực nông thôn, 
trong khi các lứa tuổi từ 10 - 15; 21 - 30-41 trở lên lại nhớ nhất nội dung chính thì lứa 
tuổi 16 - 20 và 31 - 40 lại nhớ nhất tên sách. Hầu hết các nhóm đều xếp nhớ tên sách ở 
vị trí thứ ba. Trong luận án cũng có những số liệu về hiểu và nhớ khi đọc của từng 
nhóm dân tộc, theo nghề nghiệp. 
 Về vận dụng kiến thức đã đọc vào thực tiễn, kết quả điều tra cho thấy có 76,2% 
người dân ở thành thị và 65,6% ở nông thôn cho rằng họ đã vận dụng được tri thức đã 
đọc vào đời sống. Số người đánh giá đôi khi vận dụng hoặc không vận dụng được chỉ 
chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong luận án cũng có những số liệu về vận dụng kiến thức đã đọc 
vào thực tiến của từng nhóm dân tộc, theo nghề nghiệp, lứa tuổi. 
2.1.3. Ứng xử với tài liệu 
14 
 Nhìn chung người dân miền núi phía Bắc Việt Nam có ý thức trân trọng sách. 
75,6% người dân thành thị và 47,7% người dân nông thôn trả lời “giữ gìn cẩn thận”. 
Xếp vị trí thứ hai là câu trả lời “gấp trang để đánh dấu với 14,3% tổng số người dân 
thành thị và 38,8% người dân nông thôn lựa chọn. 10,1% người dân thành thị, 8,5% 
người dân nông thôn “cuộn sách lại” khi đọc. Một bộ phận dân cư thành thị (4,2%) và 
nông thôn (3,2%) còn để mất sách. Một bộ phận rất nhỏ bạn đọc nông thôn vẫn còn 
cắt xé trang sách (1,8%); viết vẽ vào sách 1,6%). Trong luận án cũng có những số liệu 
về ứng xử với tài liệu của từng nhóm dân tộc, theo nghề nghiệp, lứa tuổi. 
 2.2. Thực trạng công tác phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi 
phía Bắc Việt Nam 
 2.2.1. Thư viện công cộng với phát triển văn hóa đọc 
2.2.1.1. Tổ chức mạng lưới thư viện 
 Thư viện cấp tỉnh đã được thành lập ở tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 
Thư viện cấp huyện, mặc dù đã được thành lập từ lâu nhưng vẫn tiếp tục phát 
triển do thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện mới, do một số địa phương vẫn 
còn 1 – 2 đơn vị cấp huyện chưa có thư viện (tổng cộng còn khoảng 10 đơn vị cấp 
huyện ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chưa có thư viện cấp huyện). Thư viện, 
phòng đọc sách cơ sở đã được xây dựng ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ những năm 
1960 và hiện đã có ở ½ tổng số đơn vị cơ sở (cấp thôn, bản) ở vùng này. 
Các thư viện tủ sách đồn biên phòng, điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp 
luật cũng đã được thành lập ở hầu hết các xã vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. 
Số lượng thư viện tư nhân ở miền núi phía Bắc Việt Namít (17 thư viện) và 
phần lớn mới được thành lập gần đây 
2.2.1.2 Công tác phát triển văn hóa đọc trong các thư viện công cộng 
Công tác phát triển văn hóa đọc của thư viện cấp tỉnh 
Phục vụ tại thư viện 
Các thư viện tỉnh tổ chức nhiều hình thức phục vụ bạn đọc với các lứa tuổi 
khác nhau: đọc, mượn cho người lơn, trẻ em, một số thư viện có phục vụ người khiếm 
thị; nhiều phòng đọc, mượn tổ chức theo hình thức tự chọn. Số lượng người đọc tăng 
hàng năm. Bình quân mỗi năm, các thư viện tỉnh thu hút được hơn 1.000.000 lượt 
người tới sử dụng. 
Các thư viện tỉnh đều tiến hành thường xuyên việc luân chuyển sách xuống cơ 
sở (mỗi năm 2 - 4 lượt), đặc biệt là Thư viện tỉnh Yên Bái với xe ô tô chuyên dụng 
cho mục đích này. 
Các thư viện cấp tỉnh hàng năm đều tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, 
giới thiệu sách; triển lãm, thi đọc, kể chuyên sách, biên soạn thư mục sách mới; Một 
số thư viện kết hợp với đài PT & TH tỉnh tuyên truyền trên đài, tivi; viết bài giới thiệu 
15 
sách trên website thư viện. Các thư viện tỉnh đều biên soạn các sản phẩm thong tin – 
thư mục, trong đó có những sản phẩm về địa chí. 
Các thư viện cấp huyện, thư viện, phòng đọc sách cơ sở; thư viện, tủ sách đồn 
biên phòng, điểm bưu điện – văn hóa xã; tủ sách pháp luật, thư viện tư nhân có phục 
vụ cộng đồng cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc ở từng 
địa phương. 
Luận án cũng đã trình bày khá chi tiết về cơ sở vật chất (trụ sở, vốn tài liệu), 
nhân lực, kinh phí của thư viện tỉnh, thư viện huyên, thư viện, tủ sách đồn biên phòng, 
điểm Bưu điện - Văn hóa xã; tủ sách pháp luật, thư viện tư nhân có phục vụ cộng 
đồng, những yếu tố giúp các thư viện phát triển văn hóa đọc. 
 2.2.2. Thư viện trường học với phát triển văn hóa đọc 
2.2.2.1. Tổ chức thư viện trường học 
Tại các xã của vùng cao đều có hệ thống trường mầm non, tiểu học và Trung 
học phổ thông cơ sở. Một số xã trung tâm cụm có hệ thống trường cấp ba. Trong đó 
trường phổ thông cơ sở và trường cấp ba có nhiều học sinh nội trú và bán trú. Bình 
quân ở mỗi xã vùng cao có hàng trăm học sinh nội trú và bán trú. Các em học tập và 
nghỉ ngay tại trường. Trường học cũng trở thành điểm sinh hoạt văn hóa của các em. 
Các trường phải có nhiệm vụ thành lập thư viện trực thuộc. 
 (1)Năm học 2012 – 2013: Tổng số thư viện: 1.425, trong đó số TV cấp tiểu học 
là 748, trung học cơ sở 554, trung học phổ thông 123. 
Bảng số 20.Số lượng thư viện và nhân viên thư viện năm học 2012 - 2013 
Số TT 
Số lƣợng thƣ viện Tổng số cán bộ thƣ viện 
Tiểu học THCS THPT Tổng số Biên chế Hợp đồng 
Bắc Kạn 68 42 11 64 56 8 
Hà Giang 172 122 22 372 368 4 
Hòa Bình 193 178 34 317 168 149 
Lai Châu 25 28 13 197 196 1 
Lạng Sơn 189 85 25 374 365 9 
Yên Bái 101 99 18 111 71 40 
Tổng 748 554 123 1.435 1.224 211 
Tổng số TV của 3 cấp 1.425 Tổng số CB TV của 3 cấp 1.435 
16 
 (2) Năm học 2013 - 2014 
Tổng số thư viện: 1.560, trong đó: số TV cấp tiểu học là 771, trung học cơ sở 
665, trung học phổ thông 124. 
Bảng số 21:Số lượng thư viện và nhân viên thư viện năm học 2013 - 2014 
Số TT 
Số lƣợng thƣ viện Số cán bộ thƣ viện 
Tiểu học THCS THPT Tổng số Biên chế Hợp đồng 
Bắc Kạn 75 45 9 87 82 5 
Hà Giang 150 126 23 341 337 4 
Hòa Bình 195 189 34 277 225 52 
Lai Châu 54 56 13 225 214 11 
Lạng Sơn 196 151 25 407 399 8 
Yên Bái 101 98 20 109 74 35 
Tổng 771 665 124 1.446 1.331 115 
Tổng số TV của 3 cấp 1.560 Tổng số CB TV của 3 cấp 1.446 
 (3) Năm học 2014 - 2015 
Tổng số thư viện 1.652, trong đó số TV cấp tiểu học là 813, trung học cơ sở 
702, trung học phổ thông 137. 
 Bảng số 22:Số lượng thư viện và nhân viên thư viện năm học 2014 - 2015 
Số TT 
Số lƣợng thƣ viện Số cán bộ thƣ viện 
Tiểu học THCS THPT Tổng số Biên chế Hợp đồng 
Bắc Kạn 83 72 16 95 92 3 
Hà Giang 177 102 22 428 424 4 
Hòa Bình 196 197 37 266 242 24 
Lai Châu 58 57 15 214 210 4 
Lạng Sơn 200 178 25 407 403 4 
17 
Yên Bái 99 96 22 96 81 15 
Tổng 813 702 137 1.506 1.452 54 
Tổng số TV của 3 cấp 1.652 Tổng số CB TV của 3 cấp 1.506 
2.2.2.2. Công tác phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_van_hoa_doc_o_cac_tinh.pdf