Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển công nghệ đúc lưu biến - áp lực (rheo - Diecasting) cho hợp kim nhôm A356

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển công nghệ đúc lưu biến - áp lực (rheo - Diecasting) cho hợp kim nhôm A356", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển công nghệ đúc lưu biến - áp lực (rheo - Diecasting) cho hợp kim nhôm A356

ép giảm chi phí đầu tư ban đầu nếu ứng dụng 7 trong công nghiệp và làm cho quá trình sản xuất trở nên linh hoạt (có thể chỉ đúc áp lực hoặc kết hợp giữa đúc áp lực với đúc bán lỏng). Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Ảnh hưởng của áp lực đến tổ chức và tính chất của hợp kim Các quá trình liên quan tới sự kết tinh và đông đặc dưới áp lực có thể chia thành 3 loại: - Áp lực dưới 200 MPa, được ứng dụng trong công nghiệp chủ yếu nhằm thay đổi hệ số trao đổi nhiệt giữa kim loại đang đông đặc và khuôn, đồng thời làm giảm độ xốp trong vật đúc. - Áp lực tới 3 GPa, tác động tức thời (trong khoảng 0,2s) nhằm tạo ra quá nguội và quá trình kết tinh nhanh sau đó. 2.1.1. Ảnh hưởng của áp lực đến các tính chất nhiệt lý Áp lực đặt lên kim loại lỏng trong quá trình kết tinh có ảnh hưởng đáng kể tới các thông số nhiệt lý như nhiệt độ nóng chảy, hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, ẩn nhiệt nóng chảy v.v 2.1.2. Ảnh hưởng của áp lực đến cân bằng pha Sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy (kết tinh) của kim loại và hợp kim là một trong những biểu hiện của ảnh hưởng của áp lực tới cân bằng pha. Ở đây không những có thay đổi về lượng, mà còn có thay đổi về chất: có thể xuất hiện các pha mới hoặc thay đổi tính chất các pha cũ. Việc nghiên cứu giản đồ pha có xét tới áp suất có một ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc tìm ra các hợp kim mới hoặc biến tính các hợp kim cũ: áp lực có thể làm thay đổi đáng kể giản đồ trạng thái, dịch chuyển các đường chuyển pha, hình thành các pha hoặc vùng pha. Bởi vậy bằng cách tác động áp lực lên kim loại trong quá trình kết tinh có thể làm thay đổi tổ chức, cơ tính và các tính chất khác của chúng. 2.1.3. Ảnh hưởng của áp lực tới các thông số của quá trình kết tinh Quá trình kết tinh bắt đầu từ việc hình thành các mầm kết tinh và sau đó là sự phát triển của chúng. Động học quá trình chuyển pha ở đây có thể được đánh giá theo 2 thông số: số lượng mầm được hình thành trong một đơn vị thể tích sau một đơn vị thời gian (tốc độ tạo mầm) và tốc độ phát triển của mầm. Việc phân tích phương trình VdpT dT rth 2 cho thấy, có thể làm giảm kích thước tới hạn của mầm 8 kết tinh không chỉ bằng cách giảm sức căng bề mặt và tăng độ quá nguội T, mà còn bằng cách tăng áp suất bên ngoài tác động lên kim loại trong quá trình đông đặc, dp. Ngoài ra sự tăng áp suất, tương tự như tăng độ quá nguội, có thể làm tăng tốc độ tạo mầm, một thông số quan trọng của quá trình kết tinh. 2.1.4. Những thay đổi về cấu trúc của kim loại và hợp kim khi kết tinh dưới áp lực Khi kim loại, hợp kim kết tinh và đông đặc dưới áp lực thì trong tổ chức và cấu trúc của nó có thể xảy ra những thay đổi sau: - Kích thước trung bình của hạt giảm, thành phần và sự phân bố pha thay đổi, giảm kích thước tới hạn của mầm và tăng số lượng mầm, tăng độ đồng nhất về thành phần do giảm mức độ thiên tích nội hạt, tăng mật độ lệch. Các yếu tố ở các mức độ khác nhau có ảnh hưởng tốt đến việc cải thiện tổ chức của hợp kim, qua đó cải thiện tính chất của chúng. 2.2. Đặc điểm của quá trình điền đầy khuôn trong đúc áp lực Trong quá trình đúc áp lực, kim loại điền đầy khuôn với vận tốc cao. Vận tốc nạp dao động trong khoảng 0,5 – 120 m/s; khuôn được điền đầy trong khoảng vài phần mười, thậm chí là vài phần trăm giây, cho phép chế tạo những vật đúc có thành rất mỏng với bề mặt nhẵn đẹp. Tính chất dòng chảy của kim loại trong khuôn có thể chia thành 3 loại: chảy tầng, chảy rối và chảy phân tán và phụ thuộc vào: vận tốc nạp; tương quan giữa chiều dày rãnh dẫn và chiều dày thành vật đúc; độ nhớt và sức căng bề mặt của kim loại lỏng; các điều kiện trao đổi nhiệt giữa kim loại lỏng và thành khuôn. 2.3. Mô hình dòng chảy và phương pháp tính toán động lực học chất lỏng Phương pháp tính toán động lực học chất lỏng là phương pháp mô phỏng dòng chảy chất lỏng, truyền nhiệt, truyền khối, phản ứng hóa học, và các hiện tượng liên quan bằng cách giải các phương trình toán học bằng phương pháp số. 2.4. Mô hình k- Mô hình k- có ba mô hình đó là tiêu chuẩn, RNG và Realizable. Cả ba mô hình này đều tương tự như nhau với những phương trình cần bằng cho k và . 9 2.5. Cơ sở lý thuyết về lưu biến Trong chất lỏng Newton, ứng suất cắt tỷ lệ với tốc độ cắt và hệ số tỷ lệ là độ nhớt. Chất lỏng thixotropic là chất lỏng phi Newton, tức là ứng suất cắt không tỷ lệ với tốc độ cắt. Độ nhớt khi đó được gọi là độ nhớt biểu kiến và phụ thuộc vào tốc độ cắt và tỷ phần pha rắn. Vật liệu có đặc tính thixotropic có đặc tính: độ nhớt giảm khi bị khuấy và tăng ở trạng thái nghỉ. Phần lớn kim loại là vật liệu thixotropic (còn được gọi là shear thinning, tức là mỏng ra khi cắt). 2.6. Cơ sở lý thuyết về quá trình tạo mầm Quá trình đông đặc đòi hỏi sự sắp xếp lại nguyên tử từ trật tự gần sang trật tự xa. Tạo mầm là quá trình quyết định ở giai đoạn đầu của sự đông đặc và rất nhanh chóng dẫn đến sự hình thành số hạt tinh thể cuối cùng. Bởi vậy, các điều kiện dẫn tới sự tạo mầm là vô cùng quan trọng và quyết định đặc tính của tổ chức kim loại. Có hai loại: tạo mầm nội sinh (đồng thể) và tạo mầm ngoại sinh (dị thể). Trong nghiên cứu này chủ yếu quan tâm đến tạo mầm dị thể do trong quá trình tạo mầm dị thể hàng rào năng lượng của quá trình tạo mầm thấp hơn nhiều so với tạo mầm đồng thể và được đánh giá qua hàm f( ), trong đó là góc thấm ướt giữa mầm dị thể và pha rắn. 2.7. Đặc điểm của hợp kim Al-Si Hợp kim nhôm-silic còn gọi là silumin là họ hợp kim được dùng nhiều nhất, bởi có tỉ bền cao, trọng lượng riêng nhỏ, khả năng dẫn nhiệt tốt (151 163 W/mK), giãn nở nhiệt nhỏ, chống ma sát tốt và chịu được nhiệt độ cao. Theo giản đồ trạng thái, ta thấy về tổ chức, silumin có các thành phần như sau: - : dung dich rắn, hoà tan ít silic. - [ + cùng tinh ( + Si)]: hợp kim silumin trước cùng tinh. - Cùng tinh ( + Si) gồm có những hạt Si hình kim trên nền . - Sau cùng tinh [Si1(thô to) + cùng tinh ( + Si)]. Chương 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hợp kim nhôm A356. Hợp kim A356 có thành phần như trong bảng 3.1. Bảng 3.1 Thành phần hợp kim A 356 10 Ng tố Cu Mg Mn Si Fe Zn Ti % 0,2 0,25-0,45 0,1 6,5-7,5 0,2 0,1 0,2 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, các tài liệu đã công bố kết hợp với thực tế về công nghệ đúc “Lưu biến- áp lực”. - Nghiên cứu mô phỏng bằng các phần mềm MAGMAsoft và ANSYS - Nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu: + Chế tạo các mẫu thử bằng phương pháp công nghệ “Lưu biến- áp lực” + Kiểm tra cơ, lý, tính và đánh giá các mẫu thử đã được chế tạo bằng phương pháp công nghệ “Lưu biến- áp lực”. Chương 4 THỰC NGHIỆM 4.1. Tính toán thiết kế công nghệ khuôn đúc lưu biến- áp lực 4.1.1. Tính toán rãnh dẫn Áp dụng công thức * * vd p r m n d m m f v t [7], ta tính toán được tổng diện tích rãnh dẫn: Trong đó: tdd=0,066s (Lnạp =0,1m; v2= 1,5m/s); ρm= 2.670 kg/m 3 ; mp=0,07kg; mvd=0,3kg. Lựa chọn Vnap = 5m/s (đối với đúc hợp kim cơ sở nhôm bán lỏng Vnap thông thường nằm trong khoảng từ 2-8m/s). Thay các thông số vào công thức 4.1 ta được fd [7]: 29,000419,0 066,0*5*2670 07,03,0 mfd Như vậy diện tích rãnh dẫn là fd = 420 mm 2 ; (diện tích miệng phun chỗ thắt) Như vậy, từ diện tích rãnh dẫn đã tính được fd = 420 mm 2 , tiết diện rãnh dẫn cho mỗi mẫu thử là: 420/4=105 mm2. 4.2.2. Tính toán hệ thống thông hơi cho khuôn Lưu biến- áp lực Áp dụng công thức thực nghiệm [7]; và tính toán được fh như sau: 1.43 1.71 dd * * 0.65* * * * k vd k h k V T f g p t 11 Ta có: Vvđ = 280*10 -6 m 3 ; Tk = 883 o K; Thời gian điền đầy tdd = 0,066s; áp suất khí trong khuôn pk = 0,16MPa = 16.315,5kg/m 2,đổi 1MPa = 101.971,6 kg/m 2 ; (pk: lấy theo thực nghiệm); gia tốc trọng trường g=9,81m/s2; ρk = 0,04 (theo bảng 4.2 [7]) ta có fh[7]: 26 71,143,1 6 10*8,7 6,1 1 6,1 1 *066,0*5,16315 883*10*280*04,0 81,9*65,0 mfn Như vậy tổng thiết diện rãnh hơi là fh = 7,8 mm 2 , tiết diện rãnh hơi cho mỗi mẫu thử là: 7,8/4=1,95 mm2. Lựa chọn tiết diện một rãnh hơi là: 3,9x0,5mm. 4.2. Mô phỏng số quá trình công nghệ đúc Lưu biến- áp lực Sử dụng phương pháp tính động lực học dòng chảy (CFD) để mô phỏng quá trình kết tinh của hợp kim nhôm A356 trong công nghệ đúc lưu biến- áp lực. Phần mềm MAGMA mô phỏng vận tốc dòng chảy của hợp kim nhôm trong hốc khuôn. Phần mềm ANSYS để tính toán và đưa ra phân bố trường nhiệt độ và tỷ phần pha ở các thời điểm áp suất ép tĩnh khác nhau. 4.2.1. Mô hình vật liệu Bảng 4.3. Các thông số nhiệt lý của vật đúc Vật đúc: Hợp kim nhôm A 356 Rắn Lỏng Nhiệt độ (oK) Ts =828 Tl= 888 Khối lượng riêng D (kg/m3 ) 2700 2380 Nhiệt dung đẳng áp Cp (j/kg.k ) 900 1200 Độ dẫn nhiệt λ (w/m.k) 126 94 Ẩn nhiệt kết tinh L (j/kg ) 389000 Độ nhớt η (kg/m.s) 0,1492 (600oC) Bảng 4.4. Các thông số nhiệt lý của khuôn kim loại Khuôn thép Khối lượng riêng D( kg/m3 ) 7500 Nhiệt dung riêng Cp( j/kg.k ) 690 Độ dẫn nhiệt λ (w/m.k) 35 4.2.2. Thông số công nghệ Vận tốc kim loại qua rãnh dẫn là vk = 5m/s Áp suất ép tĩnh: 185÷205 MPa Nhiệt độ rót: Tr = 883 o K 12 Nhiệt độ ban đầu khuôn: Tk = 433 o K 4.3. Thực nghiệm nấu luyện hợp kim nhôm A356 4.3.1. Chuẩn bị chất sơn bảo vệ nồi nấu Thành phần nước sơn: 130 gr ZnO, 63 cm3 nước thuỷ tinh, 25 gr bột amiăng hoà với 1 lít nước. 4.3.2. Chuẩn bị chất sơn dụng cụ (gáo múc, chụp khử khí, que khuấy) - Thành phần nước sơn: 60% ZnO, 4% sét bentônít, 36% nước - Cách trộn: Cho nước vào thùng, cho bột ZnO vào trộn đều, sau đó cho bột bentônít vào trộn đều. 4.3.3. Chuẩn bị nồi nấu Nồi nấu được làm bằng gang. Để tránh tạp chất xâm nhập vào hợp kim nhôm, phải đảm bảo nồi luôn sạch và phải được quét lớp sơn bảo vệ trước mỗi mẻ nấu. 4.3.4. Chuẩn bị vật liệu: - Phối liệu mác hợp kim nhôm A356 gồm: Al (99,75%), hợp kim trung gian Al-Mg (70-30), hợp kim trung gian Al-Si (50-50), hợp kim trung gian Al-Ti (80-20). - Vật liệu phải sạch, không được dính dầu mỡ. Đối với liệu ẩm cần sấy khô bằng cách gác liệu trên miệng lò trước khi bỏ vào nấu. 4.3.5. Chuẩn bị chất biến tính, tinh luyện - Thành phần muối khử khí: 70% NaCl, 30% KCl. - Thành phần muối biến tính: 62,5% NaCl; 12,5% KCl; 25% NaF. 4.3.6. Nấu luyện và biến tính hợp kim nhôm đúc áp lực Khi kim loại lỏng đã đạt nhiệt độ khoảng 730÷750oC, tiến hành khử khí biến tính theo quy trình công nghệ. Khi kim loại lỏng đạt nhiệt độ khoảng 700÷730oC, cho hợp kim trung gian Al-Ti (80-20) vào nồi lò dùng que khuấy có chụp dìm xuống sát đáy nồi, cho hợp kim trung gian Al-Mg (70-30) vào nồi lò ở nhiệt độ khoảng 670÷690 o C. Kết thúc quá trình hợp kim hóa, hạ nhiệt độ kim loại lỏng xuống 650-660oC để chuẩn bị cho quá trình chế tạo hợp kim nhôm A356 bán lỏng. 4.4. Thực nghiệm chế tạo phôi mẫu đúc lưu biến- áp lực 4.4.1. Chuẩn bị thiết bị khuấy bán lỏng - Kiểm tra hoạt động của các can nhiệt, đồng hồ hiển thị,... lắp trục khuấy graphite - Kiểm tra hoạt động của thiết bị khuấy ở chế độ vận hành bằng tay. - Kiểm tra hoạt động của thiết bị ở chế độ tự động. 13 Quá trình khuấy bán lỏng được thực hiện bán tự động, được trình bày trên hình 4.3. Kim loại lỏng được rót vào gầu rót (1) đặt trong bình ổn nhiệt (2). Đặt can nhiệt (3) vào khoảng giữa trục graphite với thành gầu rót. Quy trình khuấy được đặt tự động như sau: 1) Khi nhiệt độ kim loại lỏng trong gầu rót (1) đạt 6250C thì động cơ (4) sẽ hoạt động dịch chuyển trục khuấy xuống dưới và dừng chuyển động khi chạm vào công tắc hành trình (7). 2) Đồng thời động cơ (5) sẽ hoạt động với tốc độ quay của trục khuấy Ø30mm (6) là 200 vòng/phút. 3) Khi nhiệt độ trong gầu rót (1) đạt nhiệt độ là 6100C thì động cơ (5) sẽ dừng hoạt động, động cơ (4) sẽ được kích hoạt để dịch chuyển trục khuấy lên trên và dừng dịch chuyển khi chạm vào công tắc hành trình (8); thời gian khuấy khoảng 12÷15 giây. 4) Tiến hành rót ngay lập tức vào buồng nạp máy đúc áp lực. Thời gian vận chuyển kim loại từ máy đúc lưu biến sang máy đúc áp lực là 2-3s. Trong thời gian đó nhiệt độ trong gáo rót giảm 10. 4.4.2. Chuẩn bị thiết bị đúc áp lực - Lắp đặt, thiết lập các chế độ hoạt động của bộ khuôn - Tính toán các thông số công nghệ, cài đặt cho máy đúc: lắp bộ khuôn, chuẩn bị hỗn hợp sơn tách khuôn, chuẩn bị dầu bôi trơn đầu pisttông, lập trình chế độ đúc áp lực, thao tác đúc. 4.4.3. Chế tạo mẫu thử a. Sấy khuôn, sấy buồng ép b. Chế tạo hợp kim nhôm A356 bán lỏng c. Đúc trên máy áp lực để chế tạo mẫu và sản phẩm. Chương 5 KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 1 2 3 8 5 6 4 7 Hình 4.3. Thiết bị khuấy bán lỏng bằng trục graphit 14 5.1. Kết quả mô phỏng quá trình điền đầy khuôn 5.1.1. Kết quả mô phỏng quá trình điền đầy khuôn với tỷ lệ giữa chiều dày rãnh dẫn h và chiều dày thành vật đúc H, h/H = 0,5 Kết quả mô phỏng dòng chảy cho mẫu thử khuôn đúc áp lực, khi rót hợp kim nhôm A356 ở nhiệt độ 6100C, vận tốc dòng chảy khoảng 2,1÷2,2m/s (hình 5.1), dòng kim loại điền đầy tuần tự, không xuất hiện dòng chảy rối. Khoảng trống không khí trong hốc khuôn được thu hẹp dần về phía trên cùng của chi tiết, không khí được thoát ra ngoài thông qua đậu tràn, rãnh thoát khí và các chốt đẩy. Đây chính là đặc trưng của đúc lưu biến- áp lực: ít xuất hiện các bọt khí nhỏ trong chi tiết đúc nên các sản phẩm đúc lưu biến- áp lực có thể nhiệt luyện để cải thiện cơ tính. 5.1.2. Kết quả mô phỏng quá trình điền đầy khuôn với tỷ lệ giữa chiều dày rãnh dẫn h và chiều dày thành vật đúc H, h/H = 0,7 Kết quả mô phỏng dòng chảy cho mẫu thử khuôn đúc áp lực, khi rót hợp kim nhôm A356 ở nhiệt độ 6100C, tỷ lệ giữa chiều dày rãnh dẫn h và chiều dày thành vật đúc H, h/H=0,7; vận tốc dòng chảy của kim loại trong hốc khuôn khoảng 3÷3,6m/s (hình 5.2), dòng kim loại điền đầy tuần tự, không xuất hiện dòng chảy rối. Khoảng trống không khí trong hốc khuôn được thu hẹp dần về phía trên cùng của chi tiết, không khí được thoát ra ngoài thông qua đậu tràn, rãnh thoát khí và các chốt đẩy. 5.1.3. Kết quả mô phỏng quá trình điền đầy khuôn với tỷ lệ giữa chiều dày rãnh dẫn h và chiều dày thành vật đúc H, h/H = 0,8 Hình 5.2. Vận tốc điền đầy khuôn ở thời điểm tỉ lệ điền đầy khuôn P=92%, h/H=0,7 Hình 5.1. Vận tốc điền đầy khuôn ở thời điểm tỉ lệ điền đầy khuôn P=84%, h/H=0,5 15 Khi thay đổi tỷ lệ giữa chiều dày rãnh dẫn h và chiều dày thành vật đúc H, h/H, tức là thay đổi tốc độ điền đầy khuôn, tính chất của dòng chảy trong quá trình điền đầy khuôn cũng thay đổi. Dòng chảy tầng có thể đạt được với vận tốc nạp tới 5 m/s (hình 5.3), một mặt cho phép chế tạo các vật đúc thành dầy mà không bị rỗ khí, mặt khác cho phép điền đầy các vị trí thành mỏng một cách rõ nét. Kết quả mô phỏng đối với chi tiết mẫu thử khi thay đổi tỷ lệ h/H, vận tốc dòng chảy tới hạn điền đầy trong hốc khuôn là dòng chảy tầng như sau: - h/H= 0,5; vận tốc dòng chảy khoảng 2,1÷2,2 m/s - h/H= 0,7; vận tốc dòng chảy khoảng 3,0÷3,6 m/s - h/H= 0,8; vận tốc dòng chảy khoảng 4,8÷5,0 m/s Kết quả này có thể làm cơ sở để lựa chọn kiểu dạng rãnh dẫn và vận tốc điền đầy trong hốc khuôn cho mỗi loại sản phẩm cụ thể. 5.2. Kết quả mô phỏng các quá trình truyền nhiệt 5.1.1. Trường nhiệt độ của vật đúc Khi đúc dưới áp suất ép tĩnh là 185 MPa và áp suất 205 MPa, tại thời điểm 3s quá trình kết tinh dưới áp lực cao, toàn bộ mẫu thử nhiệt độ đồng đều khoảng 5690C gần sát với nhiệt độ đông đặc hoàn toàn. Theo tài liệu, tính cho hệ hợp kim Al-Si, nhiệt độ nóng chảy tăng 6,6.10 -2 0C/MPa, nên khi đúc dưới áp lực cao (185 MPa) nhiệt độ nóng chảy của hợp kim Al-Si sẽ tăng lên khoảng 120C. Vì vậy, trong khoảng thời gian ép tĩnh 3s, mẫu thử đông đặc hoàn toàn dưới áp lực cao, đây chính là đặc trưng của đúc áp lực cao. 5.2.2. Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt và biến thiên nhiệt độ tại các vị trí tâm mẫu Khi rót kim loại lỏng A356 vào khuôn với nhiệt độ rót là 6100C, với áp lực ép tĩnh là 185Mpa ở biểu đồ phân bố nhiệt độ trên các mặt cắt hình 5.4 và hình 5.5 ở thời điểm 3s cho thấy đường nhiệt độ đi qua các mặt cắt A-A (P1), B-B (P2), C-C (P3) không có sự chênh lệch Hình 5.3. Vận tốc điền đầy khuôn ở thời điểm tỉ lệ điền đầy khuôn P=95%, h/H=0,8 16 nhiệt độ lớn tại các vị trí trên, nhiệt độ đạt khoảng 5690C (8420K). Có thể giải thích rằng do tốc độ nguội rất cao (thông thường khoảng 103 K/s) nên quá trình đông đặc là không cân bằng, lượng pha lỏng còn lại lớn nên việc làm đồng đều hóa nhiệt độ khiến cho tinh thể có thể phát triển theo mọi hướng và đây là điều kiện rất quan trọng cho việc hình thành các hình thái tinh thể đều trục (equi-axed) và cầu tròn. Kết luận: Việc phân tích kết quả mô phỏng số quá trình truyền nhiệt cho thấy rõ ràng là việc kết hợp giữa đúc lưu biến và đúc áp lực là rất thuận lợi: áp lực giúp cho việc hình thành các tinh thể đều trục, cầu tròn phi nhánh cây trở nên dễ dàng hơn do sự đồng đều hóa nhiệt độ trong toàn bộ thể tích. 5.3. Tổ chức tế vi của mẫu đúc lưu biến-áp lực Hợp kim A356 được nấu luyện trong lò điện trở dung tích 150kg, nhiệt độ kim loại sau biến tính, khử khí là 6600C. Bảng 5.1. Thành phần hóa học của hợp kim A356 Nguyên tố, % Cu Mg Mn Si Fe Zn Ti Al Mác A356 theo tiêu chuẩn 0,2 0,25- 0,45 0,1 6,5- 7,5 0,2 0,1 0,2 Còn lại Mẫu 1 (phụ lục 1) 0,0105 0,3684 0,0033 7,1172 0,0490 0,0178 0,1334 Còn lại Mẫu 2 (phụ lục 2) 0,0171 0,3625 0,0116 7,1458 0,0561 0,0182 0,1271 Còn lại Mẫu 3 (phụ lục 3) 0,0132 0,4166 0,0118 7,2454 0,0522 0,0317 0,1425 Còn lại Hình 5.4. Phân bổ nhiệt độ trên mặt cắt của vật đúc tại thời điểm 3s với áp lực 185MPa, nhiệt độ rót là 6100C Hình 5.5. Biến thiên nhiệt độ tại các vị trí tâm của vật đúc đến thời điểm 7s với áp lực 185MPa, nhiệt độ rót là 6100C 17 Trên bảng 5.1 cho thấy, hàm lượng các nguyên tố hợp kim chính như Si, Mg, Ti đều nằm trong dải cho phép của tiêu chuẩn của hợp kim A356 [36]. 5.3.1. Sự hình thành pha nền Sự hình thành và phát triển của tổ chức tế vi xảy ra trong đúc thông thường theo hình thái nhánh cây với sự tập trung tạp chất trên biên hạt và ở khu vực giữa nhánh cây. Các tinh thể phát triển chủ yếu theo hướng ngược với hướng truyền nhiệt dẫn tới sự hình thành các tinh thể có dạng hình trụ dài. Khi sử dụng phương pháp bán lỏng kết hợp với đúc áp lực, tổ chức tế vi nhận được có hình dạng phi nhánh cây và tương đối đồng đều. Do kết hợp khuấy nhằm làm tăng tốc độ tạo mầm, đồng đều hóa nhiệt độ kết hợp với nhiệt độ rót thấp (6100C), gần với nhiệt độ đông đặc của hợp kim đã làm giảm, thậm chí mất vùng tinh thể dạng cột. Khi thay đổi áp lực ép tĩnh lần lượt là: 185; 190; 195; 200; 205 MPa, có thể thấy rõ sự xuất hiện của 3 nhóm hạt: nhóm các hạt 1 có kích thước khoảng 35µm gần như không thay đổi, nhóm các hạt 2 như các mảnh vỡ của nhánh cây và nhóm các hạt 3 có kích thước rất nhỏ mịn (khoảng 2-7 m). Áp lực ép tĩnh càng lớn nhóm các hạt 3 càng nhỏ và có kích thước khoảng 2-7µm. Đây chính là quá trình đông đặc thứ cấp rất quan trọng, bởi lẽ khi đi vào khuôn còn tới khoảng 80% kim loại ở trạng thái lỏng. Việc tạo ra nhóm hạt 3 có thể được giải thích như sau: thông thường sau khi đạt được kích thước tới hạn, mầm sẽ phát triển đến kích thước ổn định, sau đó chúng sẽ bị mất ổn định và từ các mặt sít chặt sẽ phát triển ra các nhánh cây. Nếu rất nhiều mầm được hình thành cùng một lúc, chúng có thể chỉ phát triển đến, hoặc thậm chí chưa kịp phát triển đến giới hạn ổn định, và như vậy nhánh cây sẽ không hình thành. Quá trình này sinh ra các hạt hình cầu nhỏ và mịn α3. Đường kính kích thước hạt trung bình α3 là ≤ 7 μm, kích thước này nhỏ hơn nhiều Hình 5.6. Ảnh tổ chức (x100
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_cong_nghe_duc_luu_bien.pdf