Luận án Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho ECU hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho ECU hệ thống nhiên liệu động cơ diesel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho ECU hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
ng có chế độ làm việc phổ biến hơn hẳn so với ĐCĐT sử dụng trên máy phát điện và trên tàu thủy. Trong đó các chế độ làm việc của động cơ được giới hạn bởi giải tốc độ thay đổi từ nmin đến nđm, và tương ứng tại mỗi nđc xác định thì tải động cơ thể hiện qua công suất Ne lại thay đổi từ 0 (không tải) đến cực đại (toàn tải). Mặt khác, tại mỗi chế độ làm việc của động cơ lại được xác định thông qua tổ hợp các tham số điều chỉnh như góc đánh lửa sớm của động cơ xăng, góc phun sớm của động cơ diesel, lượng nhiên liệu cung cấp, áp suất phun, vv. Do đó, bộ tham số điều chỉnh cho ĐCĐT sử dụng trên ô tô sẽ là bộ tham số mà đảm bảo cho động cơ hoạt động trong toàn giải làm việc của nó cũng như đối với máy phát điện và tàu thủy. Như vậy việc xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho động cơ ô tô có thể được coi là đặc trưng cho quá trình xây dựng bộ tham số điều chỉnh chuẩn cho ĐCĐT. 2.2.3.1. Chia lưới-phân vùng làm việc Trong thực tế, khi ô tô hoạt động trên đường cao tốc hoặc trong thành phố phải liên tục thay đổi cả về tốc độ và tải để phù hợp với điều kiện sử dụng, do đó động cơ ô tô cũng cần phải thay đổi liên tục chế độ làm việc để luôn đảm bảo cân bằng giữa mô men có ích (Me) và mô men cản (Mc), tuy nhiên sự thay đổi này phải luôn nằm trong giới hạn cho phép của động cơ mà được xác định trên cơ sở giới hạn ứng suất cơ, ứng suất nhiệt và diễn biến bình thường của chu trình công tác. Do đó, động cơ ô tô cần phải có miền làm việc xác định thông qua các tham số chính như tốc độ và tải của động cơ, trong đó giới hạn vùng làm việc được xác định với tốc độ động cơ từ nmin đến nđm và tải từ không tải đến toàn tải. Như vậy, trong quá trình xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho động cơ ô tô, tức là xác định bộ tham số điều chỉnh cho từng chế độ làm việc, thì trước tiên cần xác định các chế độ làm việc của động cơ ô tô trong miền làm việc cho phép bằng phương pháp chia lưới vùng làm việc thể hiện qua mapping chế độ làm việc. Do đặc điểm riêng của ĐCĐT “điểm làm việc có hiệu quả nhất lại không phải là điểm làm việc có tính kinh tế nhất”. Vì vậy để động cơ ô tô đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong sử dụng và khai thác thì vùng làm việc của động cơ phải được chia thành nhiều vùng [56]. Mỗi vùng làm việc sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Ví dụ như: vùng làm việc đảm bảo cho động cơ làm việc đạt tính kinh tế tức là tiêu hao nhiên liệu thấp (gemin), hoặc vùng làm việc đảm bảo cho động cơ làm việc đạt hiệu quả cao tức là áp suất có ích trung bình đạt cực đại (pemax), hoặc vùng làm việc đảm bảo đạt mức phát thải thấp nhất, hoặc vùng làm việc không tải phải êm dịu, vv. Trên cơ sở phân tích như trên, quá trình chia lưới vùng làm việc của động cơ được thực hiện như sau: - Xác định giới hạn tốc độ làm việc của động cơ, từ nmin đến nmax. - Xác định đặc tính ngoài của động cơ để có vùng làm việc từ không tải tới toàn tải. - Xác định độ lớn của các mắt lưới theo tốc độ và tải của động cơ. 43 - Xác định các vùng làm việc của động cơ, bao gồm: vùng làm việc có pe-max; vùng làm việc có ge-min; vùng làm việc có phát thải thấp; vùng làm việc Gnlmin (không tải). Hình 2.4. Sơ đồ chia lưới-phân vùng làm việc của động cơ Vùng 1, 2 và 3 động cơ làm việc Gnlmin; vùng 4,5 và 6 động cơ làm việc với ge-min; vùng 7,8 và 9 động cơ làm việc với pe-max. Hình 2.4 thể hiện các vùng làm việc của động cơ, được thực hiện trong quá trình phân vùng và chia lưới để chuẩn bị cho việc thực hiện quá trình tối ưu các tham số tại các chế độ làm việc của động cơ. 2.2.3.2. Tối ưu các tham số điều chỉnh tại mỗi mắt lưới Trên cơ sở phạm vi sơ đồ chia lưới-phân vùng làm việc của động cơ như đã được xây dựng ở trên, số mắt lưới cần xác định tham số điều khiển là khá lớn [56, 62, 63]. Hơn nữa, để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả khảo sát tại các vùng làm việc khác nhau, thông thường sẽ phải tăng mật độ chia lưới tại các vùng làm việc có mức độ ảnh hưởng của tham số điều khiển đến hàm mục tiêu khá cao. Như vậy sẽ dẫn đến số mắt lưới cần khảo sát càng tăng. Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp tối ưu các tham số điều chỉnh tại mỗi mắt lưới mà vẫn đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả cũng như giảm thiểu số lần thử nghiệm tại mỗi mắt lưới là rất cần thiết. Với kết quả phân tích và đánh giá trên mục 2.2.2, thì phương pháp QHTN có thể được coi là phù hợp hơn cả vì đáp ứng cả 2 mục tiêu vừa giảm thiểu số lần thử nghiệm mà vẫn đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Do vậy, trong nghiên cứu này phương pháp quy hoạch thực nghiệm được lựa chọn để xác định tham số điều khiển tại mỗi mắt lưới. Nội dung sẽ trình bày chi tiết kỹ ở chương 3. 2.2.3.3. Giảm thiểu số mắt lưới cần thử nghiệm Với phương pháp QHTN đã được lựa chọn để xác định bộ dữ liệu điều khiển sẽ giảm khá nhiều số lần thử nghiệm khi thực hiện tại mỗi mắt lưới. Tuy nhiên như phân tích ở 44 trên, số mắt lưới phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của động cơ theo tốc độ và tải cũng như mức độ ảnh hưởng của tham số điều khiển đến mục tiêu tại mỗi vùng làm việc của động cơ. Như vậy, số lượng thử nghiệm vẫn phụ thuộc vào số mắt lưới trên đồ thị lưới của động cơ khảo sát. Do đó để giảm số lần thử nghiệm khi xây dựng bộ dữ liệu cho động cơ thì việc giảm thiểu số mắt lưới cần thử nghiệm là cần thiết. Cùng với sự kết hợp phương pháp phân chia vùng làm việc của động cơ theo từng chủng loại động cơ, như động cơ xăng, động cơ diesel và phạm vi khai thác sẽ quyết định giảm số mắt lưới không cần phải khảo sát mà vẫn đảm bảo độ chính xác của bộ dữ liệu. Như vậy phương pháp phân chia vùng khảo sát để giảm số mắt lưới được thực hiện theo cơ sở chủng loại động cơ và phạm vi làm việc. Trên thực tế vùng làm việc của động cơ được xác định cùng với đặc tính làm việc của máy công tác. Đối với động cơ ôtô, vùng làm việc được xác định trên cơ sở đồ thị động lực học của ô-tô cụ thể theo các tay số... Nếu thực hiện như vậy thì bài toán quá rộng ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án. Vì vậy để thực hiện bài toán này, nghiên cứu sinh đã giả thiết vùng làm việc của động cơ trên cơ sở phân tích dưới đây. Đối với động cơ cỡ nhỏ các vùng làm việc thường được phân ra như sau: - Tại vùng tốc độ thấp động cơ thường làm việc với chế độ tải trọng nhỏ, tức pe nhỏ. - Tại vùng tốc độ trung bình, đây là vùng làm việc phổ biến của động cơ và tải trọng thường ở mức trung bình, khi đó đòi hỏi động cơ làm việc tiết kiệm nhiên liệu và phát thải ít. - Tại vùng tốc độ cao, đây là vùng làm việc mà động cơ cần phát ra công suất lớn do đó thường làm việc ở mức độ tải trọng lớn, tức pe max. Đối với động cơ cỡ lớn vùng làm việc thường hoạt động ở chế độ tải lớn tốc độ trung bình. Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng vùng làm việc của động cơ được giới hạn giữa hai đường đậm như thể hiện trên Hình 2.5. Đối với vùng tải nhỏ sẽ tương ứng với tốc độ động cơ thấp còn vùng tải lớn sẽ tương ứng với vùng tốc độ cao. Vị trí xuất phát, góc nghiêng của hai đường đậm và mật độ chia lưới được xác định theo chủng loại động cơ và phạm vi sử dụng. Do đó, để giảm số mắt lưới thử nghiệm cần phải thực hiện như sau: - Số mắt lưới thử nghiệm Hình 2.5. Sơ đồ xác định các điểm khảo sát trong vùng giới hạn bởi hai đường 45 thẳng đậm sẽ được lấy nhiều hơn. - Tại vùng ngoài giới hạn của 2 đường thẳng đậm, chỉ cần lấy số mắt lưới ít hơn. - Bộ tham số tại các điểm không phải thử nghiệm được xác định dựa trên bộ tham số tại các điểm được thử nghiệm ở gần điểm đó nhất theo phương pháp nội suy tuyến tính. Như vậy, với phương pháp này số điểm thử nghiệm sẽ được giảm đi đáng kể. 2.2.3.4. Nội suy, ngoại suy dữ liệu không trùng mắt lưới Độ tin cậy và mức độ chính xác của bộ dữ liệu tại các điểm không cần phải khảo sát phụ thuộc vào phương pháp nội suy từ bộ dữ liệu của các điểm được thử nghiệm [32, 33]. Phương pháp nội suy được thực hiện theo thuật toán như thể hiện ở Hình 2.6. Hình 2.6. Mô hình nội suy tuyến tính Trên Hình 2.6 thể hiện hai mô hình nội suy, với thuật toán nội suy trên Hình 2.6a cho phép nội suy bộ dữ liệu của điểm O khi đã biết được bộ dữ liệu tại 4 điểm cơ sở (A), (B), (C), (D), và giá trị tại điểm O sẽ được tính bằng trung bình cộng của 4 điểm (A), (B), (C), (D). Còn đối với những điểm có thể sử dụng được cả hai dạng mô hình nội suy thì sẽ ưu tiên sử dụng mô Hình 2.6a (vì khoảng cách tới điểm O gần hơn mô Hình 2.6b. Ngoài ra các mắt lưới ở biên sẽ được nội suy hoặc ngoại suy theo đường đặc tính tốc độ. 2.2.3.5. Kiểm tra tính chính xác của bộ dữ liệu thu được Đây là bước quan trọng, quyết định độ tin cậy và tính chính xác của kết quả có được trong quá trình xây dựng bộ dữ liệu chuẩn. Để đánh giá độ tin cậy và tính chính xác của bộ dữ liệu cần phải có bước kiểm tra tính chính xác của bộ dữ liệu thu được từ các bước thực hiện nêu trên. Trên cơ sở bộ dữ liệu đã được xác định tại mỗi mắt lưới (các điểm nút trên sơ đồ lưới) tiến hành thử nghiệm tại các chế độ làm việc của động cơ ứng với các tham số điều khiển trùng với bộ dữ liệu đã được xác định ở trên. Thông thường với động cơ ô tô, chỉ cần so sánh và đánh giá trên cở sở đặc tính ngoài và một vài đặc tính bộ phận giữa kết quả từ phương pháp xây dựng bộ dữ liệu chuẩn và kết quả thử nghiệm lại từ bộ tham số đã được xây dựng là có thể đánh giá được độ tin cậy của kết quả. 2.3. Kết luận chương 2 Xây dựng bộ dữ liệu cho ĐCĐT có sự hỗ trợ của toán học là một trong những yếu tố rất quan trọng. Hiện nay trong kỹ thuật để xây dựng được bộ tham số điều khiển cần phải 46 thực hiện thông qua các bài toán tối ưu nhiều biến đa mục tiêu, với những điều kiện ràng buộc. Qua khảo sát và nghiên cứu đánh giá từ các động cơ sử dụng trên các loại phương tiện và thiết bị, thì việc xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho động cơ ô tô có thể được coi là đặc trưng cho quá trình xây dựng bộ tham số điều chỉnh cho ĐCĐT. Sử dụng phương pháp chia lưới – phân vùng đã cho phép xác định được miền khảo sát của các tham số, mục tiêu khảo sát, giảm số điểm khảo sát trong miền làm việc của động cơ. Cũng như sử dụng phương pháp QHTN để xác định giá trị các tham số tại mỗi điểm khảo sát đã cho phép giảm đáng kể số lần cần thử nghiệm mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Sự kết hợp giữa phương pháp chia lưới - phân vùng và nội suy với phương pháp QHTN để xác định bộ tham số cho phép giảm khá nhiều số lần cần thử nghiệm mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Sau khi sử dụng phương pháp nội suy tìm ra bộ tham số, để đánh giá độ tin cậy và tính chính xác bộ dữ liệu cần được đánh giá qua kết quả thực nghiệm. 47 CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM ĐỂ TỐI ƯU CÁC THAM SỐ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BỘ DỮ LIỆU CHUẨN Như đã nêu ở các chương trước: luận án sẽ chọn QHTN để tìm bộ dữ liệu tối ưu tại mỗi mắt lưới. Do vậy trong chương này sẽ đề cập lý thuyết QHTN cũng như là việc ứng dụng QHTN để tối ưu các tham số tại mỗi mắt lưới [18, 25, 26]. Hơn nữa để xử lý bộ dữ liệu khi thực nghiệm có kết quả nhanh và chính xác luận án sẽ ứng dụng phần mềm DX6. 3.1. Lý thuyết quy hoạch thực nghiệm QHTN là cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu thực nghiệm hiện đại với cơ sở toán học nền tảng là thống kê toán học. Các nguyên tắc cơ bản của QHTN bao gồm: Ít thử nghiệm - Nhiều thông tin - Chất lượng kết quả [26, 27, 31]. 3.1.1. Vai trò của quy hoạch thực nghiệm trong nghiên cứu thử nghiệm Nhiều bài toán công nghệ thường đưa đến giải bài toán tìm cực trị hoặc bài toán lựa chọn các tham số tối ưu để tiến hành các quá trình trong hệ nhiều phần tử [29÷33]. Ví dụ, khi xem xét các quá trình công nghệ hóa học mới, nhiệm vụ nghiên cứu thường là thay đổi nhiệt độ, áp suất và tỉ lệ các chất phản ứng để tìm hiệu suất phản ứng cao nhất. Những bài toán như vậy có thể giải quyết bằng cách nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ, lập mô hình biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa các tham số đầu vào và đầu ra của hệ, điều khiển hệ theo mục đích cho trước, hoặc đưa về trạng thái tối ưu theo những chỉ tiêu đánh giá đã được lựa chọn. Thông thường các hệ cần điều khiển và tối ưu rất phức tạp, các đối tượng nghiên cứu ngày càng phức tạp hơn, do đó hệ thống khảo sát ngày càng cồng kềnh với tập hợp lớn các tham số đầu vào và chỉ tiêu đầu ra. Do đó mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ khó có thể mô tả bằng các hàm lý thuyết nên đa số các bài toán cực trị được giải quyết bằng thực nghiệm. Ngày nay người ta thường đề cập tới phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Tùy theo mức độ hiểu biết về cơ chế của quá trình, ý nghĩa của nghiên cứu lý thuyết thường được giới hạn ở tác dụng định hướng ban đầu, hỗ trợ giảm bớt khối lượng công việc, rút ngắn thời gian cho nghiên cứu thực nghiệm. Bên cạnh đó, thực nghiệm có tác dụng trở lại, bổ sung cho kết quả nghiên cứu lý thuyết, xác định rõ hơn cơ chế của hiện tượng. Vai trò của thực nghiệm càng lớn thì mục tiêu đề ra cho chúng càng cao, vì vậy thực nghiệm cũng có nhu cầu phát triển và trở thành đối tượng nghiên cứu, một ngành khoa học. Có thể nói, lý thuyết QHTN từ khi ra đời đã thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều đóng góp hoàn thiện của các nhà khoa học. Những ưu điểm rõ rệt của phương pháp này so với các thực nghiệm cổ điển là: - Giảm đáng kể số lượng thử nghiệm cần thiết. - Hàm lượng thông tin nhiều hơn rõ rệt, nhờ đánh giá được vai trò qua lại giữa các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến hàm mục tiêu. Nhận được mô hình toán học thống kê thực 48 nghiệm theo các tiêu chuẩn thống kê. Đánh giá được sai số của quá trình thực nghiệm theo các tiêu chuẩn thống kê cho phép xét ảnh hưởng của các yếu tố với mức độ tin cậy cần thiết. - Cho phép xác định được điều kiện tối ưu đa yếu tố của đối tượng nghiên cứu một cách khá chính xác bằng các công cụ toán học, thay cho cách giải gần đúng, tìm tối ưu cục bộ như các thực nghiệm thụ động. 3.1.2. Đối tượng của quy hoạch thực nghiệm trong các ngành công nghiệp Đối tượng của QHTN là các quá trình hoặc hiện tượng nào đó có những tính chất, đặc điểm chưa biết cần nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể chưa hiểu biết đầy đủ về đối tượng, nhưng đã có một số thông tin tiên nghiệm dù chỉ là sự liệt kê sơ lược những thông tin biến đổi, ảnh hưởng đến tính chất đối tượng. Có thể Hình dung chúng như một “hộp đen” trong hệ thống điều khiển gồm các tín hiệu đầu vào và đầu ra, như thể hiện ở Hình 3.1. Hình 3.1. Sơ đồ đối tượng nghiên cứu có và không có nhiễu [24, 26] Các tín hiệu đầu vào được chia thành ba nhóm [24, 26]: Nhóm 1: Các biến kiểm tra được và điều khiển được, mà người nghiên cứu có thể điều chỉnh theo dự định, biểu diễn bằng vectơ: Z = [Z1, Z2, ..., Zk] Nhóm 2: Các biến kiểm tra được nhưng không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ: T = [T1, T2, ..., Th] Nhóm 3: Các biến không kiểm tra được và không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ: E = [E1, E2, ..., Ef] Các tín hiệu đầu ra dùng để đánh giá đối tượng là vectơ Y = (y1, y2,..., yq), chúng thường được gọi là các hàm mục tiêu. Biểu diễn Hình học của hàm mục tiêu được gọi là mặt đáp ứng (bề mặt biểu diễn). Phương pháp toán học trong xử lý số liệu thu được từ thực nghiệm là phương pháp thống kê. Vì vậy các mô hình biểu diễn hàm mục tiêu chính là các mô hình thống kê thực 49 nghiệm. Các mô hình này nhận được khi có cộng tính nhiễu ngẫu nhiên. Cấu trúc mô hình thống kê thực nghiệm có dạng như Hình 3.1. Trong tập hợp các mô hình thống kê khác nhau, mô hình được quan tâm nhiều nhất trong thực tế là mô hình phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy được biểu diễn bằng quan hệ tổng quát: Y = φ (Z1, Z2, ..., Zk ; T1, T2, ..., Th ; β1, β2,..., βk) + E = φ [(Z, T) ; β] + E Trong đó β = (β1, β2,.. βk) là vectơ tham số của mô hình. Dạng hàm φ được lựa chọn trước, còn các hệ số β là chưa biết, cần xác định từ thực nghiệm. Để xác định các tham số khi mô tả thống kê thực nghiệm cần phải làm các thực nghiệm theo kế hoạch thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu chính của lý thuyết quy hoạch thực nghiệm là các thực nghiệm tích cực. Đó là các thực nghiệm chỉ bao gồm các yếu tố đầu vào thuộc nhóm Z, người thực nghiệm chủ động thay đổi chúng theo kế hoạch thực nghiệm đã vạch sẵn. 3.1.3. Các phương pháp quy hoạch thực nghiệm 3.1.3.1. Quy hoạch trực giao cấp I Phương pháp quy hoạch trực giao (QHTG) cấp I là phương pháp thiết kế thí nghiệm nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra phụ thuộc bậc nhất đối với các yếu tố đầu vào, thể hiện ở Hình 3.2. Để giảm thiểu số lượng các thí nghiệm, cần thực hiện bài toán QHTN thường được tiến hành tuần tự từ phương pháp QHTG cấp I đến QHTG cấp II. Hình 3.2. Mô hình đối tượng công nghệ MIMO (nhiều vào, nhiều ra) [24] Quy hoạch trực giao cấp I gồm các bước sau: Bước 1. Xác định miền biến thiên min max ZZZj j j Và tâm quy hoạch 0 min max ZZZj 0.5 j j Bước 2. Chọn dạng phương trình hồi quy Sau khi đã mã hóa: 0 max min xj 2( Z j Z j ) / Z j Z j - Chọn dạng tuyến tính: 50 y1 = b0 + b1x1 + ..+ bkxk - Hoặc dạng: y1 = b0 + b1x1 + + bkxk + b12x1x2+ +bk-1,kxk-1xk Bước 3. Thực hiện N thử nghiệm N = 2k Tính toán xác định các hệ số hồi quy bj bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất Bước 4. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy bj với chuẩn Student ở phụ lục II Thực hiện các thử nghiệm tại tâm quy hoạch hoặc sử dụng các thử nghiệm song song, lặp lại. Loại bỏ các bj không có nghĩa, tính toán lại các bj và kiểm định lại cho tới khi chỉ còn các bj có nghĩa. Bước 5. Kiểm định sự có nghĩa của phương trình hồi quy với chuẩn Fisher ở các bảng phụ lục III. a) Thực nghiệm yếu tố toàn phần TYT 2k Tuỳ thuộc thông tin ban đầu mà người nghiên cứu tổ chức các thử nghiệm để nhận được mô hình thống kê thực nghiệm dạng tuyến tính hoặc phi tuyến bằng cách chọn QHTN yếu tố toàn phần và từng phần. Những thực nghiệm mà mọi tổ hợp các mức của yếu tố đều được thực hiện để nghiên cứu gọi là thực nghiệm yếu tố toàn phần (TYT nk) N = nk (3.1) Trong đó: N: lượng thử nghiệm cần thực hiện n: số lượng mức của các yếu tố k: số yếu tố ảnh hưởng b) Thử nghiệm trực giao cấp I Xét thực nghiệm yếu tố toàn phần, 2 mức, k yếu tố ảnh hưởng. - Số thử nghiệm cần thực hiện N = 2k - Mức cơ bản 0 min max ZZZj 0.5 j j (3.2) Trong đó: 0 Z j là mức cơ bản (tâm quay) max Z j là mức trên (mức cao) min Z j là mức dưới (mức thấp) 51 0 Vectơ đầu vào tại mức cơ bản Z j (j = 1,2,...k) chỉ ra không gian các yếu tố của một điểm đặc biệt gọi là tâm quy hoạch hay còn gọi là tâm quay. - Khoảng biến thiên ( ) λj = (j = 1,2,3...k) (3.3) l là khoảng biến thiên theo trục Zj, đây là đại lượng có thứ nguyên thể hiện khoảng j biến đổi của đầu vào Zj. - Biến không thứ nguyên Biến không thứ nguyên hay còn gọi là biến mã hóa (kí hiệu xj), việc mã hoá được thực 0 hiện dễ dàng nhờ việc chọn tâm quy hoạch Z j của miền nghiên cứu làm gốc hệ trục tọa độ. Các giá trị mã hóa được tính toán theo công thức: max 0 max ZZj j x j l j min 0 min ZZj j (3.4) xj j 1, 2,..., k l j ZZ0 0 x0 j j j l j max min Do đó tọa độ không thứ nguyên mức trên ( x j ) luôn bằng +1; mức dưới ( x j ) luôn bằng –1 và tọa độ của tâm phương án (xj) luôn bằng 0 và trùng với gốc tọa độ. Mối quan hệ giữa mức trên, mức dưới với tâm quay và khoảng biến thiên được thể hiện qua công thức 3.5. max 0 ZZj j l j min 0 (3.5) ZZj j l j - Lập ma trận thực nghiệm Ma trận thực nghiệm với biến thực nghiệm là một dạng mô tả chuẩn các điều kiện tiến hành thử nghiệm theo bảng chữ nhật. Mỗi hàng là một thử nghiệm, trong ma trận có một 0 số hàng giống nhau mà thông số đều ở mức cơ sở Z j . Ma trận thực nghiệm với biến ảo là ma trận chỉ bao gồm các biến ảo xj. Khi xây dựng ma trận thực nghiệm có thể đưa thêm biến x0 = ±1 và bố trí các thử nghiệm sao ch
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_bo_du_lieu_chuan_cho_ecu_he_thon.pdf
- Thong tin tom tat ve ket luan Luan an NCS Ho Van Dam.pdf
- Tom tat Luan an NCS Ho Van Dam.pdf